Giải hóa 10 bt khó

minhho98langlon

New member
Xu
0
Ai biết chỉ mình làm các bài này nha, minh đang cần:

1. Hòa tan 1,7g hh gồm Zn và kim loại M trong dd HCl thu được 0.672 lít khí (đktc) và dd A. Mặt khác, để hòa tan 1,9g kim loại M thì dùng không hết 200ml dd HCl 0,5M.
a) Xác định kim loại M biết M thuộc nhóm IIA
b) Tinh C% của các chất trong dd A, biết rằng dd HCl có nồng độ 10% và để trung hòa dd A phải dùng hết 12,5g dd NaOH 29,2%.
2. Hòa tan hoàn toàn 9,65g hh Al và Fe trong dd HCl dư, dd thu được cho tác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lương không đổi còn lại 8g chất rắn. Tính C% cùa Fe trong hh ban đầu?
3. Hòa tan 20g hh X gồm Al và Fe trong dd HCl thu được 6,72 lít hidro (đktc), dung dich Y và chất rắn Z. Cho Z vào dd NaOH dư, thấy khối lượng chất rắn Z giảm 2,7g so với ban đầu. Tính C% khối lượng các kim loại trong hh X?
4. Đố 40,6g một hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo thu được 65,45g hh rắn. Cho hh rắn này tan hết vào dd HCl thì thu được V lít khí hidro (đktc). Dẫn V lít khí này đi qua ống đựng 80g CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32g chất rắn và chỉ có 80% khí hidro tham gia pứ. Tính C% khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu?
5. Hòa tan hoàn toàn 33g hh X gồm Fe và Al vào 600ml dd HCl. Hỏi hh X có tan hết không?
6. Cho 3,87g hh A gồm Mg và Al vào 250ml dd X chứa axit HCl 1M vá H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 0,5m thu được dd B và 4,368 lít H[SUB]2[/SUB] (đktc). Hãy chứng minh rằng trong dd B còn dư axit.
7. Cho 13,5 g hh Cl[SUB]2[/SUB] và Br[SUB]2[/SUB] có tỉ lệ mol 5:2 vào dd chứa 36g NaI. Cô cạn dd thu được sau pứ kết thúc, thu được m g chất rắn. Tính m
8. Sục 11,2 lít (đktc) khí Cl[SUB]2­[/SUB] vào 500ml dd A gồm NaBr 2M và NaI 1M. Sau khi pứ kết thúc, cô cạn dd cho đến khi thu được m g muối khan. Tính m
9. Hỗn hợp A gồm 3 muối NaCl, NaBr, NaI
Thí nghiệm 1: Lấy 5,76g A tác dụng với lượng dư dd Brom, cô cạn dd thu đuôc 5,92 g muối khan
Thí nghiệm 2: Hòa tan 5,76g A vào nước rồi cho một lương khí clo sục qua dd. Sau một thời gian, cô cạn thì thu được 3,955 g muôi khan trong đó có 0,05 mol Cl[SUP]‑[/SUP].
Tính khối lương NaBr trong hh ban đầu?
 
1. Hòa tan 1,7g hh gồm Zn và kim loại M trong dd HCl thu được 0.672 lít khí (đktc) và dd A. Mặt khác, để hòa tan 1,9g kim loại M thì dùng không hết 200ml dd HCl 0,5M.
a) Xác định kim loại M biết M thuộc nhóm IIA
b) Tinh C% của các chất trong dd A, biết rằng dd HCl có nồng độ 10% và để trung hòa dd A phải dùng hết 12,5g dd NaOH 29,2%.

nH2 = 0.03
nZn = a; nM = b. Có: 65a + bM = 1.7
1.9g M không tác dụng hết 0.1 mol HCl => nM < 0.05 => M > 1.9/0.05 = 38 (1)
Có:
Zn --> Zn2+ + 2e
a--------------2a
M --> M2+ + 2e
b------------2b
2H+ + 2e --> H2
-----0.06---0.03
Hệ pt:
65a + bM = 1.7 (*)
2a + 2b = 0.06 => a + b = 0.03 => a = 0.03 - b
(*) <=> 65(0.03 - b) + bM = 1.7 => b = 0.25/(65-M)
Mà b < 0.03 => M < 56.7 (2)
Từ (1) và (2) suy ra M là Ca (40).
Tiếp theo tự làm.


2. Hòa tan hoàn toàn 9,65g hh Al và Fe trong dd HCl dư, dd thu được cho tác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lương không đổi còn lại 8g chất rắn. Tính % cùa Fe trong hh ban đầu?

Sơ đồ:
hh đầu ==td HCl=> HCl dư, AlCl3, FeCl3 ==td NaOH==> NaOH dư, NaAlO2, Fe(OH)3, NaCl => kết tủa là Fe(OH)3.
Fe(OH)3 --> Fe2O3 + H2O
nFe2O3 = 0.05 => nFe = 0.1 => %Fe = 58.03%

3. Hòa tan 20g hh X gồm Al và Fe trong dd HCl thu được 6,72 lít hidro (đktc), dung dich Y và chất rắn Z. Cho Z vào dd NaOH dư, thấy khối lượng chất rắn Z giảm 2,7g so với ban đầu. Tính % khối lượng các kim loại trong hh X?

nH2 = 0.3; nAl = a; nFe = b. Có: a + b =
Z có thể có Al dư và Fe dư.
Mà cho Z vào dd NaOH thấy khối lượng giảm => có phản ứng => có Al dư => Fe chưa phản ứng khi cho tác dụng với dd HCl => H2 tạo ra do Al => nAl(1) = 0.2 mol => mAl(1) = 5.4g
Khối lượng giảm 2.7g chính là khối lượng Al dư => mAl(2) = 2.7g
Vậy %mAl = 40.5%; %mFe = 59.5%

5. Hòa tan hoàn toàn 33g hh X gồm Fe và Al vào 600ml dd HCl. Hỏi hh X có tan hết không?
Không kết luận được. Tùy vào nồng độ dd HCl.


6. Cho 3,87g hh A gồm Mg và Al vào 250ml dd X chứa axit HCl 1M & H2SO4 0,5M thu được dd B và 4,368 lít H2 (đktc). Hãy chứng minh rằng trong dd B còn dư axit.


nH2 = 0.195
nHCl = 0.25; nH2SO4 = 0.125
Có:
2HCl --> H2
0.25-----0.125
H2SO4 --> H2
0.125------0.125
Tổng nH2 = 0.25 > 0.195 => acid chưa phản ứng hết.

 
vậy sẵn đây cho mình hỏi luôn: tại sao từ axit HXO -> HX04 với X là halogen thì tính axit tăng dẩn vậy?
Bạn xét độ phân cực của liên kết -O-H nhé.
Xét phân tử acid ta thấy nhóm -O-H liên kết trực tiếp với halogen X, và các Oxy nguyên tử khác không liên kết với -H cũng liên kết trực tiếp với X (gọi là O*).
Mà O= là nhóm hút điện tử, bản thân X cũng hút điện tử. Do đó, acid nào nhiều O* thì khả năng hút điện tử mạnh hơn, khiến cho độ phân cực của liên kết -O-H tăng, dẫn tới tính acid tăng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top