Giá trị thặng dư là gì? bản chất của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản được hiểu như thế nào?

  • Thread starter Thread starter lo kien
  • Ngày gửi Ngày gửi

lo kien

New member
Xu
0
Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.
Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.
Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác.

Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn. Tuy nhiên Marx cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình. Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau. Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm hãm tốc độ vận động của tư bản.

Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T-T’.
 
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Các Mác đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.

Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác.
Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.
Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn. Tuy nhiên Marx cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình. Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau. Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm hãm tốc độ vận động của tư bản.
Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T-T’.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top