GDCD lớp 12 cần giúp!

KuroKami

New member
Xu
0
Cho tớ xin 1 vài ví dụ về:
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
+ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
P/s: mình đang cần ngay bây h` nên mong mọi ngưởi giúp T.T
 
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân, không phân biệt lứa tuổi, địa vị, trình độ, tôn giáo...đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Ví dụ: Một ông thủ tướng và một ông nông dân đều có những quyền và nghĩa vụ giống nhau. Nếu pháp luật quy định tất cả mọi người học xong lớp 12 phải đi nghĩa vụ quân sự chẳng hạn, thì con của Thủ tướng và con của nông dân đều phải chấp hành.

+ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là mọi công dân đều có trách nhiệm pháp lý giống nhau. Chẳng hạn đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cưỡi con way Tàu cũng phải đội mũ bảo hiểm, nếu không công an có quyền bắt, ông nông dân cưỡi way Tàu cũng phải chấp hành như vậy.
 
Ví dụ về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
-Về quyền:
+ Nam,nữ đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử nếu đã đủ tuổi bầu cử(từ 18 tuổi ở VN)
+ Trẻ em và người lớn đều có quyền phát biểu ý kiến của mình. Cha mẹ phải lắng nghe, và bảo vệ quyền được ngôn luận của trẻ.
-Về nghĩa vụ:
+ Nam thanh niên tới đủ tuổi(18) phải lên đường nhập ngũ phục vụ tổ quốc.

Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý:
+ Tất cả công dân không phân biệt giàu, nghèo, người có công hay người dân thường, người có chức quyền,..... đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nếu vi phạm vào các điều luật của nhà nước đã đề ra.
 
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau, thể hiện qua việc Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình: Một số quyền cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác,nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế

Bình đẳng về
trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Ví dụ như khi truy cứu trách nghiệm pháp lí đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lí. Khi xét xử thì mọi người phải bình đẳng trước tòa án.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top