Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
Bài thơ của Nguyễn Thái Vận viết năm 1988 là bức tranh hiện thực về cuộc sống của nhà giáo nghèo lương ba cọc ba đồng trong thời khó khăn, thiếu thốn trăm bề khi đất nước ta vừa thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh, chế độ bao cấp còn tồn tại, công cuộc đổi mới mới bắt đầu. Câu chuyện tưởng như đơn giản, thầy giáo đi bán sách gặp học trò cũ, thế nhưng qua hành động và suy nghĩ của thầy và trò đã gợi lên trong lòng chúng ta bộn bề suy nghĩ.
Gặp thầy giáo cũ đi bán sách cũ
Phút thầy trò vừa nhận ra nhau
Đôi tay thầy tuột rơi chồng sách cũ
Giữa quán sách nghèo bán mua lặng lẽ
Mười năm xa gặp lại sững sờ.
Tôi nhận ra từng trang sách ngày thơ
“Thời gian khổ” cùng “Những người khốn khổ”
Sếch-xpia, Tôn-xtôi chừng chưa hiểu rõ
Vì sao thầy tôi đem họ đến đây.
Tuổi trẻ tôi nuôi khao khát tròn đầy
Theo trang sách đến nhiều bến bờ lạ
Thầy như con ong cần cù hút nhụy
Lọc sách ra thành lời giảng say sưa.
Sách với thầy là báu vật trong nhà
Là bộ óc, là trái tim nhân loại
Bìa quăn mép thầy đưa tay vuốt lại
Mỗi chữ in sai có nét chữ của thầy.
Kho báu đời thầy có thể đã vơi
Vì sách cứ thành mớ rau hạt gạo
Tôi cúi nhặt giùm thầy đôi tay nặng trĩu
Không dám hỏi đâu, chỉ lặng lẽ nhìn thầy.
NGUYỄN THÁI VẬN
Ngay đầu bài thơ, sau mười năm thầy - trò gặp lại và nhận ra nhau thì “đôi tay thầy tuột rơi chồng sách cũ”, học trò cũng hết sức “sững sờ”. Một tình huống gặp lại quá chua chát, khiến cả hai nghẹn ngào. Ký ức vụt hiện như những thước phim quay chậm. Học trò nhận ra “từng trang sách ngày thơ”, những tác giả, tác phẩm nổi tiếng và quen thuộc đã nuôi “khao khát tròn đầy” của tuổi trẻ. Sách là tri thức của nhân loại, người thầy như con ong miệt mài “hút nhụy”, gạn lọc lấy những tinh hoa để đem tri thức, đem hoài bão của mình thắp lên bao ước mơ của học trò. Như Trần Ngọc Hưởng đã viết trong Người thầy đầu tiên : “Lặng lẽ thầy như ngọn đuốc / Mồi sang thắp sáng hồn ai”. “Sách với thầy là vật báu trong nhà”, thầy rất trân trọng, nâng niu và chăm chút, ấy vậy mà “sách cứ trở thành mớ rau, hạt gạo”. Biết làm sao khác được khi vợ đau, con ốm, đời sống khó khăn không đủ tiền mua thuốc, mua gạo...
Dù chấp nhận hy sinh “vật báu” nhưng người thầy rất liêm sỉ, có lòng tự trọng cao, tự cảm thấy có lỗi với bản thân, nhất là có lỗi với học trò. Nên khi gặp lại học trò, người thầy thấy hết sức ngượng ngùng và xấu hổ. Điều đó càng cho ta thấy được nhân cách cao đẹp của người thầy. Cái hay của bài thơ chính ở chỗ ấy! Chỉ là đi bán sách thôi, người thầy của chúng ta tự hổ thẹn với lương tâm như vậy rồi. Thế mà ngày nay, một số thầy giáo, cô giáo đã bị cám dỗ bởi nhiều nhu cầu ích kỷ, tự đánh mất lòng liêm sỉ, bán rẻ linh hồn và nhân cách người thầy. Họ không còn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tệ hại hơn, họ khiến cho những tâm hồn trong trắng mất niềm tin về hình tượng cao đẹp của người thầy. Tiếc cho tác giả bài thơ (mất năm 1991) chưa kịp thấy sự đổi thay của đất nước, thấy đời sống thầy giáo, cô giáo đã được nâng cao hơn; song cũng may cho tác giả không phải chứng kiến một vài chuyện buồn lòng đó, để tác giả giữ mãi hình ảnh đáng trân trọng về thầy giáo, cô giáo.
Cái hay của bài thơ còn thể hiện ở sự cảm thông, thấu hiểu của học trò dành cho thầy : “Tôi cúi nhặt giùm thầy đôi tay nặng trĩu / Không dám hỏi đâu, chỉ lặng lẽ nhìn thầy”. Trong hoàn cảnh này, nói thêm lời nào chỉ càng thêm bẽ bàng, có khi còn làm tổn thương đến thầy, nên chỉ “lặng lẽ nhìn thầy” cảm thông, chia sẻ. Còn gì khiến thầy giáo, cô giáo hạnh phúc hơn khi học trò không chỉ nhớ đến mình mà còn thấu hiểu được nỗi niềm tâm sự, hiểu được tất cả khó khăn và cùng chia sẻ.
Với ngôn từ mộc mạc, bình dị, bài thơ là tiếng nói chân thực và nghẹn ngào, bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc của học trò với thầy mình, là hình tượng cao đẹp về nhân cách người thầy. Gặp thầy giáo cũ đi bán sách cũ là câu chuyện cũ nhưng không hề cũ, giá trị bài thơ hẳn chưa thể phủ nhận và còn mang tính thời sự.
Bài thơ của Nguyễn Thái Vận viết năm 1988 là bức tranh hiện thực về cuộc sống của nhà giáo nghèo lương ba cọc ba đồng trong thời khó khăn, thiếu thốn trăm bề khi đất nước ta vừa thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh, chế độ bao cấp còn tồn tại, công cuộc đổi mới mới bắt đầu. Câu chuyện tưởng như đơn giản, thầy giáo đi bán sách gặp học trò cũ, thế nhưng qua hành động và suy nghĩ của thầy và trò đã gợi lên trong lòng chúng ta bộn bề suy nghĩ.
Gặp thầy giáo cũ đi bán sách cũ
Phút thầy trò vừa nhận ra nhau
Đôi tay thầy tuột rơi chồng sách cũ
Giữa quán sách nghèo bán mua lặng lẽ
Mười năm xa gặp lại sững sờ.
Tôi nhận ra từng trang sách ngày thơ
“Thời gian khổ” cùng “Những người khốn khổ”
Sếch-xpia, Tôn-xtôi chừng chưa hiểu rõ
Vì sao thầy tôi đem họ đến đây.
Tuổi trẻ tôi nuôi khao khát tròn đầy
Theo trang sách đến nhiều bến bờ lạ
Thầy như con ong cần cù hút nhụy
Lọc sách ra thành lời giảng say sưa.
Sách với thầy là báu vật trong nhà
Là bộ óc, là trái tim nhân loại
Bìa quăn mép thầy đưa tay vuốt lại
Mỗi chữ in sai có nét chữ của thầy.
Kho báu đời thầy có thể đã vơi
Vì sách cứ thành mớ rau hạt gạo
Tôi cúi nhặt giùm thầy đôi tay nặng trĩu
Không dám hỏi đâu, chỉ lặng lẽ nhìn thầy.
NGUYỄN THÁI VẬN
Ngay đầu bài thơ, sau mười năm thầy - trò gặp lại và nhận ra nhau thì “đôi tay thầy tuột rơi chồng sách cũ”, học trò cũng hết sức “sững sờ”. Một tình huống gặp lại quá chua chát, khiến cả hai nghẹn ngào. Ký ức vụt hiện như những thước phim quay chậm. Học trò nhận ra “từng trang sách ngày thơ”, những tác giả, tác phẩm nổi tiếng và quen thuộc đã nuôi “khao khát tròn đầy” của tuổi trẻ. Sách là tri thức của nhân loại, người thầy như con ong miệt mài “hút nhụy”, gạn lọc lấy những tinh hoa để đem tri thức, đem hoài bão của mình thắp lên bao ước mơ của học trò. Như Trần Ngọc Hưởng đã viết trong Người thầy đầu tiên : “Lặng lẽ thầy như ngọn đuốc / Mồi sang thắp sáng hồn ai”. “Sách với thầy là vật báu trong nhà”, thầy rất trân trọng, nâng niu và chăm chút, ấy vậy mà “sách cứ trở thành mớ rau, hạt gạo”. Biết làm sao khác được khi vợ đau, con ốm, đời sống khó khăn không đủ tiền mua thuốc, mua gạo...
Dù chấp nhận hy sinh “vật báu” nhưng người thầy rất liêm sỉ, có lòng tự trọng cao, tự cảm thấy có lỗi với bản thân, nhất là có lỗi với học trò. Nên khi gặp lại học trò, người thầy thấy hết sức ngượng ngùng và xấu hổ. Điều đó càng cho ta thấy được nhân cách cao đẹp của người thầy. Cái hay của bài thơ chính ở chỗ ấy! Chỉ là đi bán sách thôi, người thầy của chúng ta tự hổ thẹn với lương tâm như vậy rồi. Thế mà ngày nay, một số thầy giáo, cô giáo đã bị cám dỗ bởi nhiều nhu cầu ích kỷ, tự đánh mất lòng liêm sỉ, bán rẻ linh hồn và nhân cách người thầy. Họ không còn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tệ hại hơn, họ khiến cho những tâm hồn trong trắng mất niềm tin về hình tượng cao đẹp của người thầy. Tiếc cho tác giả bài thơ (mất năm 1991) chưa kịp thấy sự đổi thay của đất nước, thấy đời sống thầy giáo, cô giáo đã được nâng cao hơn; song cũng may cho tác giả không phải chứng kiến một vài chuyện buồn lòng đó, để tác giả giữ mãi hình ảnh đáng trân trọng về thầy giáo, cô giáo.
Cái hay của bài thơ còn thể hiện ở sự cảm thông, thấu hiểu của học trò dành cho thầy : “Tôi cúi nhặt giùm thầy đôi tay nặng trĩu / Không dám hỏi đâu, chỉ lặng lẽ nhìn thầy”. Trong hoàn cảnh này, nói thêm lời nào chỉ càng thêm bẽ bàng, có khi còn làm tổn thương đến thầy, nên chỉ “lặng lẽ nhìn thầy” cảm thông, chia sẻ. Còn gì khiến thầy giáo, cô giáo hạnh phúc hơn khi học trò không chỉ nhớ đến mình mà còn thấu hiểu được nỗi niềm tâm sự, hiểu được tất cả khó khăn và cùng chia sẻ.
Với ngôn từ mộc mạc, bình dị, bài thơ là tiếng nói chân thực và nghẹn ngào, bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc của học trò với thầy mình, là hình tượng cao đẹp về nhân cách người thầy. Gặp thầy giáo cũ đi bán sách cũ là câu chuyện cũ nhưng không hề cũ, giá trị bài thơ hẳn chưa thể phủ nhận và còn mang tính thời sự.