hoang chau
New member
- Xu
- 0
Vắng bóng tay vợt hạng 2 thế giới Rafael Nadal, tay vợt hạng 6 thế giới David Ferrer đã trở thành “rường cột quốc gia” khi mang lại 2 chiến thắng đơn giúp tuyển Tây Ban Nha đánh bại tuyển Mỹ 3-1, qua đó, giành quyền vào vòng bán kết Davis Cup 2011.
Sau khi anh em nhà Bryan giúp người Mỹ gỡ lại 1-2 nhờ trận thắng đôi hôm thứ bảy và giúp đội tuyển nước này níu kéo chút hy vọng mong manh, Ferrer đã… “sổ toẹt” vào mọi cố gắng khi đánh bại tay vợt số 1 nước Mỹ Mardy Fish (hạng 8 thế giới) với điểm số 7/5, 7/6 (7-3), 5/7, 7/6 (7-5)…
Dù gặp chút bất lợi khi thi đấu trước đám đông người Mỹ ồn ào tại Trung tâm Frank Erwin (Austin, Texas), Ferrer vẫn tỏ ra rất tự tin và tỉnh táo. Chính anh là người đã giúp tuyển Tây Ban Nha nâng tỷ số lên 2-0 khi đánh bại Andy Roddick (Mỹ, hạng 10 ATP) với chiến thắng thuyết phục 7-6 (9-7), 7/5, 6/3 sau vỏn vẹn 3 ván đấu. Trong trận đấu với Fish, dù hai bên chơi khá giằng co, Ferrer vẫn tự tin khiến cho Fish có nhiều tình huống bị ức chế. Trong ván đấu đầu tiên, thất vọng vì đánh hỏng đến 20 quả, Fish đã đập gãy cây vợt của mình. Hình ảnh Fish tỏ ra rất ức chế càng khiến cho Ferrer trở nên sung mãn. Anh thắng luôn ván đấu thứ 2, để cho Fish gỡ lại 1 ván rồi thắng luôn ván thứ 4. Sau trận đấu mang lại chiến thắng quyết định cho tuyển Tây Ban Nha, Ferrer lên tiếng cho biết: “Đây là một trận đấu rất dài, và cũng một trận đấu rất khó. Và chiến thắng này là một khoảnh khắc rất đặc biệt đối với tôi”.
Thất bại của tuyển Mỹ đánh dấu khó khăn đầu tiên cho “triều đại” Jimmy Connors, người chấp nhận kế nhiệm Patrick McEnroe trên cương vị HLV trưởng tuyển Mỹ. Ông Connors (một huyền thoại quần vợt thế giới) thừa nhận thất bại: “Ở ngay vào thời điểm này, tuyển Tây Ban Nha có thể là đội tuyển có chiều sâu nhất trong thế giới quần vợt nam. Thi đấu với đội tuyển Tây Ban Nha vào lúc này là rất khó khăn, không cần biết là chơi trên sân nhà hay sân khách, và cũng không cần biết là họ có Rafael Nadal hay không”. Tuyển Mỹ đang trải qua cơn “khát danh hiệu” kéo dài từ năm 2007 cho đến nay. Với mong muốn thay đổi điều đó, Roddick đã vận động lôi kéo trận tứ kết này về quê nhà mình. Rốt cuộc, anh chỉ chơi đúng 1 trận và… thất bại, trong lúc cô vợ “màu mè” của anh – cô Brooklyn Decker – chỉ còn biết bất lực ngồi nhìn trên khán đài. Cũng đúng thôi, Roddick đâu còn là tay vợt số 1 nước Mỹ…
Số 1 nước Mỹ hiện là Fish, người vừa lọt đến bán kết Wimbledon 2011 – khi Roddick chơi rất làng nhàng. Nhưng Fish vẫn chịu thua tay vợt hạng 2 Tây Ban Nha trong một trận đấu mà có thể dư luận Mỹ cho rằng “đó là một trận đấu cân sức”. Việc Fish - cũng già cỗi so về tuổi tác như… Roddick - vươn lên, hay việc chị em nhà Williams đang có dấu hiệu tàn lụi đi một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động thực trạng quần vợt Mỹ. Có điều, hồi chuông này có đến… hàng chục tiếng, nhưng với những người ứng tiếng hành động thì vẫn chưa thấy có ai tạo ra khác biệt. Sự xuất hiện của Connors xem ra chỉ là một động thái chữa cháy khi lửa đã lan rộng khắp nơi, nhưng liệu ông có phải là phương pháp tối ưu nhất. Hồi năm 2007, khi các tay vợt Mỹ không phải ở phong độ cao nhất, họ vẫn thắng Davis Cup. Còn giờ đây thì sao?
ST.
Sau khi anh em nhà Bryan giúp người Mỹ gỡ lại 1-2 nhờ trận thắng đôi hôm thứ bảy và giúp đội tuyển nước này níu kéo chút hy vọng mong manh, Ferrer đã… “sổ toẹt” vào mọi cố gắng khi đánh bại tay vợt số 1 nước Mỹ Mardy Fish (hạng 8 thế giới) với điểm số 7/5, 7/6 (7-3), 5/7, 7/6 (7-5)…

David Ferrer đưa Tây Ban Nha vào bán kết.
Thất bại của tuyển Mỹ đánh dấu khó khăn đầu tiên cho “triều đại” Jimmy Connors, người chấp nhận kế nhiệm Patrick McEnroe trên cương vị HLV trưởng tuyển Mỹ. Ông Connors (một huyền thoại quần vợt thế giới) thừa nhận thất bại: “Ở ngay vào thời điểm này, tuyển Tây Ban Nha có thể là đội tuyển có chiều sâu nhất trong thế giới quần vợt nam. Thi đấu với đội tuyển Tây Ban Nha vào lúc này là rất khó khăn, không cần biết là chơi trên sân nhà hay sân khách, và cũng không cần biết là họ có Rafael Nadal hay không”. Tuyển Mỹ đang trải qua cơn “khát danh hiệu” kéo dài từ năm 2007 cho đến nay. Với mong muốn thay đổi điều đó, Roddick đã vận động lôi kéo trận tứ kết này về quê nhà mình. Rốt cuộc, anh chỉ chơi đúng 1 trận và… thất bại, trong lúc cô vợ “màu mè” của anh – cô Brooklyn Decker – chỉ còn biết bất lực ngồi nhìn trên khán đài. Cũng đúng thôi, Roddick đâu còn là tay vợt số 1 nước Mỹ…
Số 1 nước Mỹ hiện là Fish, người vừa lọt đến bán kết Wimbledon 2011 – khi Roddick chơi rất làng nhàng. Nhưng Fish vẫn chịu thua tay vợt hạng 2 Tây Ban Nha trong một trận đấu mà có thể dư luận Mỹ cho rằng “đó là một trận đấu cân sức”. Việc Fish - cũng già cỗi so về tuổi tác như… Roddick - vươn lên, hay việc chị em nhà Williams đang có dấu hiệu tàn lụi đi một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động thực trạng quần vợt Mỹ. Có điều, hồi chuông này có đến… hàng chục tiếng, nhưng với những người ứng tiếng hành động thì vẫn chưa thấy có ai tạo ra khác biệt. Sự xuất hiện của Connors xem ra chỉ là một động thái chữa cháy khi lửa đã lan rộng khắp nơi, nhưng liệu ông có phải là phương pháp tối ưu nhất. Hồi năm 2007, khi các tay vợt Mỹ không phải ở phong độ cao nhất, họ vẫn thắng Davis Cup. Còn giờ đây thì sao?
ST.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: