• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Em Nhi 2k1, nghiên cứu từ khóa SEO

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Gặp bài chốt của em Nhi 2k1 hay quá, trôm về liền. Đúng là gái xinh thường xịn xò các bạn ạ ^^

CHIA SẺ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI SEO

1. Nghiên cứu từ khóa:

a. Nếu biết từ khóa chính của mình thì dùng ahrefs nghiên cứu đối thủ, lấy kết quả từ khóa của 5 đối thủ đầu tiên gộp lại và bỏ trùng lặp. Tiếp đến lấy những từ khóa có lượng tìm kiếm cao cho tiếp vào Keywordtool.io lấy ra khoảng 100 từ rồi gộp tiếp và bảng từ khóa tổng, loại trùng lặp tiếp. (Ahrefs và Keywordtool nên dùng mua chung cho rẻ, có thể mua của Rtool, Trần Lâm, Khắc Anh,…)
b. Nếu chưa biết từ khóa ngành thì bỏ ít tiền chạy adwords, sau đó lấy gợi ý từ khóa trong Google Consule, lấy xong mang vào ahrefs lặp lại bước a bên trên.

2. Phân loại từ khóa:

a. Sau khi có bảng tổng hợp từ khóa ta đi phân loại từ khóa. Có 3 loại từ khóa cần chia ra như sau:
i. Từ khóa CHÍNH: Cạnh tranh cao, từ khóa chung chung top của ngành
ii. Từ khóa HÀNH ĐỘNG: Là các từ khóa dài nhưng có tỷ lệ chuyển đổi cao
iii. Từ khóa THÔNG TIN: Thông tin, tìm hiểu, hỏi đáp
b. Bước tiếp theo sau khi có bảng phân nhóm từ khóa, ta tiến hành lên cấu trúc nội dung: H1, H2, H3,…
c. Tiếp theo gửi cho bên content viết theo cấu trúc đã lên, hoặc có thể thuê.
d. Lên sitemap cho website theo từng landing page hoặc, có thể chi tiết tới nội dung
i. VD: domain.com/em-nhi-chua-co-nguoi-yeu-> landing page cho từ khóa chính “Em Nhi chưa có người yêu”
ii. VD danh mục: https:// domain.com/nhi-2k1
iii. VD bài viết, blog: domain.com/bai-viet-cua-nhi-co-duoc-khong-a (Bài viết này trong danh mục “NHI 2K1” nhưng khi lên web phải dùng Breadcrumb điều hướng, link để ngắn gọn, không cần chứa danh mục trong link bài chi tiết).

3. Thiết kế website:

a. Yêu cầu code thiết kế web theo sitemap dựng ở bước trên, nhớ web lên phải chặn index.

4. Lên nội dung cho website:

a. Nội dung chuẩn SEO hay không thì cứ theo Yoast SEO hoặc Rank Math (Lưu ý: Link out ra phải nguồn có uy tín và cùng ngành nghề, không out ra những site kem chất lượng). Nội dung có link nội bộ điều hướng thế nào, từ khóa ra sao anh chị tự tìm hiểu ạ.
b. Lên đầy đủ nội dung, check lại onpage, có thể dùng SEO Quake, Web Developer, Google Speed Insight, Uptopz của Diệp Nguyễn…
c. Tới đây với cài Google Analytics, Google Search Console và cho website index, anh chị nhớ Submit sitemap trong Google Console.
d. Fix lỗi trong Google Consule nếu có thông báo.

5. OFF SITE:

a. Việc đầu tiên và quan trọng là phải xây dựng lực cho trang chủ trước, sau 2 tháng mới đi xây dựng cho các landing page. Lưu ý quan trọng: Nên điều hướng link nội bộ từ trang chủ về landing page trong thời gian đầu đẩy lực cho trang chủ. Vậy đẩy lực bằng cách nào?
i. Tạo Google My Business site, site maps cho Brand
ii. Social Entity cho Brand: Có thể dùng 300 Social hay 600 Social cho brand cũng được, dùng tool index cho chế độ drip feed trong vòng 30 ngày: Dùng LARindex, linklicious, expressindexer, elite indexer, link processors, Instant link index (toàn bản mất phí). Miễn phí em sẽ có Tip cho bài khác ạ :D . Anh chị lưu ý Social Entity đồng nhất thông tin của website, thông tin trùng với Google my Business, site maps, logo, số đt, email (nên dùng email domain), tất cả thông tin này phải xuất hiện trên website chính. Có thể mua của các anh SEO Mũ Cối, GTV, Đặng Lê Nam, Phan Tài,…
iii. Social Entity Auhor: ít nhất là 1 Author cho web cá nhận, nên dùng nhiều cho công ty có quy mô. Mỗi Author nên làm khoảng 20 social chính, thông tin Author trên các Social đồng nhất và ghi rõ cơ quan hoặc web đang làm việc (web đang seo)
iv. IFTTT:Dùng IFTTT kết hợp RSS FEED cho auto tin trên site chính ra khoảng 20 Brand Social và từ Brand Social Auto Link ra Author Social.
1. LƯU Ý QUAN TRỌNG: tất cả các link Social Brand và Author đều phải được index thì mới có kết quả tốt. BẮT BUỘC phải khai báo Schema những Social chính của Brand và của Author.
v. Google Entity Stacking: Cái này hỗ trợ SEO Map, SEO local nhiều hơn, đẩy lực từ các tài nguyên có sẵn từ Google: Google Drive Folder, Google Doc, Google Sheet, Youtube, Slides, My Map, Drawing, Form, G-site, Blogspot. Có thể dùng IFTTT kể kết nối các tài nguyên.
vi. Làm đồng thời thông cáo báo chí, càng nhiều báo càng tốt, không lo chênh lệch các chỉ số như anh Diệp Nguyễn nói. Site mới anh chị cứ đi dạng Full URL hoặc Brand. Thương hiệu hay sản phẩm nào mới ra mắt đều phải có bài thông cáo báo chí hết. Có thể mua báo của Phong Nguyễn, Hường Link Báo, Hiếu Cao,… Còn 300 Backlink báo Global của anh Diệp nếu nội dung khác nhau trên các site báo thì nên mua từ tháng thứ 2 hoặc 3, nếu dạng Press Release thì nên dùng cho tháng thứ 3 hoặc 4 và từ khóa thương hiệu, hoặc từ khóa chung chung.
vii. Xây dựng và chăm sóc các web 2.0, cái này tốn tiền content, mỗi tuần nên lên 1-2 bài, làm khoảng 10 đến 20 site đa nền tảng. Nếu có điều kiện hơn thì nuôi PBN.
viii. Làm đều các việc trên trong 3 tháng, sang tháng thứ 4 mới đi link về landing page, lúc này có thể mua thêm guest post, PBN, Link báo cho các từ khóa cần seo, nên làm từ dễ tới khó và dùng các bài viết trên web 2.0 sau khi chăm nó được 3 tháng trở lên.
ix. Dùng SEO Autopilot đi link cho các Social Entity và Brand và Author, Tiếp đò Dùng GSA đi link cho tầng 2 hoặc tầng 3 của SEO Autopilot. Dùng 2 Tool này anh chị phải tốn tiền mua: Proxy, Tool Build Content (mỗi tool 1 bộ), Email, Capcha (càng nhiều càng tốt), Indexer (như đã nói ở trên).
x. Từ các tháng thứ 5, thứ 6, tùy vào độ phát triển của đối thủ và của từ khóa, mình có thể bơm thêm link, tăng cường các bài viết dạng silo, link wheel, internal link hợp lý trên các landing page để Rank từ khóa.
6. Trên đây là các bước cơ bản mà em đã thực hiện, để viết chi tiết hơn khéo phải trên 10 trang A4. Anh chị đọc xong cho em xin ý kiến ạ.

Cảm ơn anh chị đã đọc tới đây.
Em Nhi 2K1
FB_IMG_1587051228319.jpg
 

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA
#GTV_ShareTut - Các Anh/Chị góp ý hộ em ạ

1. MỤC ĐÍCH
a. Xác định độ khó từ khóa
b. Xác định khối lượng tìm kiếm
c. Lên cấu trúc website
d. Lên cấu trúc nội dung
e. Lên được lộ trình triển khai

2. MỤC TIÊU
a. Tạo ra Organic Search
b. Tạo ra đơn (với web bán hàng)
c. Tạo ra doanh thu (với web bán hàng)

3. CÔNG CỤ NÊN CÓ – Cái nào mất phí Anh/Chị có thể mua chung
a. Kwfineder.com: Cho ta biết được gợi ý các từ khóa, lượng tìm kiếm trung bình của 12 tháng và độ khóa của từ khóa.
b. Keywordtool.io: Gợi ý từ khóa và lượng tìm kiếm trung bình trong 12 tháng
c. Ahrefs.com: Phân tích đối thủ
d. Google Sktool: Gợi ý từ khóa, cho ta biết dữ liệu tìm kiếm của từng tháng
e. Google Suggest: Phân tích về hành vi tìm kiếm của người dùng
f. Google Webmasters: Công cụ không thể thiếu, cho ta biết dữ liệu tìm kiếm hàng tháng của 30 ngày gần nhất, phân tích được về thứ hạng từ khóa, theo dõi sự tăng giảm từ khóa, so sánh từ khóa của từng tháng.
g. Lsigraph.com: Công cụ cung cấp các từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn.

4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI
a. Phân tích ngành nghề: Dựa vào đặc thù và kinh nghiệm ngành nghề để nghĩ ra các từ khóa hạt giống. Nếu không nghĩ được ra thì dùng chạy Google adwords một ít tiền để nhận gợi ý từ khóa.
b. Phân tích đối thủ dựa vào cộng cụ Ahrefs (Phân tích theo từng từ khóa hạt giống): Lấy hết từ khóa của 10 đối thủ đầu tiên gộp lại 1 bản.
c. Lấy từ khóa chính cho vào Google Webmasters để nhận thêm gợi ý từ khóa.
d. Lấy từ khóa chính cho vào Keywordtool.io để nhận thêm gợi ý từ khóa.
e. Tổng hợp các bảng từ khóa trên vào chung 1 bảng tính rồi loại bỏ trùng lặp.

5. PHÂN TÍCH VÀ LỌC TỪ KHÓA
a. Phân tích từ khóa: Mục đích để xác định được hành vì và nhu cầu của khách hàng, từ đó ta sẽ làm được kế hoạch nội dung tốt cho sau này.
b. Phân loại từ khóa:
i. Từ khóa hỏi đáp
ii. Từ khóa thông tin
iii. Từ khóa thương hiệu
iv. Từ khóa theo tên sản phẩm
v. Từ khóa theo Insight khách hàng
vi. Từ khóa sai lỗi chính tả
c. Lọc từ khóa:
i. Gom nhóm từ khóa bằng phần mềm miễn phí marketbold.com/KeywordGrouperPro/app/ hoặc dùng tay để lọc và phân loại theo phần trên. Tiêu chí nên lấy từ khóa có lượng tìm kiếm tối thiểu từ 50 trở lên (theo ahrefs) và có độ dài không quá 6 ký tự.
ii. Gom nhóm xong xác định từ khóa mục tiêu của từng nhóm cho vào công cụ đánh giá độ khó từ khóa Kwfineder.com. Sau khi đo thang điểm thì cứ nhóm từ nào dễ thì mình làm trước, từ khó thì làm sau. Nếu Anh/Chị nào không có tool thì có thể dựa tham khảo độ khó trong Ahrefs tuy nhiên chỉ số trong Ahrefs chỉ mang tính chất tham khảo. Còn theo kinh nghiệm của em thì cứ từ nào có CPC cao và có lượng tìm kiếm cao thì từ đó khó.

6. LÊN CẤU TRÚC NỘI DUNG
a. Nguyên tắc chất lượng: Làm cho Landing Page
i. E-A-T: (Expertise, Authority, Trustworthinese): Tính chuyên môn – Thẩm quyền – Độ uy tín của nội dung.
ii. Sử dụng Semantic Keywords: Là những từ khóa ngữ nghĩa, đồng nghĩa để bổ trợ cho từ khóa chính. Anh/Chị có thể dùng tool Lsigraph.com. Nếu anh chị không có thể có thể lấy thêm các từ khóa gợi trong khung kết quả tìm kiếm của Google hoặc tham khảo thêm nhiều bài viết hướng dẫn khác trên Internet.
iii. Thông tin chủ sở hữu
iv. Topical Authority (Tìm hiểu thêm blog.hubspot.com/marketing/topic-clusters-seo)
b. Cấu trúc nội dung
i. Title: Từ khóa chính bắt buộc phải có
ii. Descriptions: Nên chứa từ khóa chính. Có một số nguồn tin cho rằng Google đang dần bỏ sự ảnh hưởng của thẻ này trong kết quả tìm kiếm nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua, nên làm thừa còn hơn thiếu.
iii. H1: Nên chưa từ khóa chính
iv. H2: Nên chưa từ khóa bỏ trợ cho H1
v. H3: Nên chưa từ khóa bổ trợ cho H2 (nếu có)
vi. H4: Viết tự nhiên
c. Phương pháp viết nội dung
i. AIDA: Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động).
ii. APP: Agree (nhận ra vấn đề), Promise (hứa hẹn), Preview (cho khách hàng hiểu được giá trị mà mình mang đến)
iii. FAB: Features (Tính năng), Advantages (Ưu điểm), Benefits (Lợi ích).
iv. 4C: Clear (Rõ ràng), Concise (Ngắn gọn), Compelling (Thuyết phục), Credible (Đáng tin)
v. 4U: Useful (Hữu dụng), Urgent (Cấp bách), Unique (Độc đáo), Ultra-specific (Ngắn gọn)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top