• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Em hãy phân tích mâu thuẫn nội tâm trong nhân vật Hộ ở truyện ngắn Đời Thừa của Nam cao

Em hãy phân tích mâu thuẫn nội tâm trong nhân vật Hộ ở truyện ngắn Đời Thừa của Nam cao

BÀI LÀM

Lê-nin đã nói về cuộc đấu tranh của bản thân mình: "Tôi không sợ khổ, không sợ chết. Tôi chỉ sợ không thắng được những phút giây yếu đuối của lòng tôi, chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng bản thân". Và chúng ta lại một lần nữa bắt gặp hình ảnh Hộ Ương truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao là một người trí thức nghèo luôn khao khát sự nghiệp nhưng lại gặp phải những lo âu tọp nhẹp đời thường. Vì thế mà thế giới nội tâm của Hộ luôn diễn ra gay gắt và hỗn loạn. Cũng chính thế giới nội tâm đó đã làm bàn đạp để xoay tròn số phận bi đát của những người tri thức Ương giai đoạn 1930 -1945. Có phải mâu thuẫn đó được tạo ra từ cái xã hội mà người ta không được coi trọng? Chúng ta hãy cùng phân tích để làm rõ vấn đề hơn.

Văn chương không chấp nhận cách viết sơ sài, cẩu thả, gấp rút, không phải là những dòng ủy mị, thê lương khi chạy theo thị hiếu mà: "Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Phải, văn chương chỉ cần những người có đầy đủ tư cách. Tư cách chính là cái nhân phẩm và đạo đức của con người. Và ta ở đây ta bắt gặp mâu thuẫn Ương tư cách nhà văn của Hộ. Một con người nhận thức chính đáng về con đường mình đã chọn, một con người luôn say mê, yêu cuồng nhiệt văn chương và hơn thế nữa: ừọng nghề. Hộ khao khát có được những tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác "nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời", một tác phẩm sẽ đoạt giải Nobel. Và cái khao khát ấy làm cho Hộ xem thường tất cả: "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng". Hộ khinh thường tất cả những thứ tủn mủn, tọp nhẹp ấy.

Nhưng rồi khi cuộc đời Hộ được gắn liền với cuộc đời Từ thì mọi chuyện đều thay đổi như cái chén lật ngược. Hộ xuất hiện như một thiên thần, Hộ cứu lấy cuộc đời Từ và ban cho Từ một chiếc phao. Hộ nghiễm nhiên ừở thành ân nhân và một người chồng cao thượng. Georgesco đã nói: "Hôn nhân là một cái áo mới, được mặc vào Ương một ngày lễ mà người mặc không được thử cái áo ấy trước bao giờ". Và dường như Hộ cũng vậy. Hộ chưa từng thử chiếc áo và chính Hộ cũng ngỡ rằng nó sẽ rực rợ, bóng bẩy. Nhưng cuối cùng nó đã dẫn Hộ vào một ngõ tối. Bao nhiêu bộn bề, âu lo Ương cuộc sống gia đình đã biến Hộ thành một con người khác. Hộ lo toan những điều tọp nhẹp, vô nghĩa lý, những thứ mà trước đây Hộ đã coi thường. Vòng xoáy của com áo gạo tiền đã biển Hộ thành một kẻ tính toán từng li từng tí. Và rồi Hộ viết cẩu thả, vội vàng. Cả lối viết đã khiến Hộ ray rứt, đau khổ: "Rồi mỗi lần đọc một cuốn sách hay một đoạn vãn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên càu mày nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn". Ngày ấy, cái ngày mà lý tường của Hộ sôi nổi, bỏng cháy. Hộ viết cẩn thận, chọn lọc, kiên nhẫn say mê tích lũy kiến thức. Hộ ý thức được nghiệp viết văn của mình: "Sự cẩu thả Ương bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả Ương vãn chương thì thật là đê tiện". Vậy mà giờ đây chính Hộ đã rơi vào sự "đê tiện" đó. Cái hiện thực phũ phàng ấy đã dập tắt nhưng ước mơ của Hộ và làm Hộ trở nên chai thô, tha hóa. Phải chăng chính cuộc hôn nhân "cao thượng" ấy đã dẫn Hộ vào sự cùng quẫn, tọp nhẹp hàng ngày hay chính xã hội mà người tài đức không được trọng dụng đã dẫn đến một bi kịch mà Hộ chính là nạn nhân?

Hộ không ăn năn hay hối hận về việc anh lấỵ Từ mà trái lại Ương con người Hộ đã diễn ra những mâu thuẫn sâu sắc, giằng xé. Chính Hộ đã có lúc nghĩ rằng: "Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền, khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn". Rõ ràng Ương con người Hộ đã hiện lên một đức tính hy sinh, Hộ chấp nhận tạm gác cái khao khát cháy bỏng của sự nghiệp để lo cho cái vụn vặt, tầm thường trước mắt. Nhưng càng có suy nghĩ ấy Hộ càng lún sâu vào lối viết cẩu thả và ương Hộ lại xuất hiện cái khổ tâm, cái khổ tâm mà anh biết được, anh cảm nhận được.

Bản chất của Hộ là một con người giàu lòng nhân ái, luôn phấn đấu vì lý tưởng nhân đạo. Hộ xem tình yêu nhân loại như một nguyên tắc sống, mà thực tể đó chính là sự cứu vót cuộc đời Từ: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình". Và rồi Hộ hy sinh, hy sinh cả sự nghiệp văn chương hãy còn cháy bỏng. Hàng ngày, Hộ phải chung sống với bao nhiêu mâu thuẫn, thậm chí phải xem cái mâu thuẫn nội tâm ấy là bạn. Nhưng nếu nó là "bạn" thì Hộ không phải ray rứt đến như vậy. Đằng này, có thể nói đó là kẻ thù. Hộ không thể dùng súng, gươm để giết nó mà phải dùng chính lòng tự quyết, can đảm, lý tí để xua tan. Thật là đáng thương cho Hộ và cuối cùng chính cái mâu thuẫn ấy của gia đình, xã hội tạo ra cho Hộ đã biển Hộ thành một tên vũ phu, thô bạo. Hộ đối xử với vợ con một cách tồi tệ. Hộ say sưa, la cà ở các quán rượu và tiêu pha lãng phí. Hộ độc mồm, độc miệng với vợ con: "Ngày mai... mình có biết không? Chỉ ngày mai thôi là tôi đuổi tất cả mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất". Con người của Hộ cũng có lúc trờ về với chính mình. Hộ rất thương yêu vợ con, số tiền lãnh được từ tòa soạn Hộ định sẽ mua một ít thịt về nhà. Hộ tưởng tượng ra cái cảnh con hắn ăn ngấu nghiến thức ăn: "Cái cảnh thô tục và cảm động". Tận Ương tâm hồn Hộ, Hộ là một người cha gương mẫu, biết yêu thương vợ con nhưng rồi Hộ lại không làm được điều này. Đêm đó Hộ ừở về với cơn say, để rồi sau khi tỉnh rượu, Hộ lại ăn năn, hối lỗi. Hộ đáng được thương hơn là đáng trách. Nhưng rồi đồng tiền đã khiến Hộ điên lên, gia đình đối với Hộ chỉ gói gọn Ương sự túng quẫn. Mà những câu triết lý chẳng làm no những cái miệng ở nhà.

Xã hội ấy, cái xã hội mà Hộ phải sống, phải bươn chải, đã không mở ra cho Hộ một con đường để ngước mắt nhìn đời, và đó cũng là số phận bi đát cùa những người tó thức Ương giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật điển hình Ương các tác phẩm cùa mình. Với giọng văn giàu chất triết lý, suy tư, thấm đẫm chua chát, đắng cay và dạt dào nước mắt Nam Cao đã cho chúng ta thấy rõ số phận bi đát cùa những người tí thức, bên cạnh họ không những thế còn có những Chí Phèo, lão Hạc cũng đã rơi vào bước đường cùng tương tự.

Đọc truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, ta thấy được cái băn khoăn, dằn vặt lẫn âu lo, rối rắm của cuộc đời. Tại sao tác giả không đặt cho truyện ngắn của mình là "người thừa"? Phải chăng, tác giả muốn nói: chính cái xã hội không biết trọng người tài ấy mới "thừa", còn tác giả hay chính Hộ là người "không thừa". Đời thừa là một chuỗi mắc xích nối tiếp nhau, những mâu thuẫn thắt rồi lại mở, mở rồi lại thắt khiến người đọc cảm thấy đồng cảm với nhân vật hơn.

BÀI THAM KHẢO CHẤM ĐIỂM VÒNG SƠ KHẢO

Đời thừa của Nam Cao là một tác phẩm hiện thực phê phán, tố cáo cái xã hội Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 làm tha hoá con người. Quá chú ý vào Hộ, vô tình Hải Yến đã biến Hộ thành một nhân vật cá biệt, riêng lẻ… chưa làm bật được ý nghĩa điển hình của Hộ, đại diện cho tầng lớp trí thức đương thời- một yêu cầu của đề bài.

Mâu thuẩn nội tâm nhân vật Hộ có nguyên nhân sâu xa là đâu? Hộ có bị tha hoá về sau không? Làm sao để cứu Hộ? Những vấn đề cần thiết này chưa được Hải Yến phân tích giải quyết đầy đủ trong bài viết của mình, do đó Hải Yến chưa hoàn toàn thuyết phục được người đọc.

Hải Yến còn sai lầm khi kết luận “cũng chính thế giới nội tâm đó đã làm bàn đạp để xoay tròn số phận bi đát của những người tri thức giai đoạn 1930- 1945”. Điều này phản logic vì bi kịch số phận dẫn đến mâu thuẫn nội tâm!
Còn những hạn chế trên nhưng cũng cần phải biểu dương tác giả bài dự thi về sức đọc sâu tác phẩm và đọc rộng- trích dẫn danh ngôn…

Võ Văn Lợi

Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh

Sau khi đọc xong bài viết của Hải Yến, tôi cảm thấy bạn đã hiểu rất sâu, rất chắt chắn tác phẩm, nhân vật và đề bài. Dưới ngòi bút của Hải Yến, nhân vật Hộ hiện ra với những mâu thuẫn nội tâm gay gắt, nhưng bi kịch tinh thần của một nhà văn “muốn là một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình (mà kết cục chẳng làm được cái gì)”. Bằng sự phân tích đào sâu, mổ xẻ tâm trạng, lời nói hành động của Hộ, bài viết đã thoã măng yêu cầu của đề một cách gần như hoàn thiện, tuy bạn vẫn còn một số lỗi về cách dung từ, hành văn. Ví dụ sự lặp đi lặp lại 4 lần từ “tẹp nhẹp” dù rất chỉnh ý nhưng ít nhiều cũng gây sự nhàm chán ở người đọc.

Đặc biệt muốn làm rõ hơn số phận bi đát của người tri thức trong giai đoạn 1930- 1945, theo tôi cần lien hệ them một số nhân vật khác như Điền trong Trăng Sáng, Thứ trong Sóng Mòn của Nam cao… nhưng Hải Yến chưa làm được điều này.
Dù vậy, bài viết của Hải Yến đã ít nhiều thành công để lại ấn tượng thật sâu sắc trong tôi.



Hồ Thị Trà Giang

Xóm 1, Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, Nghệ An
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top