Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Mục tiêu của bạn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn vật lý lần này là bao nhiêu điểm ? Muốn đạt được số điểm vừa tầm hoặc điểm cao đều phải luyện qua đề 7,5+. Vì có nhỏ mới thành lớn, nắm chắc các kiến thức cơ bản, thông hiểu sẽ có thể tiến tới chinh phục câu hỏi vận dụng cao. Để giúp bạn trong quá trình học tập, sau đây là đề tự luyện 7,5+ môn vật lý.
Câu 1: Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại
B. tác dụng nhiệt
C. không bị nước và thủy tinh hấp thụ
D. có khả năng đâm xuyên rất mạnh
Câu 2: So với hạt nhân 56Fe26, hạt nhân 108Ag47 có nhiều hơn
A. 31 proton, 21 notron
B. 21 proton, 52 notron
C. 30 proton, 61 notron
D. 21 proton, 31 notron
Câu 3: Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều
B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều
C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều
D. đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
Câu 4: Truyền hình số vệ tinh K+ sử dụng vệ tinh Vinasat. Sóng vô tuyến truyền hình K+ thuộc dải
A. sóng ngắn B. sóng cực ngắn C. sóng trung D. sóng dài
Câu 5: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được cấu thành bởi các hạt
A. proton B. phôton C. notron D. electron
Câu 6: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, diệt nấm mốc...
B. tia tử ngoại là dòng các electron có động năng lớn
C. tia tử ngoại làm phát quang một số chất
D. tia tử ngoại làm đen kính ảnh
Câu 7: Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của
A. tia X B. tia tử ngoại C. tia α D. tia hồng ngoại
Câu 8: Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch dao động là
A. 2π/√LC
B. 1/√LC
C. √LC
D. 1/2π√LC
Câu 9: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto và số cặp cực là p. Khi roto quay đều với tốc độ n (vòng/s) thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là
A. n/60p
B. pn
C. pn/60
D. 60pn
Câu 10: Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện trong mạch và điện áp ở hai đầu đoạn mạch luôn
A. cùng pha nhau
B. lệch pha nhau 60°
C. ngược pha nhau
D. lệch pha nhau 90°
Câu 11: Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích
B. chỉ là trạng thái cơ bản
C. là trạng thái mà các electron trong nguyên tử ngừng chuyển động
D. chỉ là trạng thái kích thích
Câu 12: Hai dao động cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 3 cm và 4 cm. Biết độ lệch pha của hai dao động là 90°, biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động trên là
A. 9 cm B. 1 cm C. 5 cm D. 7 cm
Câu 13: Trên một dây có sóng dừng mà các tần số trên dây theo quy luật: f1 : f2 : ... : fn = 1:2:...:n. Trên dây thì:
A. số nút bằng số bụng trừ 1
B. số nút bằng số bụng cộng 1
C. số nút bằng số bụng
D. số nút bằng số bụng trừ 2
Câu 14: Khi thiết kế các bộ phận của máy móc người ta cần chú ý đến sự trùng nhau giữa tần số góc ω của ngoại lực và tần số góc riêng ω0 riêng của các bộ phận này, nếu hai tần số này tiến gần đến nhau thì có thể làm gãy, vỡ các chi tiết máy móc. Việc làm này là ứng dụng của
A. dao động duy trì
B. hiện tượng cộng hưởng cơ
C. dao động tắt dần
D. dao động điều hòa
Câu 15: Trong bài thực hành xác định tốc độ truyền âm, một học sinh đo được bước sóng của âm là λ = (77,0 ± 0,5) cm. Biết tần số nguồn âm là f = (440 ± 10) Hz. Tốc độ truyền âm mà học sinh này đo được trong thí nghiệm là
A. (338 ± 9) m/s B. (339 ± 10) m/s C. (339 ± 9) m/s D. (338 ± 10) m/s
Câu 16: Một khung dây tròn, bán kính 6,28 cm, có 1000 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,1 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây
A. 10^–4 T B. 10^–5 T C. 10^–3 T D. 10^–6 T
Câu 17: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 10^–9 C và q2 = 4.10^–9 C đặt cách nhau 6 cm trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là 0,25.10^–5 N. Hằng số điện môi bằng
A. 2,5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 18: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3 μm vào một chất thì thấy có hiện tượng phát quang. Cho biết công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,5% công suất của chùm sáng kích thích và cứ 300 photon ánh sáng kích thích cho 2 photon ánh sáng phát quang. Bước sóng ánh sáng phát quang là
A. 0,5 μm B. 0,4 μm C. 0,48 μm D. 0,6 μm
Câu 19: Khi nghe hai ca sĩ hát ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do
A. tần số và biên độ âm khác nhau B. tần số và cường độ âm khác nhau
C. tần số và năng lượng âm khác nhau
D. âm sắc của mỗi người khác nhau
Câu 20: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc ω. Cơ năng của con lắc là một đại lượng
A. không thay đổi theo thời gian
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 0,5ω
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2ω
Câu 21: Công thoát electron của một kim loại là A = 1,88 eV. Biết h = 6,625.10–34 Js, c = 3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
A. 1057 nm B. 220 nm C. 661 nm D. 550 nm
Câu 22: Biết khối lượng của hạt nhân 235U92 là 234,9900 u, của proton là 1,0073 u và của notron là 1,0087 u và 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 235U92 là
A. 7,63 MeV/nuclon
B. 6,73 MeV/nuclon
C. 8,71 MeV/nuclon
D. 7,95 MeV/nuclon
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=2cos(πt + π/ 3)cm. Chu kỳ và tần số của dao động là
A. 0,5 s; 2 Hz
B. 2 s; 0,5 Hz
C. 2 s; π Hz
D. 0,5 s; π rad/s
Câu 24: Để chu kì của con lắc đơn tăng thêm 4% thì phải tăng chiều dài của nó thêm
A. 4% B. 8% C. 16% D. 8,16%
Câu 25: Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A. 0,5E0 B. 0,25E0 C. 2E0 D. E0
Câu 26: Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,60 μm, khi truyền trong thủy tính có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của λ là
A. 400 nm B. 900 nm C. 600 nm D. 380 nm
Câu 27: Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua một đoạn mạch. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp cường độ dòng điện này bằng 0 là
A. 1/100 s B. 1/200 s C. 1/25 s D. 1/50 s
Câu 28: Đặt điện áp xoay chiều u=100√2cos(πt)V vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn dây không thuần cảm có r = 50 (Ω), L= 0,4 / π (H); tụ điện có điện dung C = 10^–4/ π (F) và điện trở thuần R = 30 (Ω). Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch và trên điện trở R lần lượt là
A. P = 28,8 W; PR = 10,8 W B. P = 160 W; PR = 30 W
C. P = 80 W; PR = 30 W D. P = 57,6 W; PR = 31,6 W
Câu 29: Một vật nhỏ có khối lượng bằng 400 g đang dao động trên trục Ox. Biết khi vật ở tọa độ x thì hợp lực tác dụng lên vật được xác định theo biểu thức F = –10x. Chu kì và tần số của dao động lần lượt là
A. π/0,2 s; 5/πHz
B. π/2s; 2/πHz
C. π/3s; 3/πHz
D. 0,4πs; 2,5/πHz
Câu 30: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khi khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 2 m, bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là λ = 0,6 μm thì khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở khác phía so với vân trung tâm là
A. 1,2 mm B. 4,8 mm C. 2 mm D. 2,6 mm
Câu 31: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì, cho ảnh A'B' = 0,5AB. Khoảng cách giữa AB và A'B' là 25 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. f = –20 cm B. f = –25 cm C. f = – 50 cm D. f = – 40 cm
Câu 32: Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 W. Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là
A. 5 W B. 40 W C. 10 W D. 80 W
Câu 33: Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì hiệu điện thế hiệu dụng trên các phần tử R, L, C đều bằng nhau và bằng 20 V. Khi tụ bị nối tắt thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở bằng
A.10√2 V
B.30√2 V
C. 20 V
D. 10 V
Câu 34: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cùng pha, cách nhau 3 m, phát ra hai sóng có bước sóng 1 m. Một điểm A nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2, đi qua S1 và cách S1 một đoạn L. Tìm giá trị lớn nhất của L để phần tử vật chất tại A dao động với biên độ cực đại?
A. 4 m B. 5 m C. 4,5 m D. 2 m
Sưu tầm
Câu 1: Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại
B. tác dụng nhiệt
C. không bị nước và thủy tinh hấp thụ
D. có khả năng đâm xuyên rất mạnh
Câu 2: So với hạt nhân 56Fe26, hạt nhân 108Ag47 có nhiều hơn
A. 31 proton, 21 notron
B. 21 proton, 52 notron
C. 30 proton, 61 notron
D. 21 proton, 31 notron
Câu 3: Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều
B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều
C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều
D. đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
Câu 4: Truyền hình số vệ tinh K+ sử dụng vệ tinh Vinasat. Sóng vô tuyến truyền hình K+ thuộc dải
A. sóng ngắn B. sóng cực ngắn C. sóng trung D. sóng dài
Câu 5: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được cấu thành bởi các hạt
A. proton B. phôton C. notron D. electron
Câu 6: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, diệt nấm mốc...
B. tia tử ngoại là dòng các electron có động năng lớn
C. tia tử ngoại làm phát quang một số chất
D. tia tử ngoại làm đen kính ảnh
Câu 7: Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của
A. tia X B. tia tử ngoại C. tia α D. tia hồng ngoại
Câu 8: Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch dao động là
A. 2π/√LC
B. 1/√LC
C. √LC
D. 1/2π√LC
Câu 9: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto và số cặp cực là p. Khi roto quay đều với tốc độ n (vòng/s) thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là
A. n/60p
B. pn
C. pn/60
D. 60pn
Câu 10: Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện trong mạch và điện áp ở hai đầu đoạn mạch luôn
A. cùng pha nhau
B. lệch pha nhau 60°
C. ngược pha nhau
D. lệch pha nhau 90°
Câu 11: Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích
B. chỉ là trạng thái cơ bản
C. là trạng thái mà các electron trong nguyên tử ngừng chuyển động
D. chỉ là trạng thái kích thích
Câu 12: Hai dao động cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 3 cm và 4 cm. Biết độ lệch pha của hai dao động là 90°, biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động trên là
A. 9 cm B. 1 cm C. 5 cm D. 7 cm
Câu 13: Trên một dây có sóng dừng mà các tần số trên dây theo quy luật: f1 : f2 : ... : fn = 1:2:...:n. Trên dây thì:
A. số nút bằng số bụng trừ 1
B. số nút bằng số bụng cộng 1
C. số nút bằng số bụng
D. số nút bằng số bụng trừ 2
Câu 14: Khi thiết kế các bộ phận của máy móc người ta cần chú ý đến sự trùng nhau giữa tần số góc ω của ngoại lực và tần số góc riêng ω0 riêng của các bộ phận này, nếu hai tần số này tiến gần đến nhau thì có thể làm gãy, vỡ các chi tiết máy móc. Việc làm này là ứng dụng của
A. dao động duy trì
B. hiện tượng cộng hưởng cơ
C. dao động tắt dần
D. dao động điều hòa
Câu 15: Trong bài thực hành xác định tốc độ truyền âm, một học sinh đo được bước sóng của âm là λ = (77,0 ± 0,5) cm. Biết tần số nguồn âm là f = (440 ± 10) Hz. Tốc độ truyền âm mà học sinh này đo được trong thí nghiệm là
A. (338 ± 9) m/s B. (339 ± 10) m/s C. (339 ± 9) m/s D. (338 ± 10) m/s
Câu 16: Một khung dây tròn, bán kính 6,28 cm, có 1000 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,1 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây
A. 10^–4 T B. 10^–5 T C. 10^–3 T D. 10^–6 T
Câu 17: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 10^–9 C và q2 = 4.10^–9 C đặt cách nhau 6 cm trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là 0,25.10^–5 N. Hằng số điện môi bằng
A. 2,5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 18: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3 μm vào một chất thì thấy có hiện tượng phát quang. Cho biết công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,5% công suất của chùm sáng kích thích và cứ 300 photon ánh sáng kích thích cho 2 photon ánh sáng phát quang. Bước sóng ánh sáng phát quang là
A. 0,5 μm B. 0,4 μm C. 0,48 μm D. 0,6 μm
Câu 19: Khi nghe hai ca sĩ hát ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do
A. tần số và biên độ âm khác nhau B. tần số và cường độ âm khác nhau
C. tần số và năng lượng âm khác nhau
D. âm sắc của mỗi người khác nhau
Câu 20: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc ω. Cơ năng của con lắc là một đại lượng
A. không thay đổi theo thời gian
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 0,5ω
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2ω
Câu 21: Công thoát electron của một kim loại là A = 1,88 eV. Biết h = 6,625.10–34 Js, c = 3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
A. 1057 nm B. 220 nm C. 661 nm D. 550 nm
Câu 22: Biết khối lượng của hạt nhân 235U92 là 234,9900 u, của proton là 1,0073 u và của notron là 1,0087 u và 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 235U92 là
A. 7,63 MeV/nuclon
B. 6,73 MeV/nuclon
C. 8,71 MeV/nuclon
D. 7,95 MeV/nuclon
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=2cos(πt + π/ 3)cm. Chu kỳ và tần số của dao động là
A. 0,5 s; 2 Hz
B. 2 s; 0,5 Hz
C. 2 s; π Hz
D. 0,5 s; π rad/s
Câu 24: Để chu kì của con lắc đơn tăng thêm 4% thì phải tăng chiều dài của nó thêm
A. 4% B. 8% C. 16% D. 8,16%
Câu 25: Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A. 0,5E0 B. 0,25E0 C. 2E0 D. E0
Câu 26: Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,60 μm, khi truyền trong thủy tính có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của λ là
A. 400 nm B. 900 nm C. 600 nm D. 380 nm
Câu 27: Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua một đoạn mạch. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp cường độ dòng điện này bằng 0 là
A. 1/100 s B. 1/200 s C. 1/25 s D. 1/50 s
Câu 28: Đặt điện áp xoay chiều u=100√2cos(πt)V vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn dây không thuần cảm có r = 50 (Ω), L= 0,4 / π (H); tụ điện có điện dung C = 10^–4/ π (F) và điện trở thuần R = 30 (Ω). Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch và trên điện trở R lần lượt là
A. P = 28,8 W; PR = 10,8 W B. P = 160 W; PR = 30 W
C. P = 80 W; PR = 30 W D. P = 57,6 W; PR = 31,6 W
Câu 29: Một vật nhỏ có khối lượng bằng 400 g đang dao động trên trục Ox. Biết khi vật ở tọa độ x thì hợp lực tác dụng lên vật được xác định theo biểu thức F = –10x. Chu kì và tần số của dao động lần lượt là
A. π/0,2 s; 5/πHz
B. π/2s; 2/πHz
C. π/3s; 3/πHz
D. 0,4πs; 2,5/πHz
Câu 30: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khi khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 2 m, bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là λ = 0,6 μm thì khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở khác phía so với vân trung tâm là
A. 1,2 mm B. 4,8 mm C. 2 mm D. 2,6 mm
Câu 31: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì, cho ảnh A'B' = 0,5AB. Khoảng cách giữa AB và A'B' là 25 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. f = –20 cm B. f = –25 cm C. f = – 50 cm D. f = – 40 cm
Câu 32: Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 W. Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là
A. 5 W B. 40 W C. 10 W D. 80 W
Câu 33: Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì hiệu điện thế hiệu dụng trên các phần tử R, L, C đều bằng nhau và bằng 20 V. Khi tụ bị nối tắt thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở bằng
A.10√2 V
B.30√2 V
C. 20 V
D. 10 V
Câu 34: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cùng pha, cách nhau 3 m, phát ra hai sóng có bước sóng 1 m. Một điểm A nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2, đi qua S1 và cách S1 một đoạn L. Tìm giá trị lớn nhất của L để phần tử vật chất tại A dao động với biên độ cực đại?
A. 4 m B. 5 m C. 4,5 m D. 2 m
Sưu tầm