Bài 1 (4 điểm)
1. Cho a mol CO[SUB]2[/SUB] hấp thụ vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)[SUB]2[/SUB]. hãy biện luận và vẽ đồ thị về sự phụ thuộc của số mol kết tủa vào số mol CO[SUB]2[/SUB]. Lập biểu thức tính số mol kết tủa theo a, b.
2. Viết các phương trình hóa học để điều chế
a. Brombenzen, đibrometan, nhựa PVC từ nguyên liệu là than đá, đá vôi và các hóa chất vô cơ cần thiết khác.
b. Supephotphat đơn và supephotphat kép từ nguyên liệu là quặng apatit, quặng firit và các hóa chất vô cơ cần thiết khác.
Bài 2 (4 điểm).
1. Cho 2,8 gam chất X[SUB]1[/SUB] tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng có chứa 4,9 gam H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] thu được muối X[SUB]2[/SUB] và chất X[SUB]3[/SUB].
a. Xác định chất X[SUB]1[/SUB]. b. Nếu chất X[SUB]2[/SUB] thu được là 7,6 gam, hãy xác định chất X[SUB]3[/SUB].
Cho biết X[SUB]1[/SUB] có thể là: CaO, MgO, NaOH, KOH, Zn, Fe.
2. Cho hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB].10H[SUB]2[/SUB]O và K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB]. Bằng cách nào có thể xác định phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp.(Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm coi như có đủ)
3. Không dùng thêm hóa chất nào khác hãy phân biệt các chất sau: nước, dung dịch muối ăn, dung dịch HCl, dung dịch Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB].
4. a. Hãy trình bày cách loại bỏ mỗi khí trong hỗn hợp khí sau để thu được khí tinh khiết.
SO[SUB]3[/SUB] có lẫn trong hỗn hợp SO[SUB]2[/SUB], SO[SUB]3[/SUB]. CO[SUB]2[/SUB] có lẫn trong hỗn hợp CO[SUB]2[/SUB], CH[SUB]4[/SUB].
b. Mỗi hỗn hợp khí cho dưới đây có thể tồn tại được không ? Nếu tồn tại thì chỉ rõ điều kiện.
NO và O[SUB]2[/SUB]; H[SUB]2[/SUB] và Cl[SUB]2[/SUB]; SO[SUB]2[/SUB] và O[SUB]2[/SUB]; O[SUB]2[/SUB] và Cl[SUB]2[/SUB].
Bài 3 (6 điểm).
1. Hỗn hợp gồm Hidrocacbon X và O[SUB]2[/SUB] có tỷ lệ mol 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỷ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 19. Xác định công thức phân tử của X.
2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A gồm Mêtan và Etilen thu được CO[SUB]2[/SUB] và hơi nước có tỷ lệ thể tích là 5:8. Đốt cháy hoàn toàn 3,8 gam hỗn hợp A rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm vào 500 ml dung dịch chứa Ba(OH)[SUB]2[/SUB] 0,3 M và NaOH 0,16 M. Hỏi sau khi hấp thụ thì khối lượng phần dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
3. Cho 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm hai anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với nước có xúc tác thích hợp, rồi tách lấy toàn bộ rượu tạo thành. Chia hỗn hợp rượu làm 2 phần băng nhau:
Phần 1 cho tác dụng hết với Na sinh ra 840 ml khí H[SUB]2[/SUB] (đktc).
Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thì lượng CO[SUB]2[/SUB] thu được nhiều hơn lượng nước là 3,85 gam.
a. Tìm công thức phân tử của các anken và các rượu.
b. Biết hỗn hợp X nặng hơn H[SUB]2[/SUB] là 18,2 lần. Tính hiệu suất phản ứng hợp nước của mỗi anken.
Bài 4 (6 điểm).
1. Cho 0,05 mol CO[SUB]2[/SUB] hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch Ba(OH)[SUB]2[/SUB] (dung dịch A) thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,35 mol CO[SUB]2[/SUB] hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch A thì cũng thu được m gam kết tủa. Xác định m và tính C[SUB]M[/SUB] của dung dịch A.
2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]O và Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] vào nước được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5 M. Thổi khí CO[SUB]2[/SUB] dư vào dung dịch Y thì thu được a gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính các giá trị a, m.
3. Cho hỗn hợp A gôm MgO, Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB]. Chia A làm hai phần bằng nhau mỗi phần có khối lượng 9,94 gam.
Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl đun nóng và khuấy đều chế hóa sản phẩm được 23,69 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl có nồng độ như trên đun nóng và khuấy đều chế hóa sản phẩm được 25,34 gam chất rắn khan. Tính %m các chất trong hỗn hợp A và C[SUB]M[/SUB] dung dịch HCl đã dùng.
Biết H =1, O = 16, C = 12, Cl = 35,5, Na =23, Mg = 24, Al = 27, K = 39, Ca =40, Fe =56, Ba =137, Zn = 65
1. Cho a mol CO[SUB]2[/SUB] hấp thụ vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)[SUB]2[/SUB]. hãy biện luận và vẽ đồ thị về sự phụ thuộc của số mol kết tủa vào số mol CO[SUB]2[/SUB]. Lập biểu thức tính số mol kết tủa theo a, b.
2. Viết các phương trình hóa học để điều chế
a. Brombenzen, đibrometan, nhựa PVC từ nguyên liệu là than đá, đá vôi và các hóa chất vô cơ cần thiết khác.
b. Supephotphat đơn và supephotphat kép từ nguyên liệu là quặng apatit, quặng firit và các hóa chất vô cơ cần thiết khác.
Bài 2 (4 điểm).
1. Cho 2,8 gam chất X[SUB]1[/SUB] tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng có chứa 4,9 gam H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] thu được muối X[SUB]2[/SUB] và chất X[SUB]3[/SUB].
a. Xác định chất X[SUB]1[/SUB]. b. Nếu chất X[SUB]2[/SUB] thu được là 7,6 gam, hãy xác định chất X[SUB]3[/SUB].
Cho biết X[SUB]1[/SUB] có thể là: CaO, MgO, NaOH, KOH, Zn, Fe.
2. Cho hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB].10H[SUB]2[/SUB]O và K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB]. Bằng cách nào có thể xác định phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp.(Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm coi như có đủ)
3. Không dùng thêm hóa chất nào khác hãy phân biệt các chất sau: nước, dung dịch muối ăn, dung dịch HCl, dung dịch Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB].
4. a. Hãy trình bày cách loại bỏ mỗi khí trong hỗn hợp khí sau để thu được khí tinh khiết.
SO[SUB]3[/SUB] có lẫn trong hỗn hợp SO[SUB]2[/SUB], SO[SUB]3[/SUB]. CO[SUB]2[/SUB] có lẫn trong hỗn hợp CO[SUB]2[/SUB], CH[SUB]4[/SUB].
b. Mỗi hỗn hợp khí cho dưới đây có thể tồn tại được không ? Nếu tồn tại thì chỉ rõ điều kiện.
NO và O[SUB]2[/SUB]; H[SUB]2[/SUB] và Cl[SUB]2[/SUB]; SO[SUB]2[/SUB] và O[SUB]2[/SUB]; O[SUB]2[/SUB] và Cl[SUB]2[/SUB].
Bài 3 (6 điểm).
1. Hỗn hợp gồm Hidrocacbon X và O[SUB]2[/SUB] có tỷ lệ mol 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỷ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 19. Xác định công thức phân tử của X.
2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A gồm Mêtan và Etilen thu được CO[SUB]2[/SUB] và hơi nước có tỷ lệ thể tích là 5:8. Đốt cháy hoàn toàn 3,8 gam hỗn hợp A rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm vào 500 ml dung dịch chứa Ba(OH)[SUB]2[/SUB] 0,3 M và NaOH 0,16 M. Hỏi sau khi hấp thụ thì khối lượng phần dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
3. Cho 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm hai anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với nước có xúc tác thích hợp, rồi tách lấy toàn bộ rượu tạo thành. Chia hỗn hợp rượu làm 2 phần băng nhau:
Phần 1 cho tác dụng hết với Na sinh ra 840 ml khí H[SUB]2[/SUB] (đktc).
Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thì lượng CO[SUB]2[/SUB] thu được nhiều hơn lượng nước là 3,85 gam.
a. Tìm công thức phân tử của các anken và các rượu.
b. Biết hỗn hợp X nặng hơn H[SUB]2[/SUB] là 18,2 lần. Tính hiệu suất phản ứng hợp nước của mỗi anken.
Bài 4 (6 điểm).
1. Cho 0,05 mol CO[SUB]2[/SUB] hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch Ba(OH)[SUB]2[/SUB] (dung dịch A) thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,35 mol CO[SUB]2[/SUB] hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch A thì cũng thu được m gam kết tủa. Xác định m và tính C[SUB]M[/SUB] của dung dịch A.
2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]O và Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] vào nước được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5 M. Thổi khí CO[SUB]2[/SUB] dư vào dung dịch Y thì thu được a gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính các giá trị a, m.
3. Cho hỗn hợp A gôm MgO, Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB]. Chia A làm hai phần bằng nhau mỗi phần có khối lượng 9,94 gam.
Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl đun nóng và khuấy đều chế hóa sản phẩm được 23,69 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl có nồng độ như trên đun nóng và khuấy đều chế hóa sản phẩm được 25,34 gam chất rắn khan. Tính %m các chất trong hỗn hợp A và C[SUB]M[/SUB] dung dịch HCl đã dùng.
Biết H =1, O = 16, C = 12, Cl = 35,5, Na =23, Mg = 24, Al = 27, K = 39, Ca =40, Fe =56, Ba =137, Zn = 65