Đề thi HSG hoá 8

  • Thread starter Thread starter dunghoi
  • Ngày gửi Ngày gửi

dunghoi

New member
Xu
0
Đề 1:
Câu 1(4 điểm):hãy chỉ rõ câu đúng, câu sai trong n~ câu sau:
A- Số nguyên tử Fe trong 2,8 gam Fe nhiều hơn số nguyên tử Mg có trong 1,4 gam Mg.
B- Dung dịch muối ăn là một hỗn hợp.
C- 0,5 mol O có khối lượng 8 gam
D- 1 nguyên tử Ca có khối lượng 40 gam

Câu 2 (6 điểm): cho các kim loại Al, Fe, Cu và các gốc : OH, NO3, HCO3, SO4, PO4.
Hãy viết các công thức bazơ và muối tương ứng rồi gọi tên

Câu 3 (5 điểm): Để khử m(g) Fe2O3 thành Fe cần 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2
a- Viết các PTHH
b- Tính m và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Cho biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí C2H6 bằng 0,5
Fe:56 ; C:12 ; O:16 ; H:1.

Câu 4(5 điểm): Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
- Cho vào cốc dựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3
- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a(g)
Sau một thời gian cân vẫn ở vị trí thăng bằng
Tính a, biết có các phản ứng sau xảy ra:
- CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 +CO2 + H2O
- 2Al + 3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2
Biết Al:27 ; C:12 ; O:16 ; Ca:40 ; H:1

Đề 2:

Bài 1: 1) Cho các PTHH sau PTHH nào đúng, PTHH nào sai? Vì sao?
a) 2 Al + 6 HCl ( 2 AlCl3 + 3H2 (; b) 2 Fe + 6 HCl ( 2 FeCl3 + 3H2(
c) Cu + 2 HCl ( CuCl2 + H2 ( ; d) CH4 + 2 O2 ( SO2 ( + 2 H2O

2) Chọn câu phát biểu đúng và cho ví dụ:
a) Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
b) Oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
c) Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
d) Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

3) Hoàn thành các PTHH sau:
a) C4H9OH + O2 ( CO2 ( + H2O ; b) CnH2n - 2 + ? ( CO2 ( + H2O
c) KMnO4 + ? ( KCl + MnCl2 + Cl2 ( + H2O
d) Al + H2SO4(đặc, nóng) ( Al2(SO4)3 + SO2 ( + H2O

Bài 2: Tính số mol nguyên tử và số mol phân tử oxi có trong 16,0 g khí sunfuric.
(giả sử các nguyên tử oxi trong khí sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các phân tử oxi).

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96 dm3 khí oxi thu được 4,48 dm3 khí CO2 và 7,2g hơi nước.
a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b) Biết tỷ khối của A so với hiđro là 8. Hãy xác định công thức phân tử của A và gọi tên A.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng(II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b) Tính hiệu suất phản ứng.
c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.

Đề 3:
Bài 1: a) Khi cho hỗn hợp Al và Fe dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các phương trình phản ứng, cho biết thành phần dung dịch và kết tủa gồm những chất nào?
b) Khi cho một kim loại vào dung dịch muối có thể xảy ra những phản ứng hoá học gì ? Giải thích ?
Bài 2: Có thể chọn những chất nào để khi cho tác dụng với 1 mol H2SO4 thì được:
a) 5,6 lít SO2 b) 11,2 lít SO2 c) 22,4 lít SO2 d) 33,6 lít SO2
Các khí đo ở đktc. Viết các phương trình phản ứng
Bài 3: Đốt cháy một ít bột đồng trong không khí một thời gian ngắn. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng lên khối lượng của bột đồng ban đầu. Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của chất rắn thu được sau khi đun nóng.

Bài 4: a) Cho oxit kim loại M chứa 65,22% kim loại về khối lượng. Không cần biết đó là kim loại nào, hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% tối thiểu cần dùng để hoà tan vừa hết 15 g oxit đó
b) Cho 2,016g kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng hết với oxi, thu được 2,784g chất rắn. hãy xác định kim loại đó
Bài 5: Cho 10,52 g hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được 17,4 g hỗn hợp oxit. Hỏi để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp oxit đó cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M

Bài 6: Có 2 chiếc cốc trong mỗi chiếc cốc có 50g dung dịch muối nitrat của một kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a (g) bột Zn, thêm vào cốc thứ hai cũng a (g) bột Mg, khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản ứng đem lọc để tách các kết tủa từ mỗi cốc, cân khối lượng các kết tủa đó, thấy chúng khác nhau 0,164 g. Đem đun nóng các kết tủa đó với lượng dư HCl, thấy trong cả 2 trường hợp đều có giải phóng H2 và cuối cùng còn lại 0,864 g kim loại không tan trong HCl dư
Hãy xác định muối nitrat kim loại và tính nống độ % của dung dịch muối này.

Sưu tầm
 
Đề 4:
I- phần trắc nghiệm: (3 điểm)
A- Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào ô trống.
1) Những nguyên tử có cùng số ........1........ trong hạt nhân đều là .......2......... cùng loại, thuộc cùng một ........3....... hoá học.
2) Các .........4......... có phân tử là hạt hợp thành, còn .......5......... là hạt hợp thành của ...........6.......... kim loại.
B- Lựa chọn đáp án đúng.
1) Số nguyên tử H có trong 0,5 mol H2O là:
A. 3 . 1023 nguyên tử B. 6. 1023 nguyên tử
C. 9 . 1023 nguyên tử D. 12 . 1023 nguyên tử
2) Nguyên tử A có điện tích hạt nhân là 11+. Hỏi nguyên tử A có bao nhiêu lớp electron ?
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
3) Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tố là X và O, nguyên tố X có hoá trị VI. Tỷ khối của hợp chất với oxi là 2,5. Nguyên tố X là:
A. Nitơ B. Phốt pho C. Lưu huỳnh D. Cacbon
4) Trong các công thức hoá học sau, công thức nào sai ?
A. Fe3(HPO4)2 B. Fe (H2PO4)2
C. Fe (H2PO4)3 D. Fe2(HPO4)3
5) Đốt cháy 9 (g) sắt trong 22,4 lít khí oxi (đktc) khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng oxit sắt từ sinh ra là:
A. 12,2 (g) B. 11,6 (g) C. 10,6 (g) D. 10,2 (g)
6) Oxit axit tương ứng của axit HNO3 là:
A. NO2 B. N2O3 C. N2O5 D. NO
ii- phần tự luận (17 điểm)
1) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ? Cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào ? Vì sao ?
a) KMnO4 --t0------>...................+......................+
b) Fe + H3PO4 -----> ..................+
c) S + O2 to ?
d) Fe2O3 + CO -- t0--> Fe3O4 +.........................
2) Một oxit kim loại có thành phần % khối lượng của oxi là 30%. Tìm công thức oxit biết kim loại có hoá trị III ?
3) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn ? Vì sao ?
4) Đốt 12,4 (g) phốt pho trong khí oxi. Sau phản ứng thu được 21,3 (g) điphốtphopentaoxit. Tính.
a) Thể tích khí O2 (đktc) tham gia phản ứng) ?
b) Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ?
5) ở nhiệt độ 1000C độ tan của NaNO3 là 180g, ở 200C là 88g. Hỏi có bao nhiêu gam NaNO3 kết tinh lại khi làm nguội 560g dung dịch NaNO3 bão hoà từ 1000C xuống 200C ?
6) Cho X là hỗn hợp gồm Na và Ca. m1(g) X tác dụng vừa đủ với V (l) dung dịch HCl 0,5M thu được 3,36 (lít) H2 (đktc). m2 (g) X tác dụng vừa đủ với 10,8 (g) nước. Tính:
a) Tỷ lệ khối lượng m1/ m2 ?
b) Nếu cho m2 (g) X tác dụng vừa đủ với V dung dịch HCl thì nồng độ mol/ l của dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu ?
 
anh oi co the post ca loi giai len cho em hon
em dang hoc lop 8 dang can lam.em so sanh voi bai cua minh xem dung hay ko va biet nhung bai em chua bit lam
bon em sap thi rui
 
Học sinh lớp 8 thì chưa có nhiều về khả năng tự viết PTHH vì các em chưa học tính chất hóa học ( trừ tính chất của H2,O2,H2O).Vì vậy khi ra đề thi môn Hóa học cho HS lớp 8 cần chú ý điều này. Các đề này có hay nhưng còn một số chỗ chưa phù hợp với trình độ HS lớp 8.
 
D) Fe2O3 + CO -- t0--> Fe3O4 +.........................
sản phẩm phải là Fe chứ nhỉ!

D) \[Fe2O3 + CO\] -- t0--> \[Fe3O4\] +......................... cũng đúng mà

Từ \[Fe_3O_4+ CO\] --> \[Fe\]

Phản ứng đó cũng đúng em à. Phản ứng trong lò luyện thép,

Có thể như em hiểu là cách viết gộp mà thôi.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top