Đề thi HSG Hóa 10, 11, 12
Câu 1:
So sánh nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất sau và giải thích:
a. NaF và NaCl
b. Benzen, cyclohexan và n-hexan
c. o-O2N-C6H4-OH và p-O2N-C6H4-OH
d. Acid formic và rượu etylic
Câu 2:
Các dung dịch 0,1M của các muối lưỡng tính của acid yếu dạng H2A dưới đây:
NaHCO3 biết H2CO3 có K1=4,5.10-7;K2=4,7.10-11
NaHSO3 biết H2SO3 có K1=1,7.10-2; K2=6,0.10-8
NaHC2O4 biết H2C2O4 có K1=5,6.10-2; K2=5,3.10-5
Chứng minh có thể dùng biểu thức gần đúng pH=(pK1+pK2)/2 để tính pH của mỗi dung dịch. Từ đó so sánh pH của mỗi dung dịch muối trên.
Câu 3:
Dung dịch A chỉ chứa các ion H+, NO3-, SO42-. Đem hòa tan 6,28 gam hỗn hợp B gồm 3 kim loại M, M', M'' có hóa trị tương ứng 1,2,3 vào dung dịch A thu được dung dịch D và 2,688 lít khí X gồm có NO2 và SO2 (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch D được m gam muối khan.
Tìm m, biết rằng khí X có tỷ khối so với hidro là 27,5
Câu 4:
1. Tách riêng AlCl3 và ZnCl2 ra khỏi hỗn hợp của chúng. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.
2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch HCl, NaCl, NaClO chứa riêng trong các bình mất nhãn.
3. Viết các phương trình phản ứng sau đây:
a. Cl2 + I - + H2O ----> IO3- +....
b. Cl2 + I- + OH- ----> IO4- + ....
c. Natri hipoclorit + KI + H2O ---->
d. Natri nitrit + KI + H2SO4 ----> NO + ...
Cân bằng mỗi phản ứng bằng phương pháp ion-electron
Câu 5:
1. Tìm công thức phân tử hidro cacbon A, biết:
(A) +O2 ----> (B) + (C)
1V 3V
(C) + (A) ----> (D)
(D) + Na ----> (E) + (F)
(F) + (A) ----> CnH2n+2
Viết các phương trình phản ứng.
Câu 5:
2. Dẫn hỗn hợp khí X gồm 1 hidrocacbon no và 1 hidrocacbon không no vào bình nước brom chứa 20g brom. Sau khi brom phản ứng hết thì khối lượng bình tăng lên 3,5 gam và thu được dung dịch Y, đồng thời hỗn hợp khí bay ra khỏi bình có khối lượng 7,3 gam.
a. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí bay ra khỏi bình thu được 21,56 gam CO2. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbon.
b. Cho 1 lượng vừa đủ nước vôi trong vào dung dịch Y, đun nóng, sau đó thêm tiếp một lượng dư dung dịch AgNO3. Tính số gam kết tủa tạo thành.
Câu 6:
1. Khi oxy hóa hoàn toàn A bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 ta được một xeto-diacid X mạch thẳng; phân tử X có ít hơn phân tử A một nguyên tử cacbon. Khi cho A cộng hợp với hidro tạo ra propyxiclohexan. Khi cho A tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng thu được hợp chất Y có số nguyên tử cacbon như A. Biết Y có khối lượng phân tử là 190 đ.v.C. Y phản ứng với acid axetic dư có H2SO4 làm xúc tác tạo ra chất hữu cơ Z có công thức phân tử là C15H24O7.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong toàn bộ thí nghiệm trên.
Biết công thức phân tử của A là C9H14.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) và giải thích hướng của phản ứng có xảy ra, lý do của phản ứng không xảy ra:
a. CH3CCNa + C2H5OH ----> ?
b. CH3CCNa + NH3 ----> ?
c. CH3CCNa + C2H5CBr(CH3)2 ----> ?
:sweat: