Đề thi học kì I( Tiếp theo)

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I( Tiếp theo)

ĐỀ 3:

Bài 1: Cho 2 nguyên tố X, Y. Biết rằng X có phân lớp ngoài cùng là 3s2 và Y có số hiệu nguyên tử là 16.
a. Viết cấu hình e đầy đủ của X, Y. Từ đó suy ra vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn( Có giải thích).
b. Viêt công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng của X, Y. Oxit cao nhất, hidroxit tương ứng này có tính gì?
Bài 2: Cho các phân tử HCl, N2, Na2O, KF.
a. Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị? Viết CTCT của các phân tử đó.
b. Phân tử nào có liên kết ion? Giải thích ngắn gọn sự tạo thành liên kết trong các phân tử đó.
Bài 3: Cho các phản ứng sau:
(1) HCl + NaHCO3 -> NaCl + CO2 + H2O (2) MgCl2 + KOH -> KCl + Mg(OH)2
(3) Al + H2SO4(đặt nóng) -> Al2(SO4)3 + SO2 + H2O (4) BaCl2 + H2SO4 -> HCl + Ba2SO4
a. Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử? Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa- khử? (Có giải thích)
b. Cân bằng theo phương pháp thăng bằng e đối với phản ứng oxi hóa- khử đã xác định được( Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử của phản ứng).
Bài 4:
a. Brom có hai đồng vị bền: 79Br và 81Br( 79 và 81 là số khối). Nguyên tử khối trung bình của Br là 79,9. Xác định % số nguyên tử của mỗi đồng vị.
b. Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Trong oxit cao nhất của R chứa 74,07(%) oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
Bài 5: Tổng số hạt trong ion X2- là 50. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.
a. Tính số hạt mỗi loại trong ion X2-. b. Viết kí hiệu nguyên tử của X.
Bài 6: Hòa tan 13(g) 1 kim loại Y bằng 200(ml) dung dịch HCl( lấy dư 10% so với lí thuyết) thu được 4,48 lít khí( đktc).
a. Xác định kim loại Y. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.


ĐỀ 4:

Bài 1: Cho các nguyên tố 11X, 17Y( 11 và 17 là số hiệu nguyên tử).
a. Viết cấu hình e của X, Y. Từ đó suy ra vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn( Có giải thích).
b. Viết công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng của X, Y. Oxit cao nhất, hidroxit này có tính gì.
Bài 2: Cho các phân tử KCl, Cl2, NH3, CaO.
a. Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị? Hãy cho biết cộng hóa trị của mỗi nguyên tố trong phân tử đó.
b. Phân tử nào có liên kết ion? Hãy cho biết điện hóa trị của mỗi nguyên tố trong phân tử đó.
Bài 3:
a. Trong 2 phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa- khử?( Giải thích ngắn gọn).
(1): P2O5 + 6NaOH -> Na3PO4 + 3H2O
(2): 2Al + Fe2O3 -> 2Fe + Al2O3
b. Cân bằng theo phương pháp thăng bằng e đối với phản ứng oxi hóa- khử sau:
Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H2O
Bài 4:
a. Clo có hai đồng vị bền, trong đó đồng vị thứ nhất (35Cl) chiếm 75,77%. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Xác định số khối của đồng vị thứ hai.
b. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3, trong hc khí với hidro thì R chiếm 94,12(%) về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
Bài 5: Tổng số hạt trong 1 ion đơn nguyên tử X2+ là 58, trong ion đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 18. Tính số hạt mỗi loại trong ion X2+ và viết cấu hình e của X2+.
Bài 6: Cho 14,4(g) 1 kim loại A phản ứng vừa đủ với 146(g) dung dịch HCl thu được dung dịch Z và 13,44 lít khí(đktc). Xác định kim loại A và nồng độ % của dung dịch Z.




-Sưu tầm-





 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top