- Xu
- 0
ĐỀ 1:
Câu 1: Cho các nguyên tố sau: Mg(z=12), F(z=9), Al(z=13), S(z=16).
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên.
b. Viết phương trình biểu diễn sự tạo thành ion từ nguyên tử các nguyên tố trên.
c. Viết cấu hỉnh electron của các ion được tạo thành.
Câu 2: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với khí hidro thì R chiếm 91,18(%) về khối lượng.
a. Xác định nguyên tố R.
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của oxit trên.
Câu 3: Anion Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số electron trong Y2- là 50.
a. Xác định công thức phân tử và gọi tên ion Y2-, biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp.
b. Viết công thức electron của ion Y2-. Cho biết cấu trúc hình học của ion này?
Câu 4: M là kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Hòa tan hết 8,1(g) hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 3,36(l) hỗn hợp khí A(dkc). Tỉ khối của A so với metan(CH4) là 1,4375.
a. Xác định kim loại M.
b. Tính thành phần % thể tích các khí trong A.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của X với hidro, X chiếm 94,118(%) về khối lượng. Tính % khối lượng của X trong oxit cao nhất của nó?
Câu 6: Cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử sau:
1. Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H20
2. P + HNO3 ->H3PO4 + NO2 + H2O
3. Fe(OH)2 + H2SO4 --( Nhiệt độ)--> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
4. Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + SO2 + NO + NO2 + H2O( NO:NO2=2:3)
(Gợi ý: Chia thành 2 PT, một phương trình của NO, một phương trình của NO2, cân bằng cả hai phương trình, xét tỉ lệ, cộng hai phương trình lại)
ĐỀ 2:
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ngoài cùng là 3s2sp3.
a. Viết cấu hình electron. Từ đó, xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn( Có giải thích).
b. Gọi tên nguyên tố X, viết công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng, hợp chất khí với hidro.
Câu 2: Xét 2 phản ứng dưới đây, xem phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử( Có giải thích)? Cân bằng phản ứng oxi hóa- khử đó Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa)
1. CaCO3 + HNO3 -> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
2. FeO + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Câu 3: Cho các nguyên tố: Mg(z=12), Al(z=13), Na(z=11), K(z=19), Si(z=14).
a. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. So sánh tính kim loại, độ âm điện, bán kính nguyên tử.
b.Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của các nguyên tố trên và sắp xếp theo thứ tự tính bazo giảm dần.
Câu 4: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố bằng 18. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không điện. Xác định số hạt e, p, n và kí hiệu nguyên tử. Hãy cho biết hóa trị đối với hidro và hóa trị cao nhất đối với oxi của nguyên tố trên và viết công thức cấu tạo các chất để minh họa các hóa trị.
Câu 5: Cho 10(g) CaCo3 vào 125(ml) dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và V lít khí(đktc). Tính V và nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi và khí sinh ra không tan trong dung dịch.
Câu 6: Cho 5,85(g) một kim loại kiềm tác dụng hết với nước thì có 0,15(g) khí thoát ra và dung dịch thu được có nồng độ 20(%). Xác định kim loại kiềm A và khối lượng nước đó dùng.
-Sưu tầm-
Câu 1: Cho các nguyên tố sau: Mg(z=12), F(z=9), Al(z=13), S(z=16).
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên.
b. Viết phương trình biểu diễn sự tạo thành ion từ nguyên tử các nguyên tố trên.
c. Viết cấu hỉnh electron của các ion được tạo thành.
Câu 2: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với khí hidro thì R chiếm 91,18(%) về khối lượng.
a. Xác định nguyên tố R.
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của oxit trên.
Câu 3: Anion Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số electron trong Y2- là 50.
a. Xác định công thức phân tử và gọi tên ion Y2-, biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp.
b. Viết công thức electron của ion Y2-. Cho biết cấu trúc hình học của ion này?
Câu 4: M là kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Hòa tan hết 8,1(g) hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 3,36(l) hỗn hợp khí A(dkc). Tỉ khối của A so với metan(CH4) là 1,4375.
a. Xác định kim loại M.
b. Tính thành phần % thể tích các khí trong A.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của X với hidro, X chiếm 94,118(%) về khối lượng. Tính % khối lượng của X trong oxit cao nhất của nó?
Câu 6: Cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử sau:
1. Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H20
2. P + HNO3 ->H3PO4 + NO2 + H2O
3. Fe(OH)2 + H2SO4 --( Nhiệt độ)--> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
4. Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + SO2 + NO + NO2 + H2O( NO:NO2=2:3)
(Gợi ý: Chia thành 2 PT, một phương trình của NO, một phương trình của NO2, cân bằng cả hai phương trình, xét tỉ lệ, cộng hai phương trình lại)
ĐỀ 2:
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ngoài cùng là 3s2sp3.
a. Viết cấu hình electron. Từ đó, xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn( Có giải thích).
b. Gọi tên nguyên tố X, viết công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng, hợp chất khí với hidro.
Câu 2: Xét 2 phản ứng dưới đây, xem phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử( Có giải thích)? Cân bằng phản ứng oxi hóa- khử đó Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa)
1. CaCO3 + HNO3 -> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
2. FeO + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Câu 3: Cho các nguyên tố: Mg(z=12), Al(z=13), Na(z=11), K(z=19), Si(z=14).
a. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. So sánh tính kim loại, độ âm điện, bán kính nguyên tử.
b.Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của các nguyên tố trên và sắp xếp theo thứ tự tính bazo giảm dần.
Câu 4: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố bằng 18. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không điện. Xác định số hạt e, p, n và kí hiệu nguyên tử. Hãy cho biết hóa trị đối với hidro và hóa trị cao nhất đối với oxi của nguyên tố trên và viết công thức cấu tạo các chất để minh họa các hóa trị.
Câu 5: Cho 10(g) CaCo3 vào 125(ml) dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và V lít khí(đktc). Tính V và nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi và khí sinh ra không tan trong dung dịch.
Câu 6: Cho 5,85(g) một kim loại kiềm tác dụng hết với nước thì có 0,15(g) khí thoát ra và dung dịch thu được có nồng độ 20(%). Xác định kim loại kiềm A và khối lượng nước đó dùng.
-Sưu tầm-
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: