Đề đọc hiểu bài "Vào phủ chúa Trịnh" của Lê Hữu Trác

"Vào phủ chúa Trịnh" của Lê Hữu Trác phản ánh cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa Trịnh. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác. Tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực sâu sắc. Sau đây, là kiến thức cơ bản và bài đọc hiểu Vào phủ chúa Trịnh để bạn củng cố và rèn luyện.

20220731_122824.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Kiến thức cơ bản:

Đoạn trích ghi chép một cách chân thực cho chúng ta hiểu thêm về cách sống, cách sinh hoạt của vua chúa trong quá khứ dân tộc.

Với lối viết theo thể ký, ghi chép lại những người thật việc thật, đoạn trích Vào phủ chúa trịnh giúp cho ta có được một tài liệu quý vào thời vua Lê chúa, Trịnh mà cho tới nay toàn bộ di tích này hầu như đã biến mất.

Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tác giả đã ngẩm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnh đồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Đoạn trích đã vẽ nên bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh qua đó bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Qua đó ta càng thấy lối sống xa hoa của những bậc vua chúa ngày xưa và thêm kính trọng người thầy thuốc, nhà kí sự tài ba Hãi Thượng Lãn Ông.

Đề bài:

Đọc đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh và trả lời câu hỏi sau:

Câu 1. Bức tranh hiện thực trong phủ chúa Trịnh được thể hiện như thế nào ?

Câu 2. Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Câu 3. Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Lời giải

Câu 1. Bức tranh hiện thực trong phủ chúa Trịnh

- Khung cảnh và những hoạt động sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc miền quê lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới mẻ. Tác giả mặc dù là con nhà quan, vốn sinh trưởng ở chốn phồn hoa và từng biết nhiều nơi trong cung cấm, nhưng việc trong phủ chúa thì chỉ mới nghe nói.

- Quang cảnh của phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ nhưng thâm nghiêm, nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa:

- Muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.

- Bên trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan qua lại như mắc cửi chô thấy chúa giữ một vị trí trọng yếu và có quyền tối thượng trong triều đình.

Câu 2. Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán

- Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát. Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Dù thế tử chỉ là một đứa bé trẻ lên 5 – 6 tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, thầy thuốc già phải quỳ lạy bốn lảy và khi xem mạch xong phải lạy bốn lạy nữa trước khi lui ra. Muốn xem thân thể của thế tử như thế nào để đoán bệnh thì phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.

- Sự tinh tế, sắc sảo trong việc miêu tả của tác giả kết tinh ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng gây ấn tượng như việc thế tử ngồi chễm chệ trên sập vàng để một cụ già phải quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: “Ông này lạy khéo!”.

Câu 3. Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông.

- Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác diễn biến vô cùng phức tạp trong thời gian chữa bệnh cho thế tử. Bản thân ông hiểu rõ bệnh tình của thế tử nhưng lại không muốn chữa có hiệu quả ngay vì sợ chúa tin dùng mình, bản thân mình sẽ dễ bị công danh trói buộc. Vì vậy, để tránh được điều mà mình không thích, ông chọn cách chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt. Nhưng trong suy nghĩ của ông lại hình thành một cách nghĩ khác vì làm như vậy sẽ trái lại y đức và lương tâm của người thầy thuốc. Hai lối suy nghĩ này mâu thuẫn, giằng co với nhau. Cuối cùng, lương tâm và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng.

- Khi đã xác định cách thức chữa bệnh, Lê Hữu Trác thẳng thắn đưa ra quyết định và bảo vệ ý kiến của mình trước những thầy thuốc khác, dù quan Chán đường tỏ ý ngần ngại, nói đi nói lại mấy lần.

- Những chi tiết miêu tả việc chữa bệnh của Lê Hữu Trác chứng tỉ ông là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng, ông còn chứng tỏ mình là một thầy thuốc có y đức, lương tâm. Hơn nữa, Lê Hữu Trác còn là một con người không tham danh lợi, quyền quý. Ông yêu thích sự tự do và cuộc sống thanh bạch, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù chứng kiến sự quyến rủ của cuộc sống vật chất giàu sang nhưng trước sau ông vẫn dửng dung không mảy may rung động, không hề bị cám dỗ.

- Quan điểm sống của Lê Hữu Trác đã gián tiếp cho thấy ông không đồng tình với việc hưởng thụ lạc thú xa hoa của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc. Ý muốn “về núi” của Lê Hữu Trác đối lập hoàn toàn với quan điểm sống của gia đình chúa Trịnh và phần đông quan lại thời đó. Sự tương phản trong quan điểm sống được thể hiện qua việc đối lập giữa hình ảnh những thứ sơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt… đặt bên cạnh cái thanh đạm, thuần khiết của một ông già áo vải ở nơi quê mùa.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top