Sinh là một môn thuộc ban khoa học tự nhiên, nhưng nó mang những đặc điểm riêng biệt.
Việc học và thi môn Sinh cũng đòi hỏi những kĩ năng đặc thù. Để học tốt và thi tốt môn Sinh, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý sau đây.
1. Lối hành văn trong sáng, dễ hiểu
Tuy là một môn thuộc khối tự nhiên nhưng khác với Toán, Lí, Hoá, thường chỉ dùng nhiều công thức, phép tính thì bạn cũng đã dễ dàng ăn điểm rồi, môn Sinh có một lượng kiến thức tương đối nhiều. Có những câu yêu cầu bạn phải trình bày, giải thích khá dài dòng. Vì vậy, khi làm bài thi, các bạn phải sử dụng nhiều lời lẽ diễn giải. Nếu không có kĩ năng trình bày một cách lôgic, gãy gọn và thoát ý, các bạn sẽ bị mất diểm rất đáng tiếc.
Trong thực tế, rất nhiều bạn đã bị mất điểm một cách không đáng có, không phải vì bạn đó không thông minh mà vì khả năng diễn đạt quá kém, không thể nói chính xác ý mình định nói. Như trường hợp của N.A, kì thi đại học năm ngoái, sau khi làm bài thi về, N.A tỏ ra rất hài lòng vì đề thi nằm trong kiến thức mà bạn đã học và ôn rất kĩ. Tuy nhiên, khi nhận kết quả thì cô bạn vẫn bị trượt. Giải thích cho kết quả không được mĩ mãn này, cô giáo dạy Sinh của bạn ấy đã khẳng định: “Có lẽ do lỗi hành văn. Cách giải thích không gãy gọn có thể làm người chấm hiểu sai ý hoặc làm cho ý của bạn không thuyết phuc. Khi làm bài ở lớp, N.A cũng mắc phải những lỗi tương tự. Nhưng vì là học sinh lâu năm nên cô vẫn bỏ qua và chấp nhận cho điểm những lỗi ấy. Còn đi thi đại học lại là một chuyện khác.”
Từ lí do trên, các bạn khi học môn Sinh cũng nên chú ý đến cách hành văn, luyện tập cách sửu dụng tiếng Việt một cách trong sáng, dễ hiểu mạch lạc, gãy gọn, biết sắp xếp ý. Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi môn Sinh, các bạn phải dùng các từ thuật ngữ chuyên môn cho chuẩn. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được, chỉ cần bạn rèn luyện chăm chỉ.
2. Không áp dụng kiến thức theo kiểu “học thuộc lòng”
Môn Sinh khối lượng kiến thức lí thuyết khá nhiều nên hầu hết các bạn đều dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng. Có thể đọc thuộc vanh vách, trả lời trơn tru khi được hỏi về một phần kiến thức cụ thể, nhưng cũng phần đó, khi không hỏi xuôi nữa mà hỏi ngược lại, ngay lập tức có nhiều bạn sẽ gặp khó khăn.
Ví dụ: Khi làm bài tập về Di truyền, nói lai cái này với cái kia thì các bạn sẽ trả lời được ngay là tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn. Nhưng hỏi ngược lại là cho một tính trạng X nào đó, làm thế nào để biết tính trạng đó là lặn hay trội thì nhiều bạn lúng túng. Đó là vì các bạn nhở kiến thức mà chưa biết xử lí nó.
Theo thầy Phạm Văn Lập (trưởng bộ môn Sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội) thì: “Muốn thi tốt thì thí sinh đừng chỉ biết học thuộc lòng mà hãy biết đặt câu hỏi “tại sao?” khi đó kiến thức mới vững. Môn Sinh học đề cập đến hàng chuỗi các mối quan hệ giữa các khái niệm. Vì thế các em cần nắm chắc các khái niệm, tìm mối liên hệ giữa chúng và giải thích nó thì sẽ có thể hệ thống hoá kiến thức một cách tốt hơn”.
3. Phân phối thời gian hợp lí
Trong kì thi đại học, môn Sinh chưa phải là môn bắt buộc thi trắc nghiệm. Đề thi môn Sinh hiện nay vẫn diến ra dưới dạng câu hỏi tự luận, nhưng là những câu hỏi nhỏ. Thời gian hoàn thành mỗi câu chỉ từ 10-15 phút. Khác với trước đây, thường ra câu hỏi lớn, thời gian trả lời mỗi câu lên đến hàng tiếng đồng hồ. Hình thức câu hỏi này đòi hỏi các bạn phải nắm vững toàn bộ kiến thức của cả chương trình học chứ không thể học tủ hay tập trung vào kiến thức lớp 12 được. Chỉ lưu ý là phần kiến thức nào trong sách giáo khoa được phân bổ thời lượng giảng dạy nhiều hơn thì sẽ có nhiều câu hỏi vào phần đó hơn. Vì thế, học phải bám sát vào chương trình sách giáo khoa.
Vì khối lượng kiến thức nhiều, các câu hỏi lại nhỏ nên các bạn thí sinh thi môn Sinh để làm tốt bài thi, phải biết phân phối thời gian cho các câu hỏi hợp lí. Các bạn nên rèn cách trả lời ngay vào trọng tâm, vào ý chính, không nên trả lời lòng vòng, rào trước đón sau, thừa còn hơn thiếu như trước đây . Nếu không, bạn có thể không đủ thời gian để trả lời những câu có thể ghi điểm khác.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Việc học và thi môn Sinh cũng đòi hỏi những kĩ năng đặc thù. Để học tốt và thi tốt môn Sinh, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý sau đây.
1. Lối hành văn trong sáng, dễ hiểu
Tuy là một môn thuộc khối tự nhiên nhưng khác với Toán, Lí, Hoá, thường chỉ dùng nhiều công thức, phép tính thì bạn cũng đã dễ dàng ăn điểm rồi, môn Sinh có một lượng kiến thức tương đối nhiều. Có những câu yêu cầu bạn phải trình bày, giải thích khá dài dòng. Vì vậy, khi làm bài thi, các bạn phải sử dụng nhiều lời lẽ diễn giải. Nếu không có kĩ năng trình bày một cách lôgic, gãy gọn và thoát ý, các bạn sẽ bị mất diểm rất đáng tiếc.
Trong thực tế, rất nhiều bạn đã bị mất điểm một cách không đáng có, không phải vì bạn đó không thông minh mà vì khả năng diễn đạt quá kém, không thể nói chính xác ý mình định nói. Như trường hợp của N.A, kì thi đại học năm ngoái, sau khi làm bài thi về, N.A tỏ ra rất hài lòng vì đề thi nằm trong kiến thức mà bạn đã học và ôn rất kĩ. Tuy nhiên, khi nhận kết quả thì cô bạn vẫn bị trượt. Giải thích cho kết quả không được mĩ mãn này, cô giáo dạy Sinh của bạn ấy đã khẳng định: “Có lẽ do lỗi hành văn. Cách giải thích không gãy gọn có thể làm người chấm hiểu sai ý hoặc làm cho ý của bạn không thuyết phuc. Khi làm bài ở lớp, N.A cũng mắc phải những lỗi tương tự. Nhưng vì là học sinh lâu năm nên cô vẫn bỏ qua và chấp nhận cho điểm những lỗi ấy. Còn đi thi đại học lại là một chuyện khác.”
Từ lí do trên, các bạn khi học môn Sinh cũng nên chú ý đến cách hành văn, luyện tập cách sửu dụng tiếng Việt một cách trong sáng, dễ hiểu mạch lạc, gãy gọn, biết sắp xếp ý. Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi môn Sinh, các bạn phải dùng các từ thuật ngữ chuyên môn cho chuẩn. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được, chỉ cần bạn rèn luyện chăm chỉ.
2. Không áp dụng kiến thức theo kiểu “học thuộc lòng”
Môn Sinh khối lượng kiến thức lí thuyết khá nhiều nên hầu hết các bạn đều dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng. Có thể đọc thuộc vanh vách, trả lời trơn tru khi được hỏi về một phần kiến thức cụ thể, nhưng cũng phần đó, khi không hỏi xuôi nữa mà hỏi ngược lại, ngay lập tức có nhiều bạn sẽ gặp khó khăn.
Ví dụ: Khi làm bài tập về Di truyền, nói lai cái này với cái kia thì các bạn sẽ trả lời được ngay là tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn. Nhưng hỏi ngược lại là cho một tính trạng X nào đó, làm thế nào để biết tính trạng đó là lặn hay trội thì nhiều bạn lúng túng. Đó là vì các bạn nhở kiến thức mà chưa biết xử lí nó.
Theo thầy Phạm Văn Lập (trưởng bộ môn Sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội) thì: “Muốn thi tốt thì thí sinh đừng chỉ biết học thuộc lòng mà hãy biết đặt câu hỏi “tại sao?” khi đó kiến thức mới vững. Môn Sinh học đề cập đến hàng chuỗi các mối quan hệ giữa các khái niệm. Vì thế các em cần nắm chắc các khái niệm, tìm mối liên hệ giữa chúng và giải thích nó thì sẽ có thể hệ thống hoá kiến thức một cách tốt hơn”.
3. Phân phối thời gian hợp lí
Trong kì thi đại học, môn Sinh chưa phải là môn bắt buộc thi trắc nghiệm. Đề thi môn Sinh hiện nay vẫn diến ra dưới dạng câu hỏi tự luận, nhưng là những câu hỏi nhỏ. Thời gian hoàn thành mỗi câu chỉ từ 10-15 phút. Khác với trước đây, thường ra câu hỏi lớn, thời gian trả lời mỗi câu lên đến hàng tiếng đồng hồ. Hình thức câu hỏi này đòi hỏi các bạn phải nắm vững toàn bộ kiến thức của cả chương trình học chứ không thể học tủ hay tập trung vào kiến thức lớp 12 được. Chỉ lưu ý là phần kiến thức nào trong sách giáo khoa được phân bổ thời lượng giảng dạy nhiều hơn thì sẽ có nhiều câu hỏi vào phần đó hơn. Vì thế, học phải bám sát vào chương trình sách giáo khoa.
Vì khối lượng kiến thức nhiều, các câu hỏi lại nhỏ nên các bạn thí sinh thi môn Sinh để làm tốt bài thi, phải biết phân phối thời gian cho các câu hỏi hợp lí. Các bạn nên rèn cách trả lời ngay vào trọng tâm, vào ý chính, không nên trả lời lòng vòng, rào trước đón sau, thừa còn hơn thiếu như trước đây . Nếu không, bạn có thể không đủ thời gian để trả lời những câu có thể ghi điểm khác.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG