Đề kiểm tra đội tuyển

smallgiant

New member
Xu
0
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN



Bài 1:
- Biến dị tổ hợp là gì? Nêu ví dụ.

- Giải thích vì sao biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính và hạnh chế xuất hiện ở sinh sản vô tính?

Bài 2:
So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng.

Bài 3:
a) Trong trường hợp mỗi gen qui định 1 tính trạng trội, trội hoàn toàn thì phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là ?

b) Khi lai 2 cơ thể bố mẹ, người ta thu được thế hệ lai có tỉ lệ kiểu gen là 4:4:2:2:2:2:2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1. Bố mẹ có thể là?

Bài 4:
Nêu cách xác định kiểu gen của 1 cơ thể thực vật mang tính trạng trội.

Bài 5:
Trên 1 giống lúa, người ta tiến hành các phép lai để theo dõi thời gian chín hạt.
- Phép lai 1: Lai lúa có hạt chín sớm với nhau. F1 thu có cây hạt chín sớm, có cây hạt chín muộn
- Phép lai 2: Cho cây hạt chín muộn giao phấn với 2 cây hạt chưa biết kiểu gen và thu được 2 kết quả khác nhau:
· F1 có 100% cây hạt chín sớm
· F1 vừa có cây hạt chín sớm, vừa có cây hạt chín muộn

a) Hãy xác định tính trạng trội và tính trạng lặn, đồng thời lập quy ước gen cho cặp tính trạng trội nói trên?

b) Biện luận để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ ở mỗi phép lai?

Bài 6:
Ở chuột, gen A quy định lông xù, gen a quy định lông thẳng
Gen B quy định lông xám, gen b quy định lông đen
2 cặp gen nói trên nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau.

a) Chuột cái P có lông thẳng, màu đen, đẻ ra chuột ở các lứa đều có lông xù, màu xám. Xác định kiểu gen, kiểu hình của chuột đực ở P và lập sơ đồ lai?

b) Bố mẹ đều lông xù màu đen , các chuột F1 xuất hiện lông thẳng, màu đen. Xác định kiểu gen bố mẹ và lập sơ đồ.

c) Để chắc chắn sinh ra các con đều là lông thẳng màu đen thì kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ như thế nào? Biện luận và lập sơ đồ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 1:
Biến dị tổ hợp là gì? Nêu ví dụ.
Giải thích vì sao biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính và hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính
Biến dị tổ hợp đc hiểu nôm na là các biến dị được sinh ra ở cơ thể con sau khi có sự tổ hợp vật chất di truyền của cha mẹ. Biến dị tổ hợp không phải là đột biến.
VD: Cặp gà bố mẹ màu vàng, sinh ra con có các màu lông khác nhau.
Như đã nói, để biến dị tổ hợp xuất hiện thì cần có sự tổ hợp lại vật chất di truyền, mà điều này xảy ra trong sinh sản hữu tính, nên biến dị tổ hợp xuất hiện dễ dàng trong sinh sản hữu tính.
Bài 3:
a) Trong trường hợp mỗi gen qui định 1 tính trạng trội, trội hoàn toàn thì phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là ?
Tỉ lệ kiểu hình:
(3:1)x(1:1)x(3:1)
Bài 5:
Trên 1 giống lúa, người ta tiến hành các phép lai để theo dõi thời gian chín hạt.
- Phép lai 1: Lai lúa có hạt chín sớm với nhau. F1 thu có cây hạt chín sớm, có cây hạt chín muộn
- Phép lai 2: Cho cây hạt chín muộn giao phấn với 2 cây hạt chưa biết kiểu gen và thu được 2 kết quả khác nhau:
· F1 có 100% cây hạt chín sớm
· F1 vừa có cây hạt chín sớm, vừa có cây hạt chín muộn
a) Hãy xác định tính trạng trội và tính trạng lặn, đồng thời lập quy ước gen cho cặp tính trạng trội nói trên
b) Biện luận để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ ở mỗi phép lai
a) Căn cứ thí nghiệm 2:
Khi cho cây chín muộn giao phấn với cây chưa biết kiểu gen àm thu 100% chín sớm. => Chín sớm là tính trạng trội.
Quy ước gen:
A là gen trội quy định hạt chín sớm
a là gen lặn quy định hạt chín muộn
b)
Thí nghiệm 1: Khi lai 2 cây hạt chín sớm với nhau mà F1 phấn tính. => 2 cây bố mẹ dị hợp tử. => Kiểu gen của chúng là Aa. Sơ đồ lai các bạn tự viết.
Thí nghiệm 2:
Lai cây hạt chín muộn với 1 cây nào đó mà ra F1 đồng tính, trong khi đó cây hạt chín muộn có kiểu gen aa. => Cây hạt chín sớm cũng sẽ phải đồng hợp tử, nó sẽ có kiểu gen là AA. Sơ đồ lai các bạn tự viết.
Khi lai cây hạt chín muộn với 1 cây nữa, cho F1 phân tính, nên suy ra cây chưa biết kiểu gen đó phải là dị hợp. => Nó có kiểu gen Aa. Sơ đồ lai các bạn tự viết.
Bài 6:
Ở chuột, gen A quy định lông xù, gen a quy định lông thẳng
Gen B quy định lông xám, gen b quy định lông đen
2 cặp gen nói trên nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau
a) Chuột cái P có lông thẳng, màu đen, đẻ ra chuột ở các lứa đều có lông xù, màu xám. Xác định kiểu gen, kiểu hình của chuột đực ở P và lập sơ đồ lai
b) Bố mẹ đều lông xù màu đen , các chuột F1 xuất hiện lông thẳng, màu đen. Xác định kiểu gen bố mẹ và lập sơ đồ
c) Để chắc chắn sinh ra các con đều là lông thẳng màu đen thì kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ như thế nào? Biện luận và lập sơ đồ.
a) Chuột có lông thẳng màu đen có kiểu gen: aabb
Cho giao phối với chuột đực mà ra F1 đồng tính trội. => Chuột đực có kiểu gen đồng hợp trội về 2 gen: AABB. Sơ đồ lai các bạn tự viết.
b) Bố mẹ lông xù màu đen, có 2 khả năng: AAbb và Aabb
Nhưng do các con có lông thẳng, nên cả 2 bố mẹ sẽ phải dị hợp về cặp gen quy định tính chất của lông.
=> Kiểu gen của cả bố và mẹ sẽ là Aabb.
Sơ đồ lai các bạn tự viết.
Sở dĩ chuột sinh ra tất cả đều lông thẳng là do ngẫu nhiên. Theo lí thuyết sẽ có thể có cả lông xù và lông thẳng, nhưng do ngẫu nhiên mà sinh ra toàn chuột lông thẳng cũng không có gì lạ.
c) Để chắc chắn các con đều là lông thẳng màu đen, tức có kiểu gen aabb thì bố mẹ cũng sẽ phải đồng hợp lặn về cả 2 gen. Sơ đồ lai các bạn tự viết.
 
Bài 3:
a) Trong trường hợp mỗi gen qui định 1 tính trạng trội, trội hoàn toàn thì phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là ?
b) Khi lai 2 cơ thể bố mẹ, người ta thu được thế hệ lai có tỉ lệ kiểu gen là 4:4:2:2:2:2:2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1. Bố mẹ có thể là?

Ở câu b rút gọn đc tỉ lệ (1:2:1)(1:2:1)>>>>> tự viết kiểu gen nhé


Bài 4:
Nêu cách xác định kiểu gen của 1 cơ thể thực vật mang tính trạng trội
>>> đem lai vs gen mạng tính trạng lặn tương phản. nêu kết quả đồng tính thì P đồng hơp. phân tính thì P dị hợp
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top