Đề kiểm tra 45 phút chương điện li hóa 11

Chương điện li là một chương quan trọng của hóa học 11. Chương nghiên cứu về sự điện li các chất như axit, bazo và muối. Bên cạnh đó là phương trình ion, cách nhận biết các chất, môi trường dung dịch... Dưới đây là 1 đề kiểm tra 45 phút giúp bạn rèn luyện.

20220723_122537.jpg

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl. B. HCl. C. HClO. D. NaClO3.

Câu 2: Dung dịch có giá trị pH = 7 sẽ làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh. C. quỳ không đổi màu. D. không xác định được.

Câu 3: Phương trình ion rút gọn 2H+ + CO3(2-) → CO2↑ + H2O biểu diễn bản chất của phản ứng
hóa học nào sau đây?
A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.
B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
C. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Câu 4: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch?
A. NaOH và ZnCl2. B. HCl và NaOH. C. FeCl2 và KOH. D. NaOH và KCl.

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là không là phản ứng trao đổi trong dung dịch?
A. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + NaCl. B. HCl + KOH → KCl + H2O.
C. H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S↑. D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2 ?
A. FeCl3 + NaOH. B. FeO + NaOH.
C. FeCl2 + Ba(OH)2. D. FeCl2 + KMnO4 + H2SO4.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
(b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+.
(c) Theo Bronstet : Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+).
(d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8: Dung dịch của một axit ở 250C có
A. [H+] = 1,0.10-7M B. [H+] > 1,0.10-7M C. [H+] < 1,0.10-7M D. [H+].[OH-] > 1,0.10-14

Câu 9: Trong các chất bên dưới, chất có môi trường trung tính là:
A. HClO3. B. Ba(OH)2. C. (NH4)2SO4. D. BaCl2.

Câu 10: Những ion nào sau đây cùng có mặt trong một dung dịch?
A. Mg2+, Na+, Cl-, OH-. B. Cu2+, Fe2+, Cl-, OH-. C. K+, Na+, Cu2+, Cl–. D. Mg2+, Ag+, Cl-, OH-.

Câu 11: Ion dùng để nhận biết ra muối NaF, NaCl, NaBr, NaI, Na3PO4 là:
A. Cu2+. B. Fe2+. C. Ag+. D. H+.

Câu 12: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. CH3COOH, CH3COO-, H+.
B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
D. H+, CH3COO-.

Câu 13: Dãy các chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HCl, KCl, LiOH, H2S. B. NaClO, HCl, CuCl2, Ba(OH)2.
C. HClO, HClO2, Na2SO4, NaOH. D. KBr, KClO, HClO, KOH.

Câu 14: Một dung dịch có giá trị [OH-] = 0,01M. Kết luận đúng là
A. pH của dung dịch = 1.
B. pH của dung dịch = 2.
C. [H+] = 0,01M.
D. [H+] = 10-12 M.

Câu 15: Dung dịch X có chứa 0,1 mol Na và x mol ClO-. Giá trị của x là:
A. 0,01. B. 0,1. C. 0,02. D. 0,2.

Câu 16: Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dd HCl?
A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2. B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

Câu 17: Phương trình ion rút gọn phản ứng giữa CH3COONa và H2SO4 là:
A. CH3COO-+ H+ → CH3COOH. B. 2Na+ + SO4(2-) → Na2SO4.
C. CH3COO- + H+ → CO2 + H2O. D. 2Na+
+ H2SO4 → Na2SO4 + H2.

Câu 18: Muối nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHCO3. B. Na2HPO3. C. NaHSO4. D. NaH2PO4.

Câu 19: Dung dịch X chứa 100 ml H2SO4 0,01M. Dung dịch X có giá trị pH là:
A. 1 B. 2 C. 1,7 D. 1,96

Câu 20: Cho dãy các chất: NH4NO3, (NH4)2SO4, NaCl, Mg(NO3)2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 cho kết tủa là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 21: Dãy chất nào sau đây có môi trường bazơ (pH>7) ?
A. Na2CO3, NaOH, NH4NO3, Na2S. B. Na2CO3, NH4NO3, KOH, Ba(OH)2.
C. Na2CO3, Na2S, NaClO, NaOH. D. LiOH, NaOH, Ba(OH)2, HNO3.

Câu 22: Dung dịch X có chứa a mol Ba2+, b mol Mg2+, c mol NO3- và d mol Cl-. Biểu thức quan hệ giữa a, b, c, d là:
A. 2a + b = c + d B. a + b = c + d C. 2a + 2b = c + d D. a + 2b = c + d

Câu 23: Dung dịch H2SO4 và HNO3 là axit mạnh còn HNO2 là axit yếu có cùng nồng độ 0,01 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Nồng độ ion H+ trong mỗi dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần là:
A. [H+] HNO3 < [H+] H2SO4 < [H+] HNO2 B. [H+] HNO2 < [H+] HNO3 < [H+] H2SO4
C. [H+] HNO2 < [H+] H2SO4 < [H+] HNO3 D. [H+] H2NO3 < [H+] HNO3 < [H+] HNO2

Câu 24: Để nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất dd HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2 ta dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím. B. BaCl2. C. AgNO3. D. Na2SO4.

Câu 25: Cần lấy bao nhiêu gam Ba(OH)2 rắn cho vào 100 ml nước để được dung dịch có pH = 12?
A. 1,71 gam. B. 0,0855 gam. C. 0,855 gam. D. 8,55 gam.

Câu 26: Trộn dung dịch X chứa NaOH 0,1M, Ba(OH)2 0,2M với dung dịch Y chứa HCl 0,2M, H2SO4 0,1M theo tỉ lệ nào về thể tích để dung dịch thu được có pH = 13?
A. VX : VY = 5 : 4. B. VX : VY = 4 : 5. C. VX : VY = 5 : 3. D. VX : VY = 3 : 5.

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 đặc (đủ) sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat và khí NO2. Giá trị của a là:
A. 0,12. B. 0,06. C. 0,03. D. 0,45.

Câu 28: Để trung hòa 200ml dung dịch A chứa HCl 0,15M và H2SO4 0,05M cần dùng V lít dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 0,25 lít và 4,66 gam. B. 0,125 lít và 2,33 gam.
C. 0,125 lít và 2,9125 gam. D. 1,25 lít và 2,33 gam.

Câu 29: Dung dịch A chứa: 0,1 mol M2+, 0,2 mol Al3+, 0,3 mol SO4(2-) và còn lại là Cl-. Khi cô cạn dung dịch A thu được 47,7 gam rắn. Vậy M là
A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Al.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm Na và Ba có tỉ lệ mol 1 : 1. Hòa tan m gam X vào nước được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,97 gam. B. 39,4 gam. C. 19,7 gam. D. 3,94 gam.

1 C 11 C 21 C
2 C 12 C 22 C
3 D 13 B 23 B
4 D 14 D 24 A
5 D 15 B 25 B
6 C 16 A 26 A
7 C 17 A 27 B
8 B 18 B 28 B
9 D 19 C 29 C
10 C 20 B 30 C

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top