• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề kiểm tra 15 phút, Ngữ Văn 10

  • Thread starter Thread starter dunghoi
  • Ngày gửi Ngày gửi

dunghoi

New member
Xu
0
Bài kiểm tra 15 phút
Môn: Ngữ văn 10



1/ Yêu cầu nào là cần thiết nhất khi tóm tắt văn bản thuyết minh?

A. Chính xác
B. Rõ ràng
C. Ngắn gọn
D. Đầy đủ

2/ Tầm quan trọng và tác dụng của yếu tố kì lạ, hoang đường trong truyện truyền kì?

a. Là yếu tố đòi hỏi nhà văn có trí tưởng tượng phong phú, táo bạo.
b. Là yếu tố thỏa mãn nhu cầu về trí tưởng tượng ở người đọc.
c. Là yếu tố thỏa mãn lòng hiếu kì của người đọc.
d. Là yếu tố làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thể truyền kì.

3. “ Phán sự” là một chức quan có nhiệm vụ gì?

a. Giúp người xử án xét xử, phán truyền về các sự việc
b.Trực tiếp xét xử các vụ án.
c. Trực tiếp điều tra các vụ án.
d. Xem xét các vụ kiện, giúp việc cho người xử án.

4.Ở đoạn mở đầu tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền. Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?

a. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
b. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt tới người đốt đền.
c. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc.
d. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ những dòng đầu.

5. Tính cách nổi bật nhất của Tử Văn được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì?

a. Cương trực, khẳng khái
b. Ngất ngưởng, khinh bạc
c. Điềm tĩnh tự tin
d. Tài hoa hào hiệp

6. Các hình phạt mà Diêm Vương và trời đất áp dụng để trừng trị tên giặc phương Bắc có ý nghĩa: sâu xa, gắn với triết lí, quan niệm của người phương Đông. Dòng nào dưới đây giải thích chưa đúng ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật?

a. Lồng sắt chụp vào đầu chứng tỏ lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, trước khi Lấy chết phải chịu quằn quại, đau đớn một cách đáng đời.
b. Khẩu gỗ nhét vào miệng làm cho “cấm khẩu”, tiệt nọc thói ngụy tạo, lừa dối xấu xa.
c. Bỏ {…} vào ngục Cửu U là đày vào ngục tối chín tầng để vĩnh viễn không được thấy ánh sáng.
d. Ngôi mộ {…} tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám là nỗi bất hạnh ghê gớm nhất: chết rồi còn bị phanh thây.

7/ Tại sao văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác?

a. Vì văn bản thuyết minh liên quan nhiều đến thông tin và các số liệu về các hiện tượng đời sống, xã hội và con người.
b. Vì văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những hiểu biết về đời sống thiên nhiên, xã hội và con người.
c. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức một cách khách quan, khoa học về sự vật, hiện tượng.
d. Vì văn bản thuyết minh là loại văn vừa gần với văn phong khoa học, vừa gần với văn phong nghệ thuật.

8/ Nguyên tắc của việc vận dụng phối hợp và lựa chọn các phương pháp thuyết minh là gì?

a. Làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu.
b. Không xa rời mục đích thuyết minh.
c. Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
d. Cả a,b,c.

9/ Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2000 năm. Từ thời cổ xưa các vị vua chúa có tục lệ Mặt Trời vào mùa xuân tế Mặt Trăng vào mùa thu. Theo Âm lịch ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày “ lành” để làm lễ tế thần Mặt Trăng. Ở nước ta và một số nước châu Á khác, ngày 15/8 Âm ịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.
( Theo Nguyễn Xuyến báo Sài Gòn giải phóng)
Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

a. Chú thích
b. Phân tích
c. Dùng số liệu
d. Giảng giải nguyên nhân- kết quả

10. Dòng nào nêu khái quát về mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh?

a. Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh.
b. Giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh.
c. Giới thiệu với người khác về văn bản thuyết minh.
d. Để nắm chắc, dễ nhớ, tiện sử dụng nội dung văn bản thuyết minh.

11/ Mục đích của lập luận là gì?

a. Dẫn dắt
b. Thuyết phục
c. Cả a và b
d. Giới thiệu

12/ Câu nào không mắc lỗi dùng từ?

a. Một màn sương bàn bạc bay trong không giann.
b. Thúy Kiều là con người tài sắc vẹn toàn.
c. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ.
d. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng chói.

13/ Trường hợp nào sau đây mắc lỗi về ngữ âm và chữ viết?

a. Từng dấu bàn chân trâu to lớn để lại trên cát.
b. Vẻ đẹp lộng lẫy của vòng ngọc trân châu rạng ánh ngời.
c. Con châu thắng trận tung hoành trên bãi biển Đồ Sơn.
d. Chuỗi hạt ngọc này thật đẹp.

14/ Tác phẩm văn học lớn đầu tiên bằng chữ Nôm là tác phẩm nào?

a. Truyện Kiều
b. Chinh phụ ngâm (bản dịch)
c. Quốc âm thi tập
d. Thơ Hồ Xuân Hương.

15/ Sự kiện nào quan trọng nhất đối với lịch sử phát triển của Tiếng Việt giai đoạn từ thế kỉ X-XĨX (thời kì độc lập tự chủ)?

a. Xuất hiện bản dịch chinh phụ ngâm.
b. Quốc âm thi tập ra đời
c. Truyện Kiều ra đời
d. Sáng tạo ra chữ Nôm

( Sưu tầm và giới thiệu đề: Dunghoi)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top