Đề cương ôn tập môn địa lý lớp 10 thi học kỳ I

pedark_09_11

New member
Xu
0
Câu 1 : Hãy nêu sức ép của gia tăng dân số đối với việc phát triển KT - XH và môi trường ở các nước đang phát triển ?

Câu 2 : a) Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
b) Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận số và khó khăn gì đối với việc phát triển KT - XH ?

Câu 3 : Tại sao trong cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi là 2 loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển KT - XH của một quốc gia ?

Câu 4 : Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay . Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố đó ?

Câu 5 : Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại quần cư thành thị và quần cư nông thôn ( về đặc điểm , về chức năng )

Câu 6 : Hãy nêu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến việc phát triển KT - XH và môi trường .

Câu 7 : Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.

Câu 8 : Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì ? Theo em , đặc điểm nào quan trọng nhất ?

Câu 9 : Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển , đông dạn , đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu ?

Câu 10 : Hãy nêu đặc điểm sinh thái , phân bố của lúa gạo , lúa mì , ngô . Liên hệ VN .

Câu 11 : Tại sao ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của những cây này ?

Câu 12 : Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi


MỌI NGƯỜI GIÚP EM TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI TRÊN VỚI TẠI EM SẮP THI MÔN ĐỊA RỒI , ĐỀ THI TOÀN NẰM TRONG ĐÓ HẾT CẢ . AI BIẾT CÂU NÀO THÌ TRẢ LỜI KO CẦN PHẢI TRẢ LỜI HẾT ĐÂU Ạ . CUỐI CÙNG LÀ CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRƯỚC NHÉ . LÀM ƠN GIÚP EM VỚI !
 
Câu 2:
a. Phân biệt gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
* Gia tăng dân số tự nhiên: Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do 2 nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.
- Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
- Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

* Gia tăng dân số cơ học: Gồm 2 bộ phận: xuất cư và nhập cư. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học. Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học ko ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, quốc gia thì nó lại có ÝN quan trọng.

b. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ:
* Cơ cấu dân số già:
- Thuận lợi: có nhiều kinh nghiệm về việc làm, xh.......
- Khó khăn: Trong tương lai có nhiều khả năng thiếu lao động (các LĐ có nhiều kinh nghiệm) => nguy cơ giảm dân số, chi phí tăng trong chăm sóc lớp người cao tuổi..


* Cơ cấu dân số trẻ:
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, khả năng tiếp thu KH - KT tốt, năng động, thích ứng với nền kinh tế thị trường, có lao động dự trữ, đảm bảo lao động cho an ninh quốc phòng..
- Khó khăn: Do nguồn LĐ dồi dào trong điều kiện KT chưa phát triển nên đã gây sức ép lên vấn đề việc làm, tỉ lệ thất nghiệp cao. Thiếu việc làm nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp trong xã hội.

Câu 4:
* Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.
- Phân bố dân cư không đều trong không gian:
+ Năm 2005, mật độ dân số TB của thế giới là 48 người/km2.
+ Khu vực dân cư tập trung đông đúc: Tây Âu, Đông Á, Trung Nam Á.
+ Khu vực dân cư tập trung thưa thớt: Châu Úc, Trung Phi, Bắc Mĩ.

- Phân bố dân cư không đều biến động theo thời gian
+ Châu Á giảm dần.
+ Châu Đại Dương, châu Mĩ tăng lên.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
- Trình độ phát triển kinh tế và tính chất nền kinh tế:
+ Cơ cấu tổ chức nền kinh tế.
+ Trình độ kĩ thuật.
- Lịch sử xã hội, sự chuyển cư:
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Sự phát triển công nghiệp, các thành phố và trung tâm công nghiệp.
+ Sự chuyển cư.
- Các điều kiện tự nhiên:
+ Khí hậu (đới ôn hoà, châu Á gió mùa... tập trung đông dân...).
+ Nguồn nước (dồi dào, thuận lợi... tập trung đông dân hơn vùng khô khan, sa mạc...).
+ Địa hình (đồng bằng, châu thổ tập trung đông hơn miền núi...).
+ Đất đai (màu mỡ, rộng lớn thuận lợi tập trung dân hơn vùng khô cằn, đất xấu...).
+ Khoáng sản (thuận lợi cho việc tập trung dân trong việc khai thác, chế biến...).

Câu 5: Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
* Quần cư nông thôn:
- Xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán, tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau...
- Chức năng chính: Họat động Nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có tiểu thủ công nghiệp, du lịch.

* Quần cư thành thị:
- Xuất hiện muộn, mang tính chất tập trung, mật độ cao.
- Sản xuất Công nghiệp, Dịch vụ là chủ yếu.
- Là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.   [FONT=&quot] [/FONT]
Câu 8: Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
+ Đặc điểm quan trọng nhất:Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

Câu 9: Đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu.
- Hiện nay 40% thế giới tham gia hđ Nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Đảm bảo cho công nghiệp nhẹ.
+ Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
+ Cung cấp lương thực (lúa gạo).
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có giá trị xuất khẩu cao (cà phê…).


Câu 10: Đặc điểm sinh thái và sự phân bố của lúa gạo, lúa mì và ngô.
* Đặc điểm sinh thái:
- Lúa gạo:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón, nhiều công chăm sóc.
- Lúa mì:
+ Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp.
+ Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.
- Ngô:
+ Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
+ Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

* Phân bố:
- Lúa gạo:
+ Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.
+ Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Bănglađet, Thái Lan.
- Lúa mì:
+ Miền ôn đới và cận nhiệt.
+ Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Canađa, Ôxtrâylia...
- Ngô:
+ Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.
+ Các nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp...

Ở VN, cây lúa gạo được trồng nhiều nhất, do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây lúa nước. Nước ta có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào phong phú, đặc biệt cây lúa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Cửu Long và một số đồng bằng thuộc Duyên hải miền Trung...

Câu 12: Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi:
* Vai trò:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
- Xuất khẩu có giá trị.
- Cung cấp phân bón và sức kéo.

* Đặc điểm:
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
- Thức ăn:
+ Trồng trọt.
+ Diện tích đồng cỏ tự nhiên.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu của KH-KT.
- Trong nền NN hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức.
 
câu 1:
* Nền kinh tế - xã hội : Không đáp ứng các nhu cầu sau :
- Về lương thức --> Sẽ có nhiều người chết đói
- Về y tế --> Nhiều bệnh tật , lây lan nhiều người hơn
- Về giáo dục --> Sẽ có hiện tượng mù chữ , thất học
- Về việc làm --> Thất nghiệp , áp lực việc làm mà không có việc làm thì tình trạng trộm cắp gia tăng
- Về đất đai --> Chật hẹp , những người không có đất để ở sẽ lang thang ra ngoài đường đủ
- Về đời sống --> Khó khăn , chật vật , khó nuôi nổi với nhiều thành viên trong gia đình đông
* Môi trường : Tàn phá nhiều và mạnh bạo hơn để cung cấp đất , nguyên liệu phục vụ cho con người ngày càng tăng
- Môi trường sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
- Động thực vật giảm đi , các nguồn gen quý bị mất , nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Ô nhiễm môi trường --> Băng ở 2 cực bị tan thì nước biển dâng , gây ra lũ lụt , hạn hán , xói mòn đất đồi nhiều do không có cây bảo vệ
- Biến đổi khí hậ
 
câu 3 nè:
* Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị khả năng tương quan giữa giới nam và giới nữ hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu này phản ánh đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và sự hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, đồng thời nói lên vị thế, vai trò của mỗi giới đối với xã hội.
:big_smile:
* Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Nó phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước, ví dụ như nếu nước nào có số người ở độ tuổi lao động cao thì nước đó có nguồn lao động dồi dào. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng là biểu hiện của trình độ phát triển của mỗi nước, chính sách dân số của các nước đó và quy mô dân số của chúng.
 
Câu 6:
* Đô thị hóa là gì?
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.


Tích cực:

- Tiến trình phát triển nhanh đô thị đã thực sự thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần vào việc cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân nhiều địa phương làm cho khoảng cách chênh lệch giữa đô thị và nông thôn ngày rút ngắn dần, tạo ra sức hấp dẫn thu hút mạnh đối với nhiều nhà đầu tư trong nước, ngoài nước, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao.

- Quá trình đô thị hóa đã làm mất đi một khối lượng đáng kể đất nông nghiệp, nhưng nâng cao hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế, xã hội. Đất nông nghiệp đã được chuyển thành những vùng đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ… nhằm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều bộ phận dân cư góp phần nâng cao đời sống dân sinh.

- Việc phát triển đô thị đã khai thác triệt để những loại đất chưa sử dụng, đất có mặt chưa sử dụng tại các địa phương. Ví dụ như thành phố Hà Nội năm 2000 diện tích đất đồi núi chưa sử dụng giảm 135,81 ha, trong đó chủ yếu chuyển sang đất nông nghiệp là 72,79 ha và chuyển sang đất an ninh quốc phòng 30,94 ha, ở khu vực ngoại thành diện tích chưa sử dụng giảm 928 ha so với năm 1995. Đặc biệt là huyện Từ Liêm, nơi diễn ra tốc độ đô thị hóa lớn nhất trong 5 huyện ngoại thành có diện tích đất chưa sử dụng giảm tới 681 ha, sau đó đến huyện Đông Anh 231 ha, Gia Lâm 97 ha….

- Đô thị hóa đến đâu làm cho đất có giá trị đến đó, mức tăng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó phải nói đến vị trí, cấp loại đô thị và quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng. Tại đây, thị trường đất đai, bất động sản hoạt động sôi động tạo điều kiện phát huy nguồn vốn nội lực của đất nước vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa cho phát triển nền kinh tế,

- Phát triển đô thị là tạo hướng đi tới đích xây dựng một đất nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nó tạo ra động lực mạnh mẽ làm chuyển đổi hợp lý cơ cấu GDP của một quốc gia, tỷ trọng sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp thuộc kinh tế khu vực I sẽ giảm tương đối trong tổng sản phẩm quốc nội, chuyển hướng cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của toàn cầu.

*Tiêu cực:

- Hiện tượng mất đất nông nghiệp trong quá trình phát triển đô thị đã không những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người nông dân mà còn ảnh hưởng đến vấn đề lao động, việc làm tại địa phương.

Môi trường cũng bị ảnh hưởng xấu do quá trình này tạo ra, đặc biệt là những đô thị có nhiều khu, cụm công nghiệp phát triển, lượng nước thải, khí thải công nghiệp đã gây tác hại không nhỏ đến đời sống con người cũng như sản xuất nông nghiệp.

Tốc độ đô thị hóa càng cao thì nhu cầu thu hồi đất giải phóng mặt bằng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị càng lớn. Nếu không có chính sách đền bù thiệt hại do thu hồi đất hợp lý, thỏa đáng, rõ ràng công khai thì tình trạng tiêu cực, khiếu nại, tố cáo sẽ ngày càng bùng phát gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị ở các địa phương.
 
câu 7:
Bạn hỏi câu này khó kiếp đó. Cái này làm mình tổn thọ vì đánh máy.

- Khái niệm:

Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể các nguồn TNTN, tài sản quốc gia, khoa học công nghệ( KHCN) vốn, và con người có thể huy động trước mắt và lâu dài cho hoạt động kinh tế.

- Phân loại:

Gồm bốn nguồn lực.

- Nguồn lực về TNTN

- Nguồn lực lao động

- Nguồn lực về vốn

- Nguồn lực KH – CN

- Vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.


- Nguồn lực là nhân tố quyết định sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế.

- Nguồn lực là yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

- Nguồn lực phản ánh nhân tố chủ quan( con người ) lên nhân tố khách quan( nguồn lực ).

- Việc khai thác nguồn lực có thể diễn ra trong trước mắt và lâu dài

* Từng loại dài ác man

- Cái này khao chè anh mới trả lời:sweat::doubt:
 
Câu 7: Phân bit các loi ngun lc và ý nghĩa ca tng loi đối vi s phát trin kinh tế.

* Các lo
i ngun lc: Có 3 ngun lc chính:
- V
trí địa lí:
+ T
nhiên.
+ Kinh t
ế, chính tr, giao thông.
- T
nhiên:
+
Đất.
+ Khí h
u.
+ N
ước.
+ Bi
n.
+ Sinh v
t.
+ Khoáng s
n.
- Kinh t
ế - xã hi:
+ Dân s
và ngun lao động.
+ V
n.
+ Th
trường.
+ Khoa h
c - kĩ thut và công ngh.
+ Chính sách v
à xu thế phát trin.

* Ngu
n lc có vai trò quan trng đối vi s phát trin kinh tế - xã hi ca mi quc gia:
- V
trí địa lí to thun li hay gây khó khăn trong vic trao đổi, tiếp cn hay cùng phát trin gia các vùng trong 1 nước, gia các quc gia vi nhau.
- Ngu
n lc t nhiên là cơ s t nhiên ca quá trình sn xut. Đó là nhng ngun vt cht va phc v trc tiếp cho cuc sng, va phc v cho phát trin kinh tế. S giàu có và đa dng v tài nguyên thiên nhiên to li thế quan trng cho s phát trin.
- Ngu
n lc kinh tế - xã hi, nht là dân cư và ngun lao động, ngun vn, khoa hc - kĩ thut và công ngh, chính sách toàn cu hoá, khu vc hoá và hp tác, có vai trò quan trng để la chn chiến lược phát trin phù hp vi điu kin c th ca đất nước trong tng giai đon.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top