• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa

Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập để củng cố lại kiến thức học kì I của môn Hóa, mời các bạn cùng mình tham khảo nhé

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa


CHƯƠNG 1
ESTE-LIPIT
Câu 1: Công thức chung của este tạo bởi ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic và axit thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic là
A. CnH2nO2 (n ³ 2). B. CnH2n + 1O2 (n ³ 3).
C. CnH2n - 1O2 (n > 2). D. CnH2n – 2 O2 (n > 3).

Câu 2: Một chất có công thức phân tử là C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic. Công thức cấu tạo của C4H8O2 là:
A. C3H7COOH. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC3H7. D. C2H5COOCH3.

Câu 3: Chất tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na là
A. CH3–CH2–CH2–COOH. B. C6H5–OH.
C. C3H7–OH. D. CH3–COO–CH2–CH3.

Câu 4: Thủy phân chất nào sau đây trong dung dịch NaOH dư tạo 2 muối?
A. CH3–COO–CH = CH2. B. CH3COO–C2H5.
C. CH3COO–CH2–C6H5. D. CH3COO–C6H5.

Câu 5: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 6. Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. propyl propionat. B. metyl propionat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.

Câu 7. Chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. propyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc. B. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.
C. Triolein phản ứng được với nước brom. D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

Câu 10. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Benzyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl fomat. D. Metyl axetat.

Câu 11. Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0)?
A. Vinyl axetat. B. Triolein. C. Tripanmitin. D. Glucozơ.

Câu 12: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là:
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol.

Câu 13. Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

Câu 15. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3. C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este no, đơn chức, mạch hở cần dùng 30,24 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 48,4 gam khí CO2. Giá trị của m là
A. 68,2 gam. B. 25 gam. C. 19,8 gam. D. 43 gam.

Câu 17 . Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 62,50%. B. 50,00%. C. 40,00%. D. 31,25%.

Câu 18. Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là
A. HCOOC3H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H3COOCH3. D. CH3COOC2H3.

Câu 19. Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 2,90. B. 4,28. C. 4,10. D. 1,64.

Câu 20. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 19,12. B. 18,36. C. 19,04. D. 14,68.


CHƯƠNG 2
CACBOHIĐRAT
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.

Câu 2.Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6.

Câu 3. Tinh thể chất X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là:
A. Fructozơ và saccarozơ. B. Saccarozơ và glucozơ.
C. Saccarozơ và xenlulozơ. D. Glucozơ và fructozơ.

Câu 4. Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là:
A. Glucozơ và xenlulozơ. B. Saccarozơ và tinh bột.
C. Fructozơ và glucozơ. D. Glucozơ và saccarozơ.

Câu 5. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
C. kim loại Na. D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 6. Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột. B. etyl axetat. C. saccarozơ. D. glucozơ.

Câu 7. Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0)?
A. Vinyl axetat. B. Triolein. C. Tripanmitin. D. Glucozơ.

Câu 8. Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, t0). B. tráng bạc. C. với Cu(OH)2. D. thủy phân.

Câu 9. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

Câu 12. Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. D. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.


CHƯƠNG 3
AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT
Câu 1. Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥1).

Câu 2. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

Câu 3. Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 4. Số amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Câu 6. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện màu xanh. B. xuất hiện màu tím.
C. có kết tủa màu trắng. D. có bọt khí thoát ra.

Câu 7. Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. lysin. C. alanin. D. glyxin.

Câu 8. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. NaOH. B. H2NCH2COOH. C. HCl. D. CH3NH2.

Câu 9. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. HCl.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
B. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit.
D. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.

Câu 11. Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 12. Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
A. NO2. B. NH2. C. COOH. D. CHO

Câu 13. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.

Câu 14.Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 15. Cho các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Al. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 16. Chất có phản ứng màu biure là
A. Chất béo. B. Protein. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.

Câu 17. Cho các dung dịch: glixerol, anbumin, saccarozơ, glucozơ. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.
C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.
D. Protein có phản ứng màu biure.

Câu 19: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là
A. tripepit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.

Câu 20: Thủy phân một tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m
A. 29,006. B. 38,675. C. 34,375. D. 29,925.

Câu 21. Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
A. 7,82 gam. B. 16,30 gam. C. 7,09 gam. D. 8,15 gam.

Câu 22. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 51,72. B. 54,30. C. 66,00. D. 44,48.

CHƯƠNG 4
POLIME – VẬT LIỆU POLIME
Câu 1. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Polisaccarit. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(etylen terephatalat). D. Nilon-6,6.

Câu 2. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng ngưng. B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân.

Câu 3. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 4. Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3.

Câu 5. Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4.

Câu 6. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 7. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 8. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9. Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylenterephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (3), (4), (5).

Câu 11. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylen điamin và axit axetic.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo. D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Câu 17. Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A. But-2-en. B. Penta-1,3-đien. C. Buta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,3-đien.

Câu 18: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 1 : 3.

Câu 19: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là
A. –CH2–CHCl– . B. –CH=CCl– . C. –CCl=CCl– . D. –CHCl–CHCl– .

Câu 20. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 358,4. B. 448,0. C. 286,7. D. 224,0.

Câu 21. Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là
A. 1460. B. 1544. C. 1454. D. 1640.

Câu 22: Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 62,39% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
 
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về kim loại, tổng hợp các chất hữu cơ. Mời các bạn tham khảo cùng mình nhé


CHƯƠNG 5
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

Câu 2. Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu.

Câu 3. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Pb. D. Hg.

Câu 4. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na. B. Li. C. Hg. D. K.

Câu 5. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Ag. B. Al. C. Cr. D. Fe.

Câu 6. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Cr. B. Ag. C. W. D. Fe.

Câu 7. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.

Câu 8. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Câu 9. Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Zn.

Câu 10. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Al, Cr. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Mg, Al.

Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O. (d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 12. Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4. B. HNO3. C. FeCl3. D. HCl.

Câu 13. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na.

Câu 14. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. K. B. Na. C. Ba. D. Be.

Câu 15. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. B. Fe + ZnSO4 (dung dịch) FeSO4 + Zn.
C. H2 + CuO Cu + H2O. D. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 16. Dung dịch nào sau đây tác dụng với kim loại Cu?
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH.

Câu 17. Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?
A. CuSO4, HCl. B. HCl, CaCl2. C. CuSO4, ZnCl2. D. MgCl2, FeCl3.

Câu 18. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3.

Câu 19. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu B. Fe. C. Al. D. Ag.

Câu 20. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag. B. Na. C. Al. D. Fe.

Câu 21. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 22. Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Sn2+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Ni2+.

Câu 23. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+. B. Ag+. C. Cu2+. D. Zn2+.

Câu 24. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Fe. B. K. C. Mg. D. Al.

Câu 25. Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Au3+.

Câu 26. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 27. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 28. Cho p/ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

Câu 29. Cho phương trình hóa học của phản ứng:
2Cr + 3Sn2+ 2Cr3+ + 3Sn. Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa. B. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử.
C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa. D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.

Câu 30. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag↓
(2) Mn + 2HCl MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.

Câu 31. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag.

Câu 32. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Al, Fe, CuO. B. Zn, Cu, Mg. C. Fe, Ni, Sn. D. Hg, Na, Ca.

Câu 33. Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.
Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Zn, Ag+. B. Ag, Cu2+. C. Ag, Fe3+. D. Zn, Cu2+.

Câu 34. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Fe3+, Cu2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Ag+. C. Cr2+, Au3+, Fe3+. D. Cr2+, Cu2+, Ag+.

Câu 35. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 36. Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat. (b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat. (d) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (b) và (d).

Câu 37. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Câu 38. Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

Câu 39. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.

Câu 40. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dd axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dd Y là
A. MgSO4 và FeSO4. B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3. D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Câu 41. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Fe, Cu. B. Al, Cu, Ag. C. Fe, Cu, Ag. D. Al, Fe, Ag.

Câu 42. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 lấy dư, thu được 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 3,6. C. 2,7. D. 4,8.

Câu 44. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56.

Câu 45. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.

Câu 46. Nung 6 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 8,4 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V mol dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 300. B. 200. C. 150. D. 400.

Câu 47. Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr.

Câu 48. Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40.

Câu 49. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6.

Câu 50. Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.

Câu 51. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0.

Câu 52. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng thanh kim loại tăng 0,8 gam so ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 8,4 gam. B. 6,4 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam.

Câu 53. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,32. B. 5,04. C. 2,88. D. 2,16.

Câu 54. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là
A. 2,00. B. 3,60. C. 1,44. D. 5,36.

Câu 55. Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,96. B. 11,48. C. 17,22. D. 14,35.


TỔNG HỢP HỮU CƠ-VÔ CƠ
Câu 1. Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua.
(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là: A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3. (g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Al dư vào dd FeCl3 thu được Fe.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch chứa muối Fe(NO3)2.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 4. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, t0), thu được chất béo rắn.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
(e) Ở điều kiện thường, etyl amin là chất khí, tan nhiều trong nước.
(f) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là : A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là :A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10. Cho các phát biểu sau
a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
c) Trong tơ tằm có các góc α-amino axit.
d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top