• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương bài giảng Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, LS hình thành

Chị Lan

New member
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ


KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.1.1. Vị trí địa lí


- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.

- Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.

1.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận :

- Phần đất liền :

+ Có diện tích 331.212 km2.

+ Có hệ toạ độ : 8º34’B - 23º23’B và 102º10’Đ - 109º24’Đ.

+ Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía tây, phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.

- Phần biển : Có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận : nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.

- Vùng trời : Là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ.

1.1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

a) Về tự nhiên

- VTĐL quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

- VTĐL đã góp phần làm cho nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú.

- VTĐL và hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.

- VTĐL cũng đặt chúng ta trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai

b) Về dân cư và xã hội

- VTĐL làm cho nước ta có một cộng đồng dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc.

- VTĐL cũng làm cho nước ta có nhiều nét tương đồng về mặt văn hoá với các nước trong khu vực do cùng chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn.

c) Về kinh tế

- Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm, nguồn nhiệt dồi dào, nước ta có thể hoạt động kinh tế suốt năm, có thể phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa canh.

- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nước ta có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng.

- Nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông, nước ta trở thành một “quốc gia mặt tiền”, là cửa ngõ thông ra biển của nhiều nước trong khu vực.

- Nằm ở vị trí ngã tư giao thông quốc tế, nước ta có thể liên lạc dễ dàng với các nước bằng nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau, đó là tiền đề để phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư của các nước.

- Nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế sôi động của thế giới, nước ta dễ dàng tiếp thu vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của các nước, tăng cường giao lưu buôn bán.

- Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng đặt nước ta trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai phải có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu, và trong khu vực có sự cạnh tranh gay gắt.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ


KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.2.1. Đặc điểm hình thành và phát triển lãnh thổ


- Có liên quan chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, rất lâu dài và phức tạp.


- Chia làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, đánh dấu một bước phát triển mới.


1.2.2. Các giai đoạn phát triển


a) Giai đoạn tiền Cambri


- Là giai đoạn đặt nền móng ban đầu, cổ nhất, kéo dài lâu nhất (kéo dài 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm).


- Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta (các đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ năm được tìm thấy ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).


- Các điều kiện địa lí còn rất sơ khai (tảo, động vật thân mềm…).


b) Giai đoạn Cổ kiến tạo


- Có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ được hình thành trong giai đoạn này.


- Diễn ra trong thời gian khá dài (475 triệu năm, bắt đầu cách đây 540 triệu năm kết thúc cách đây 65 triệu năm).


- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ (chịu tác động của vận động tạo núi Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri).


- Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới đã phát triển (san hô, rừng nhiệt đới, cổ sinh vật…).


c) Giai đoạn Tân kiến tạo


- Là giai đoàn cuối, giai đoạn hoàn thiện và đang còn tiếp diễn.


- Diễn ra ngắn nhất (mới cách đây 65 triệu năm).


- Chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu (nâng cao địa hình, hình thành các cao nguyên, bồi đắp các đồng bằng châu thổ).


- Hoàn thiện các điều kiện tự nhiên (hình thành các mỏ khoáng sản, thiên nhiên nhiệt đới phát triển...).


Theo: Nguyễn Hoà, ĐH Đà Nẵng​
 
Chị ơi, theo em biết thì Kiến thức này thuộc bậc Đại học - Cao đẳng chị à !

Tuy rằng kiến thức chưa sâu lắm, nhưng kết cấu của kiến thức ở pham vi Phổ thông em nhận thấy khó tiếp nhận và hình dung hết vấn đề ạ !
 
Chị ơi, theo em biết thì Kiến thức này thuộc bậc Đại học - Cao đẳng chị à !

Tuy rằng kiến thức chưa sâu lắm, nhưng kết cấu của kiến thức ở pham vi Phổ thông em nhận thấy khó tiếp nhận và hình dung hết vấn đề ạ !

Những kiến thức này đều thuộc chương trình phổ thông đấy.
Đặc biệt là có nhiều trong chương trình Địa lí THCS, lớp 8.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top