Để đạt điểm cao môn Toán, Lý , Hoá
Ngày 4/7, các sĩ tử cả nước sẽ bước vào môn thi đầu tiên của kì thi ĐH đợt 1 với môn Toán của hai khối A và V. Để tránh những sai lầm đáng tiếc và đạt điểm cao, các thí sinh cần lưu ý một số điểm sau.
Thí sinh làm thủ tục dự thi ĐH
Tâm lý chủ quan thường khiến cho thí sinh mắc những sai sót không đáng có khi làm Toán. Thầy giáo Hoàng Trọng Hảo, Tạp chí Toán Tuổi thơ đã có những chia sẻ với các bạn thí sinh về cách làm toán để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo thầy Hảo, sai lầm phổ biến nhất liên quan đến điều kiện khi giải toán đó là không viết điều kiện, viết thiếu điều kiện, viết sai điều kiện, không kiểm tra nghiệm có phù hợp với các điều kiện hay không, kết hợp sai điều kiện. Chú ý rằng mỗi ý trên đều bị trừ tối thiểu 0,25 điểm ở mỗi bài toán.
Sai lầm tiếp theo là không phân bố thời gian làm bài hợp lí. Có bạn làm câu khảo sát vẽ đồ thị đến 40-50 phút. Có bạn cố làm một bài khó trước dẫn đến lúc sắp hết giờ không kịp làm những bài dễ. Nên làm bài theo thứ tự từ dễ đến khó. Cố gắng làm những bài dễ nhất (3 đến 4 bài) trong khoảng dưới 15 phút một bài. 3 đến 4 bài tiếp theo giải với thời gian trung bình từ 20 đến 25 phút mỗi bài.
Chỉ nháp những bài toán chưa tìm được hướng giải. Với những bài toán đã có hướng giải thì (nếu cần) chỉ nháp những phần đơn giản như biến đổi nhân đa thức, giải phương trình hay bất phương trình bậc hai, xét dấu... nhằm tiết kiệm thời gian (tránh viết hai lần trên cả nháp lẫn tờ giấy thi).
Cố gắng tính toán đúng ngay ở lần tính đầu tiên. Kinh nghiệm đau đớn của nhiều thí sinh là chủ quan, làm ẩu, mong cuối giờ kiểm tra lại. Thực tế thí sinh không đủ thời gian để kiểm tra lại được hoặc nếu có cũng rất hiếm khi tìm được sai sót lúc ở phòng thi.
Không bỏ cuộc trước bất cứ bài toán nào. Cố sức kiếm thêm từng 0,25 điểm ở những bài khó nhất, ngay cả những bài không tìm được đáp số. Chẳng hạn, với bài toán tìm cực trị hay giải phương trình, hệ phương trình thì riêng việc viết đúng tập xác định hay điều kiện cũng có thể được 0,25 điểm. Hoặc như bài toán giải hệ phương trình, nếu dùng phương pháp thế để khử ẩn dẫn đến một phương trình không tìm cách giải được thì vẫn được điểm.
Cũng theo thầy Hảo, lưu ý khi mò nghiệm thường là nghiệm đẹp (chẳng hạn x = 1 hay x = 2). Với bài toán hình học tìm tọa độ điểm cũng thường ra đáp số đẹp (lưu ý nếu nghiệm xấu thì kiểm tra lại các bước tính toán).
Khác với môn Toán, môn Lý và Hoá có hình thức thi trắc nghiệm nên các thí sinh cần cẩn thận để tránh những sai lầm đáng tiếc. Bởi vì với các môn trắc nghiệm chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dễ bị mất điểm. Sau đây là lời khuyên bổ ích của nhiều giáo viên dành cho các sỹ tử về những điều cần tránh đối với từng môn.
Môn Vật Lý
Trong môn Vật Lý có hai phần: Lý thuyết và bài tập. Vì vậy các thí sinh nên tranh thủ lúc đầu óc còn minh mẫn để tập trung làm phần lý thuyết đầu tiên để tránh nhầm lẫn vì khi làm bài tập trước dễ gây rối trí và hay mắc sai lầm trong việc chọn đáp án đúng nhất cho những câu lý thuyết đơn giản.
Nhiều thí sinh chủ quan không đọc kĩ đề bài nên dễ bị nhầm lẫn yêu cầu của đề bài. Đây là sai lầm phổ biến trong khi làm trắc nghiệm. Ví dụ: câu hỏi yêu cầu khoanh đáp án không đúng, các bạn lại chọn đáp án đúng. Như vậy sẽ bị mất điểm hoàn toàn với câu hỏi dạng này. Vì vậy, việc cần làm trước nhất là các em phải đọc kĩ đề bài trước khi đặt bút khoanh đáp án.
Tiếp đến là khi gặp những câu quá khó, trong quá trình giải mất khá nhiều thời gian nên các em đã bỏ qua. Việc làm này không sai nhưng nhiều em sau khi bỏ qua để làm câu khác lại không quay lại làm câu đó như thế sẽ rất đáng tiếc. Lời khuyên dành cho các em trong trường hợp này là: cần bỏ qua những câu hỏi khó để làm những câu “dễ thở” ăn điểm ngay, sau đó phải quay lại tìm cách giải, nếu không kịp thời gian thì hãy cứ khoanh đáp án mình cho là hợp lí nhất. Trong dạng bài trắc nghiệm, “thà khoanh nhầm còn hơn bỏ sót” là những kinh nghiệm xương máu mà các anh chị đi truớc thường áp dụng.
Các thí sinh cần biết cách phân tích đề để tránh nhớ sai kiến thức, chẳng hạn như một số câu hỏi về giao thoa án sáng lại nhớ sang giao thoa của sóng cơ học. Ngoài ra, không nên phức tạp hoá vấn đề trong khi câu hỏi ra rất đơn giản. .Nhiều em học sinh sẽ viết từng phương trình một sau đó lựa chọn đáp án luôn dẫn đến cứ tưởng mình đúng nhưng khi xem lại đáp án thì đã sai hoàn toàn, ở câu hỏi này chúng ta phải nhớ rằng đây là một chuỗi các phóng xạ chỉ có một phương trình,áp dụng hai định luật bảo toàn số khối và bảo toàn năng lượng để lập hệ phương trình suy ra kết quả bài toán.
Điểm sai sót tiếp theo là việc học tủ một số câu hỏi nâng cao, nhiều em dễ nhầm lẫn kiến thức. Thêm vào đó các em cần chú ý tuyệt đối không đuợc chọn hai đáp án trong cùng một câu trả lời. Nếu chưa chắc chắn thì nên ghi đáp án ra nháp rồi sau đó tìm cách giải để chọn đựơc đáp số đúng nhất sau đó mới viết vào giấy thi.
Môn Hoá học
Trước khi thi các em cần hệ thống lại kiến thức môn hoá học một cách khoa học. Bởi vì kiến thức hóa học có sự gắn kết liên tục và mang tính hệ thống, trải qua cả ba năm học nó bảo gồm các nội dung: Đại Cương – Vô cơ – Hữu cơ. Nhiều em chưa biết cách nên khi gặp bài toán không biết kiến thức đó nằm ở khu vực nào để làm bài. Cho nên thấy câu nào cũng là khó dẫn đến điền bừa, điền không chắc chắc.
Khi giải bài toán của môn Hoá học, các thí sinh cần tóm tắt đề bài một cách ngắn gọn nhất với đầy đủ các dữ kiện quan trọng, sau khi làm xong cần đối chiếu lại giữa đáp số và các dữ kiện đó.
Một số bài toán các câu hỏi độc lập với nhau,nếu các em không làm được câu trước, hãy thử làm câu sau, không nên thấy câu đầu khó đã vội bỏ. Cách trình bày bài thi: Nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, không diễn đạt dông dài.
Vì khả năng phản tính toán và phản xạ tư duy còn kém hoặc do áp lực tâm lý nên nhiều em dễ nhầm lẫn từ việc đơn giản như sử dụng máy tính . Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ.. là những kiến thức cơ sở cũng bị các em xem nhẹ. Bởi vậy trong tính toán cần cẩn thận từ khâu nhỏ nhất như bấm máy.
Trong đề thi có một số bài tập liên quan tới chất dư, nhiều em làm bài không chú ý tới điều đó dẫn đến làm sai bài toán.
Chẳn hạn: như bài toán AL + dung dịch kiềm.
Có nhiều bài toán thường lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề, ta đã phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có khả năng đúng... Các em hay sai lầm đó là do chủ quan,không hiểu bản chất vấn đề.
Chẳng hạn như :
VD: viết các phương trình phản ứng thực hiện biến hóa sau:
Ca3 ( PO4)2 à H3PO4 à Ca ( H2PO4)2.
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca ( H2PO4)2 theo sơ đồ biến hóa trên. Biết hiệu suất của quá trình là 80%
Đáp số: 700kg
Đây là một câu hỏi hoàn toàn không khó,nhưng đòi hỏi thí sinh phải có kính nghiệm,biết cách phân tích đề thì mới “ bắt được dụng ý của người ra đề thi “ và làm đúng đáp án.
Đối với nhưng thí sinh làm nhiều bài tập,nhìn vào sơ đồ, ta có thể nhận biết ngay ra đây là sơ đồ quy trình điều chế Supephosphat kép.
Theo VNN.