• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Dương tính với Covid19 rồi có bị lại hay không?

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Hơn 5 năm trước cả thế giới biết đến Pauline Cafferkey không chỉ vì lòng nhân ái và sự dũng cảm của cô, khi là 1 y tá Scotland tình nguyện đến làm việc tại Sierra Leone nơi dịch Ebola đang bùng phát, mà còn bởi cô là trường hợp đặc biệt khi bị nhiễm Ebola đến 2 lần (tái nhiễm trong vài tháng sau khi nhiễm bệnh lần đầu) và cả 2 lần cô đều vượt qua lưỡi hái tử thần.

Sự tái nhiễm được giải thích trên mối quan hệ giữa kháng nguyên và kháng thể, hay giữ virus và hệ miễn dịch của chúng ta. Khi virus xâm nhập cơ thể hệ miễn dịch nhận biết, khu trú tiêu diệt và sản sinh ra kháng thể, kháng thể sinh ra đủ lớn sẽ bảo vệ cơ thể ở những lần nhiễm sau do chính loại virus đó. Nhưng mối quan hệ đó thật sự rối rắm và phức tạp hơn rất nhiều. Được ví cuộc tình của đôi nam nữ, càng cuồng nhiệt càng đau đớn, càng mới lạ càng hào hứng mất định hướng, càng kéo dài càng suy kiệt mệt mỏi (Obi)

Ca bệnh của cô y tá Scotland được giải thích dựa trên 1 hiện tượng của hệ miễn dịch "immune-privileged". Khi mầm bệnh xâm nhập vào một số cơ quan, hệ miễn dịch sẽ ko phản ứng theo kiểu bao vây tiêu diệt, sản sinh kháng thể mà sẽ dung nạp mầm bệnh. Hiện tượng được cho là 1 cách cơ thể tự bảo vệ, đặc biệt hay xảy ra tại hệ thần kinh, rau thai, hay mắt. Nếu phản ứng viêm gây mất chức năng của các cơ quan này hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Có thể suy luận do không có phản ứng viêm nên ko tạo được miễn dịch. Đó là cách giải thích cho ca bệnh tái nhiễm trên, những trường hợp như vậy thường thấy ở những bn có tải lương virus cao, nhưng ko phổ biến.

Ngày hôm qua nhiều báo đưa tin 1 bệnh nhân tái nhiễm nCov tại Thành Đô, Tứ Xuyên sau 10 ngày xuất viện. Trường hợp này thì ko phải là trường hợp tái nhiễm, trích lời Zhao Jianping người đứng đầu nhóm phòng chống dịch ở Hồ Bắc " vì áp lực giường bệnh, họ không thể giữ những ca đã hết triệu chứng ở bệnh viện, do đó sẽ có những ca đã hồi phục nhưng vẫn còn virus như vậy". Thực tế ở Việt Nam, 1 số ca bệnh đã hết triệu chứng từ lâu, nhưng xét nghiệm virus vẫn dương tính.

Cho đến nay thì liệu bệnh nhân nCov sau khi chữa khỏi có bị tái nhiễm không thì vẫn chưa bết, bệnh nhân nhiễm MERS CoV thì chưa thấy hiện tượng này ( CDC).

Nhưng dù thế nào thì chúng ta vẫn chuẩn bị tinh thần, mọi thứ đều mới lạ, hệ miễn dịch là 1 thế giới phức tạp, và ở đâu đó vẫn có những trường hợp đặc biệt.

-Bác sĩ Ngô Hà-

thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(16)30369-5/fulltext#section-3d6acba1-acea-4be2-8dc9-b7e14e5b6583

cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/faq.html

facebook.com/1670912333/posts/10213692594623731/?d=n
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top