[FONT="]ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ VÀ LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA LÊ THÁNH TÔNG[/FONT]
Đường lối lễ trị của Lê Thánh Tông cơ bản cũng là chủ trương lấy lễ nghĩa để ràng buộc con người, song ở đây lễ nghĩa đó phải được xây dựng trên cơ sở đời sống ấm no của dân, “ No nên bụt, đói nên ma” ( Hồng Đức quốc âm thi tập). Ông kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chính những tư tưởng về đường lối đó giải thích vì sao bộ luật Hồng Đức có nhiều yếu tố tiến bộ so với các bộ luật khác dưới thời phong kiến, vì sao nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông lại chăm lo cho việc thủy lợi, khuyến khích sản xuất nông nghiệp và vì sao nền văn hiến của dân tộc ta dưới triều Lê Thánh Tông lại được đẩy mạnh và trưởng thành về nhiều mặt…Ông cũng thường xuyên cũng cố lực lượng võ bị.
Tóm lại, đường lối dựng nước của Lê Thánh Tông, tuy căn bản vẫn theo mô hình của tư tưởng Nho giáo, nhằm tăng cường chế độ chuyên chế, song nó đáp ứng được một số yếu tố yêu cầu dân sinh dân chủ của dân, tạo ra được một số tiền đề cho đất nước., phát triển cho ý thức tự cường dân tộc được nâng cao. Đó là đường lối thức thời và được lịch sử chấp nhận.
Tư tưởng của Lê Thánh Tông có những hạn chế lớn, chủ nghĩa chủ quan biểu hiện rất rõ trong việc tự đánh giá và đánh giá triều đại mình, ý thức vì bản ngã cũng rất nặng nề. Ông tự coi mình là trung tâm của xã hội, chi phối xã hội.
Ông coi tư tưởng và đạo đức Nho giáo là yếu tố quyết định đưa xã hội Việt Nam đến thái nình thịnh trị.
[FONT="]Theo NXBLD.[/FONT]
[FONT="] [/FONT]
[FONT="] [/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: