Được - mất khi Google rời khỏi Trung Quốc vào tháng 4

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Việc cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới sẽ từ bỏ thị trường có lượng người dùng lớn nhất của họ là tâm điểm gây xôn xao cộng đồng Internet nhiều tuần qua.

ImageView.aspx


Những bó hoa chia tay của người sử dụng dịch vụ Google đặt trước trụ sở của hãng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Wall Street Journal

Đến nay, tuyên bố của Google gần như chắc chắn tuyệt đối với các thông báo đến từ giới truyền thông Trung Quốc. Từ ngày 12-1-2010, “gã khổng lồ” này phát đi ý định rời bỏ thị trường Trung Quốc sau khi bị tấn công vào cơ sở dữ liệu hồi giữa tháng 12-2009.

Lúc đó, Google cho biết họ sẽ đàm phán với Chính phủ Trung Quốc về cách thức hoạt động mới là không kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm trên Google.cn - trang web mà Google thiết kế riêng cho người dùng ở đất nước này. Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc Google.cn có thể bị đóng cửa. Bởi khi đưa dịch vụ vào Trung Quốc hồi năm 2006, Google đã phải tuân thủ luật của nước này là kiểm duyệt mọi nội dung đánh dấu chỉ mục trong kết quả tìm kiếm, và loại bỏ các nội dung liên quan đến khiêu dâm và chính trị, an ninh quốc gia.

Các cuộc đàm phán dường như không đạt kết quả. Tờ China Business News vừa dẫn lời một quan chức giấu tên của Google cho hay hãng sẽ từ bỏ Trung Quốc vào ngày 10-4. Nhưng cộng đồng mạng chưa rõ Google có rút toàn bộ các dịch vụ của họ đi hay không và sự việc này làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều từ người sử dụng cũng như báo chí hai nước.
Báo chí Trung Quốc phản ứng rằng việc Google cáo buộc chính phủ nước này tấn công để lấy cơ sở dữ liệu của Google là không có căn cứ. Bởi không chỉ Google mà hơn 30 công ty khác cũng bị ảnh hưởng từ vụ đột nhập đó. Ngoài ra, Google khi hoạt động trên đất Trung Quốc phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc.

Trong khi đó, tờ Washington Post lập luận quyết định rời đi là tốt cho Google. Họ cho hay phần lớn công ty bị tấn công cơ sở dữ liệu đều đến từ Mỹ và châu Âu. “Google đã có bước đi đáng ngợi khen khi phản ứng công khai”, Washington Post viết. Còn việc kiểm duyệt các nội dung đánh dấu trong kết quả tìm kiếm chính là vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Những người ủng hộ Google cũng cho rằng liệu người dùng có còn tin vào kết quả hiển thị của một công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm hay không khi họ bị ràng buộc bởi các quan điểm chính trị của nước sở tại. Họ cho rằng khi Google rời đi, những người mất mát chính là người dùng Internet, các doanh nghiệp quảng cáo, Google và bản thân Chính phủ Trung Quốc.

Google không tiết lộ quy mô hoạt động của họ ở Trung Quốc, một thị trường sản sinh 200 - 600 triệu USD hằng năm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Dù lợi nhuận nhỏ hay lớn Google cũng mất cơ hội kiếm thêm tiền ở đây. Còn Chính phủ Trung Quốc sẽ mang tiếng vi phạm quyền tự do ngôn luận và điều này có thể cản bước nhiều công ty nước ngoài đến làm ăn. Nhưng trước mắt, khoảng 40 triệu người sử dụng trung thành và 400 triệu cư dân mạng sẽ chịu thiệt đầu tiên bởi Google với các dịch vụ tìm kiếm, e-mail, bản đồ… đã trở nên rất thân thiện và hữu ích trong cuộc sống của họ.


PHAN ANH (Theo Washingtonpost, Cnet, China Daily) - TTO
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top