Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Định nghĩa dư luận xã hội
Thuật ngữ Dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà nước người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 12. Tuy nhiên, chính Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là bộ Trưởng Bộ ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Dư luận xã hội còn được gọi theo những cách khác bằng những thuật ngữ tương đương như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng…Thuật ngữ này sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và trong một số ngành khoa học cũng như chính trị học, triết học và trong tâm lý học xã hội. …Tuy nhiên, cho dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng khái niệm này lại không có nội dung xác định, không có một ý nghĩa thống nhất. Chính vì vậy, có những trường hợp cả hai nhóm ủng hộ và phản đối một vấn đề gì đấy thì được nói rằng Dư luận xã hội đứng về phía họ. Nói cách khác, trong nhiều lĩnh vực, người ta sử dụng khái niệm Dư luận xã hội như một thói quen, mà không có định nghĩa cụ thể về nó.
Chính vì tính chất không xác định của khái niệm Dư luận xã hội từ trướccho đến nay tồn tại rất nhiều những định nghĩa khác nhau về Dư luận xã hội. điển hình là một số định nghĩa cơ bản sau:
- Socrat: ý kiến là cái gì đó nằm giữa sự mù quáng và tri thức.
- E.Kant: YÝkiến nằm ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin.
Theo các nhà dịch giả hiện đại thì Dư luận xã hội là ý kiến và thái độ của những nhóm lớn, còn gọi là công chúng những người có chung đặc điểm n ào đó: thí dụ ngưuơì dân Việt Nam, người dân châu Á, những cử tri, thanh niên Việt Nam…Khái niệm Dư luận xã hội có liên quan chặt chẽ với khái niệm Thái độ và khái niệm Niềm tin
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Dư luận xã hội. Theo Young, Dư luận xã hội được hình thành theo cách hợp lý hoá. Dư luận xã hội là sự đánh giá của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau mộDư luận xã hội thảo luận công cộng.
Máckinon thì lại nghiêng về phái quan điểm thượng lưu về Dư luận xã hội. ÔNg cho rằng Dư luận xã hội đó là ý kiến của nhóm có đủ thông tin - Dư luận xã hội có thể được xem là tình cảm, về bất kì chủ đề gì mà đựơc những người có nhiều thông tin nhất, trí tuệ nhất, và đạo đức nhất của cộng đồng ấp ủ.
Theo quan điểm của Folson, Dư luận xã hội là ý kiến chỉ của nhóm thứ cấp: khi có sự tham gia của công chúng, hay là một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ cấp nhóm giao tiếp trực diện, chúng ta có Dư luận xã hội.
…..
Hiểu một cách chung nhất, Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận, trao đổi trong xã hội. Nói cách khác, nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính thuần nhất của mỗi quốc gia.
Như vậy, Dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội. Tính đặc trưng của Dư luận xã hội thể hiện ở chỗ nó không tồn tại như một dạng độc lập với các trạng thái ý thức xã hội như chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật….mà nó xuyên suốt trong các dạng ý thức xã hội đó. Dư luận xã hội không phải là bản thân chính trị, thế nhưng nó có mặt và hoạt động tích cực trong hành vi, ý thức chính trị của cá nhân. Dư luận xã hội không phải là khoa học nhưng chúng ta có thể gặp nhiều tình huống Dư luận xã hội lên tiếng về những vấn đề khoa học như việc nhân bản vô tính con người, vấn đề đa dạng sinh học, hay sự nóng lên của trái đất…
Như vậy, có thể hiểu rằng, Dư luận xã hội chính là một thành phần thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, và tính chất của nó bị quy định bởi tính chất các quan hệ kinh tế trong xã hội. Nói cách khác, xã hội nào thì Dư luận xã hội kiểu đó. Tuy vậy, với tư cách là một phần của kiến trúc thượng tầng, Dư luận xã hội “Bảo thủ hơn” hay “tiến bộ hơn” so với sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội.
Dư luận xã hội mang tính chỉnh thể. Dư luận xã hội được hình thành trên các cơ sở ý kiến của cá nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân. Nói các khác, không thể coi Dư luận xã hội là đơn giản chỉ là kết quả trung bình cộng cơ học của những ý kiến khác biệt của các cá nhân. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, kết quả trưng cầu ý kiến thể hiện qua thảo luận, đối thoại của người trả lời với các cá nhân và nhóm xã hội khác hoặc đối thoại với chính bản thân họ thông qua những chuẩn mực và giá trị xã hội mà họ công nhận. Người trả lời trong các cuộc điều tra Dư luận xã hội chỉ là ngưòi thể hiện (người mang Dư luận xã hội)
Tóm lại, Dư luận xã hội ý kiến có tính chất đánh giá về cá vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung.
Xã hội học về Dư luận xã hội
Tác giả: Nguyễn Quý Thanh
Nguồn :Tamlyhoc.net
Thuật ngữ Dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà nước người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 12. Tuy nhiên, chính Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là bộ Trưởng Bộ ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Dư luận xã hội còn được gọi theo những cách khác bằng những thuật ngữ tương đương như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng…Thuật ngữ này sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và trong một số ngành khoa học cũng như chính trị học, triết học và trong tâm lý học xã hội. …Tuy nhiên, cho dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng khái niệm này lại không có nội dung xác định, không có một ý nghĩa thống nhất. Chính vì vậy, có những trường hợp cả hai nhóm ủng hộ và phản đối một vấn đề gì đấy thì được nói rằng Dư luận xã hội đứng về phía họ. Nói cách khác, trong nhiều lĩnh vực, người ta sử dụng khái niệm Dư luận xã hội như một thói quen, mà không có định nghĩa cụ thể về nó.
Chính vì tính chất không xác định của khái niệm Dư luận xã hội từ trướccho đến nay tồn tại rất nhiều những định nghĩa khác nhau về Dư luận xã hội. điển hình là một số định nghĩa cơ bản sau:
- Socrat: ý kiến là cái gì đó nằm giữa sự mù quáng và tri thức.
- E.Kant: YÝkiến nằm ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin.
Theo các nhà dịch giả hiện đại thì Dư luận xã hội là ý kiến và thái độ của những nhóm lớn, còn gọi là công chúng những người có chung đặc điểm n ào đó: thí dụ ngưuơì dân Việt Nam, người dân châu Á, những cử tri, thanh niên Việt Nam…Khái niệm Dư luận xã hội có liên quan chặt chẽ với khái niệm Thái độ và khái niệm Niềm tin
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Dư luận xã hội. Theo Young, Dư luận xã hội được hình thành theo cách hợp lý hoá. Dư luận xã hội là sự đánh giá của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau mộDư luận xã hội thảo luận công cộng.
Máckinon thì lại nghiêng về phái quan điểm thượng lưu về Dư luận xã hội. ÔNg cho rằng Dư luận xã hội đó là ý kiến của nhóm có đủ thông tin - Dư luận xã hội có thể được xem là tình cảm, về bất kì chủ đề gì mà đựơc những người có nhiều thông tin nhất, trí tuệ nhất, và đạo đức nhất của cộng đồng ấp ủ.
Theo quan điểm của Folson, Dư luận xã hội là ý kiến chỉ của nhóm thứ cấp: khi có sự tham gia của công chúng, hay là một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ cấp nhóm giao tiếp trực diện, chúng ta có Dư luận xã hội.
…..
Hiểu một cách chung nhất, Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận, trao đổi trong xã hội. Nói cách khác, nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính thuần nhất của mỗi quốc gia.
Như vậy, Dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội. Tính đặc trưng của Dư luận xã hội thể hiện ở chỗ nó không tồn tại như một dạng độc lập với các trạng thái ý thức xã hội như chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật….mà nó xuyên suốt trong các dạng ý thức xã hội đó. Dư luận xã hội không phải là bản thân chính trị, thế nhưng nó có mặt và hoạt động tích cực trong hành vi, ý thức chính trị của cá nhân. Dư luận xã hội không phải là khoa học nhưng chúng ta có thể gặp nhiều tình huống Dư luận xã hội lên tiếng về những vấn đề khoa học như việc nhân bản vô tính con người, vấn đề đa dạng sinh học, hay sự nóng lên của trái đất…
Như vậy, có thể hiểu rằng, Dư luận xã hội chính là một thành phần thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, và tính chất của nó bị quy định bởi tính chất các quan hệ kinh tế trong xã hội. Nói cách khác, xã hội nào thì Dư luận xã hội kiểu đó. Tuy vậy, với tư cách là một phần của kiến trúc thượng tầng, Dư luận xã hội “Bảo thủ hơn” hay “tiến bộ hơn” so với sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội.
Dư luận xã hội mang tính chỉnh thể. Dư luận xã hội được hình thành trên các cơ sở ý kiến của cá nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân. Nói các khác, không thể coi Dư luận xã hội là đơn giản chỉ là kết quả trung bình cộng cơ học của những ý kiến khác biệt của các cá nhân. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, kết quả trưng cầu ý kiến thể hiện qua thảo luận, đối thoại của người trả lời với các cá nhân và nhóm xã hội khác hoặc đối thoại với chính bản thân họ thông qua những chuẩn mực và giá trị xã hội mà họ công nhận. Người trả lời trong các cuộc điều tra Dư luận xã hội chỉ là ngưòi thể hiện (người mang Dư luận xã hội)
Tóm lại, Dư luận xã hội ý kiến có tính chất đánh giá về cá vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung.
Xã hội học về Dư luận xã hội
Tác giả: Nguyễn Quý Thanh
Nguồn :Tamlyhoc.net