(TT&VH) - Nếu cú sút của Quang Hải không đập vào chân của một hậu vệ Olympiakos, thì nó sẽ đi ra ngoài khung thành, sẽ không có bàn thắng nào. Đó là may mắn. Nhưng nếu không có đường chuyền của Đinh Hoàng La, thì càng không có cơ hội cho Quang Hải ghi bàn.
Một mình Quang Hải sẽ không làm nên thắng lợi. Như cú solo vượt qua 3 hậu vệ Olympiakos, đẹp đấy, nỗ lực đấy, mang lại vô vàn cảm xúc đấy, nhưng cuối cùng để lại là cái gì? Chỉ là một cú dứt điểm chệch khung gỗ. Rồi nó sẽ đi vào quên lãng? Không sớm thì muộn, người ta sẽ quên. Vì tình huống ấy chẳng mang lại điều gì.
Hoặc giả người ta sẽ nhớ, như một bài học về tinh thần đồng đội. Thanh Bình đã đứng đó, ở một không gian rất rộng, không có ai kèm cả. Chỉ cần Hải chuyền ngang, Bình sẽ ghi bàn. 99,99% là như thế.
Trận chung kết lượt đi AFF Suzuki Cup 2008 giữa chủ nhà Thái Lan và Việt Nam, sân Rajamangala chứng kiến 2 tình huống cũng được coi là 2 bài học: Thứ nhất, đường chuyền ngang trong thế đối mặt với thủ môn đối phương từ chân của Việt Thắng đã giúp Công Vinh ghi bàn thắng quan trọng thứ nhì trong cuộc đời cầu thủ của anh (nếu cho bàn quyết định trong trận lượt về là quan trọng nhất) và cũng là bàn thắng đã mở ra 1 cánh cửa vô địch cho Việt Nam.
Tình huống đó, Thắng có thể tự mình dứt điểm vì góc sút rộng, lại khá đủng đỉnh. Nhưng Thắng vẫn chuyền, vì thế mới chắc cú, thế thì Việt Nam mới có thể sống trong những ngày hội, thế thì các tuyển thủ mới là anh hùng. Thứ hai, pha dốc bóng phản công của Tài Em, cũng là tình huống 2 đánh 1 với thủ môn Thái Lan. Tài Em không chuyền, mà sút, và không vào. Việt Thắng đã đứng đó, để sẵn sàng ghi bàn thắng thứ 3 cho đội tuyển. 99,99% là như vậy nếu Tài Em chuyền ngang.
Ông Calisto sau trận đấu với Olympiakos đã nói tới nền tảng làm nên chiến thắng là lối chơi tập thể. Tựa như một sự khen ngợi và là một đúc kết mang tính thông điệp. Nhưng nếu nhìn vào những pha dứt điểm của các cầu thủ trước khung thành mang bóng dáng của sự ích kỷ, cả Quang Hải và Tấn Tài thì quả vẫn còn điều đáng bàn.
Bóng đá từ lâu rồi vẫn có cuộc “đấu tranh” giữa 2 thứ: cá nhân với tập thể. Nhiều khi các cầu thủ cần sự ích kỷ để trở thành ngôi sao và ngược lại, các ngôi sao cũng thường ích kỷ. Thậm chí có ngôi sao được phép ích kỷ. Nhưng khi một cá nhân chưa đạt tới tầm ngôi sao (xét về chuyên môn) thì sự cố gắng ích kỷ ấy sẽ không mang lại lợi ích.
Bóng đá từ lâu rồi cũng luôn chứng kiến những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các cá nhân ngay ở trong một đội bóng, nhất là khi họ lại chơi trên cùng một vị trí, để vượt lên, trở thành người quan trọng hơn, được sử dụng nhiều hơn. Ở đội tuyển hiện tại, 2 vị trí chính thức trên hàng công là của Công Vinh và Việt Thắng. Họ đá xuất phát trong hầu hết các trận đấu. Rồi sau đấy mới tới Quang Hải và Thanh Bình. Hải phần nào đó được coi là dự bị số 1, nhờ những bàn thắng quyết định, nhờ khả năng bắt nhịp rất nhanh với trận đấu (được rèn luyện như thế trong suốt hơn 2 mùa ở CLB, đá dự bị nhiều hơn đá chính). Hải chỉ cần thêm một vài bàn nữa để thực sự là siêu dự bị, để mọi người nhớ và gọi tên anh. Còn Thanh Bình nếu tịt ngòi thêm vài trận nữa, sẽ chìm sâu trong sự quên lãng.
Nhưng, như đã nói, cái giá phải trả cho sự rạch ròi giữa các các nhân trong cuộc chơi này có thể là cơ hội của đội tuyển. Trong khi, không phải người ta chỉ nhớ tới người ghi bàn, mà cả những người là chủ nhân của những đường chuyền bóng đầy tinh thần đồng đội, cao thượng cũng được khắc tên. Như Việt Thắng, tiền đạo có lối chơi đồng đội và chịu hy sinh nhất của ĐTVN hiện thời, chẳng hạn.
Đây cũng chính là điều ông Calisto cần phải đặt ra cho hàng công, cho các cá nhân của ĐTVN ở những ngày tập trung tới.
Phạm Tấn
Một mình Quang Hải sẽ không làm nên thắng lợi. Như cú solo vượt qua 3 hậu vệ Olympiakos, đẹp đấy, nỗ lực đấy, mang lại vô vàn cảm xúc đấy, nhưng cuối cùng để lại là cái gì? Chỉ là một cú dứt điểm chệch khung gỗ. Rồi nó sẽ đi vào quên lãng? Không sớm thì muộn, người ta sẽ quên. Vì tình huống ấy chẳng mang lại điều gì.
Hoặc giả người ta sẽ nhớ, như một bài học về tinh thần đồng đội. Thanh Bình đã đứng đó, ở một không gian rất rộng, không có ai kèm cả. Chỉ cần Hải chuyền ngang, Bình sẽ ghi bàn. 99,99% là như thế.
Trận chung kết lượt đi AFF Suzuki Cup 2008 giữa chủ nhà Thái Lan và Việt Nam, sân Rajamangala chứng kiến 2 tình huống cũng được coi là 2 bài học: Thứ nhất, đường chuyền ngang trong thế đối mặt với thủ môn đối phương từ chân của Việt Thắng đã giúp Công Vinh ghi bàn thắng quan trọng thứ nhì trong cuộc đời cầu thủ của anh (nếu cho bàn quyết định trong trận lượt về là quan trọng nhất) và cũng là bàn thắng đã mở ra 1 cánh cửa vô địch cho Việt Nam.
Tình huống đó, Thắng có thể tự mình dứt điểm vì góc sút rộng, lại khá đủng đỉnh. Nhưng Thắng vẫn chuyền, vì thế mới chắc cú, thế thì Việt Nam mới có thể sống trong những ngày hội, thế thì các tuyển thủ mới là anh hùng. Thứ hai, pha dốc bóng phản công của Tài Em, cũng là tình huống 2 đánh 1 với thủ môn Thái Lan. Tài Em không chuyền, mà sút, và không vào. Việt Thắng đã đứng đó, để sẵn sàng ghi bàn thắng thứ 3 cho đội tuyển. 99,99% là như vậy nếu Tài Em chuyền ngang.
Ông Calisto sau trận đấu với Olympiakos đã nói tới nền tảng làm nên chiến thắng là lối chơi tập thể. Tựa như một sự khen ngợi và là một đúc kết mang tính thông điệp. Nhưng nếu nhìn vào những pha dứt điểm của các cầu thủ trước khung thành mang bóng dáng của sự ích kỷ, cả Quang Hải và Tấn Tài thì quả vẫn còn điều đáng bàn.
Bóng đá từ lâu rồi vẫn có cuộc “đấu tranh” giữa 2 thứ: cá nhân với tập thể. Nhiều khi các cầu thủ cần sự ích kỷ để trở thành ngôi sao và ngược lại, các ngôi sao cũng thường ích kỷ. Thậm chí có ngôi sao được phép ích kỷ. Nhưng khi một cá nhân chưa đạt tới tầm ngôi sao (xét về chuyên môn) thì sự cố gắng ích kỷ ấy sẽ không mang lại lợi ích.
Bóng đá từ lâu rồi cũng luôn chứng kiến những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các cá nhân ngay ở trong một đội bóng, nhất là khi họ lại chơi trên cùng một vị trí, để vượt lên, trở thành người quan trọng hơn, được sử dụng nhiều hơn. Ở đội tuyển hiện tại, 2 vị trí chính thức trên hàng công là của Công Vinh và Việt Thắng. Họ đá xuất phát trong hầu hết các trận đấu. Rồi sau đấy mới tới Quang Hải và Thanh Bình. Hải phần nào đó được coi là dự bị số 1, nhờ những bàn thắng quyết định, nhờ khả năng bắt nhịp rất nhanh với trận đấu (được rèn luyện như thế trong suốt hơn 2 mùa ở CLB, đá dự bị nhiều hơn đá chính). Hải chỉ cần thêm một vài bàn nữa để thực sự là siêu dự bị, để mọi người nhớ và gọi tên anh. Còn Thanh Bình nếu tịt ngòi thêm vài trận nữa, sẽ chìm sâu trong sự quên lãng.
Nhưng, như đã nói, cái giá phải trả cho sự rạch ròi giữa các các nhân trong cuộc chơi này có thể là cơ hội của đội tuyển. Trong khi, không phải người ta chỉ nhớ tới người ghi bàn, mà cả những người là chủ nhân của những đường chuyền bóng đầy tinh thần đồng đội, cao thượng cũng được khắc tên. Như Việt Thắng, tiền đạo có lối chơi đồng đội và chịu hy sinh nhất của ĐTVN hiện thời, chẳng hạn.
Đây cũng chính là điều ông Calisto cần phải đặt ra cho hàng công, cho các cá nhân của ĐTVN ở những ngày tập trung tới.
Phạm Tấn