Đối thủ duy nhất của BKAV tại Việt Nam là Kaspersky?!

  • Thread starter Thread starter ButBi
  • Ngày gửi Ngày gửi

ButBi

New member
Xu
0
ICTnews – Trả lời phỏng vấn ZDnet Asia, TGĐ BKIS Nguyễn Tử Quảng viết tuy BKIS lép vế hơn so với Symantec, Kaspersky… trên thị trường toàn cầu nhưng “không bao giờ là quá muộn để bắt đầu”.

z7mtli04empub1aq1wj5.png


Trong bài phỏng vấn “Công ty bảo mật Việt Nam đang tìm những đồng đô la trên toàn cầu” đăng trên ZDnet Asia hôm nay, ngày 21/1/2010, ông Nguyễn Tử Quảng đã phát biểu về khát vọng vươn ra thế giới của một công ty bảo mật Việt Nam. Bài viết cũng bổ sung thông tin về những thành quả Bkis đã làm được qua các đường link kết nối đến tin tức ZDnet Asia đăng tải về các sự kiện Bkis đã công bố. Đây là bài viết về CEO công nghệ Việt Nam đầu tiên trên trang tin tức công nghệ trực tuyến danh tiếng này.
Dưới đây là lược dịch về bài phỏng vấn mới nhất của ông Nguyễn Tử Quảng với báo chí quốc tế.

“Kể từ những ngày đầu thành lập trong năm 2001, Trung tâm An ninh mạng Bách khoa (BKIS) đã tiến những bước dài để giành được chiến thắng thị trường nội địa đầy hoài nghi và trở thành một trong những nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng chính đang hoạt động ở Việt Nam.


Theo người sáng lập kiêm CEO Nguyễn Tử Quảng, Trung tâm đã phải liên tục vật lộn và vượt qua tâm lý người dùng trong nước luôn xem “các sản phẩm ngoại quốc tốt hơn sản phẩm trong nước”. Và trong khi phần mềm bảo mật tải miễn phí từ Internet của BKIS được sử dụng rộng rãi từ khi được giới thiệu năm 1995, thì sau đó ông Nguyễn Tử Quảng đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ người tiêu dùng khi công ty quyết định tung ra phần mềm bảo mật phiên bản thương mại.


Trong một trả lời phỏng vấn qua e-mail với ZDNet Asia, vị doanh nhân kiêm giảng viên đại học 34 tuổi này đã thẳng thắn nói về hành trình để BKIS trở thành một lực lượng an ninh mạng toàn cầu, các kế hoạch của công ty mở rộng toàn cầu và những xu hướng chính sẽ tác động đến bối cảnh an ninh mạng tổng thể trong năm 2010.


BKIS hiện đang ở đâu trong lĩnh vực an ninh mạng toàn cầu?


Cá nhân tôi đã bắt đầu làm việc với virus máy tính với một số người bạn từ năm 1995 do vậy công ty thực tế đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cũng có thể so sánh được với các hãng bảo mật có tiếng khác như Symantec, Kaspersky và BitDefender.

Cũng vào năm 1995, chúng tôi đã phát hành phần mềm diệt virus miễn phí đầu tiên chạy trên hệ điều hành MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) nhưng bởi vì công ty của chúng tôi ở một nước đang phát triển nên sản phẩm không được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, chúng tôi tự tin rằng BKIS là một trong những công ty bảo mật hàng đầu về kinh nghiệm nghiên cứu và có lực lượng chuyên gia tinh thông nhất so với xung quanh.

Một số thành tựu đáng kể nhất của chúng tôi gồm có báo cáo giám sát và phân tích virus Conficker, phát hiện lỗ hổng đầu tiên trong trình duyệt Chrome của Google cũng như phát hiện nguồn gốc phát tán các vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào các website chính phủ Hàn Quốc và Mỹ hồi tháng 7/2009.

Làm thế nào ông cạnh tranh được với các đối thủ toàn cầu lớn hơn?

Các công ty như Symantec, McAfee và Trend Micro có lợi thế hơn chúng tôi bởi họ đã bắt đầu quảng bá kinh doanh của họ trên toàn cầu sớm hơn và không dễ gì cạnh tranh với họ.

Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển phần mềm bảo mật và BKIS hiện có 10 triệu khách hàng ở Việt Nam. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi thiếu nhận diện thương hiệu trong thế giới người dùng quốc tế. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang cải thiện các chiến dịch quảng bá để phần mềm của chúng tôi sẽ trở nên phổ biến hơn với các khách hàng toàn cầu.


Ông sẽ thâm nhập vào những thị trường nào?


Trong lĩnh vực CNTT, và đặc biệt là mảng virus, Mỹ là thị trường tiêu biểu, và đó là nơi chúng tôi đang nỗ lực thâm nhập. Nếu chúng tôi thành công ở thị trường này, chúng tôi sẽ được ghi nhận trên toàn cầu.

Là người sáng lập và CEO của BKIS, những thách thức ông phải đối mặt trong năm 2010 là gì?


Để thành công trên thị trường toàn cầu, công ty cần sự ủng hộ từ giới CNTT trong nước. Tuy nhiên, giới CNTT trong nước hiện chưa thật sự ủng hộ chúng tôi, mặc dù chúng tôi đã làm rất tốt ở Việt Nam.

Vấn đề này có lý do của nó. Do chiến tranh kéo dài liên miên, nền kinh tế của chúng tôi vẫn đi sau nhiều nước phát triển hơn trong khu vực, người dân có xu hướng xem nhẹ hàng nội hơn so với sản phẩm nước ngoài. Các sản phẩm của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi cách nhìn nhận đó.


BKIS là công ty thành lập khá sớm trong ngành bảo mật. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ giành được khách hàng trong nước mà phải cải thiện thương hiệu trên toàn cầu, thị trường công ty chưa có nhiều kinh nghiệm.

Tại sao ông tin là có thể giành được sự tín nhiệm trên thị trường toàn cầu?
Lý do tại sao tôi rất tin là sản phẩm của chúng tôi – phần mềm diệt virus BKAV – đã cạnh tranh được với các đối thủ đang cố gắng thâm nhập thị trường Việt Nam. Ví dụ, Trend Micro vào thị trường Việt Nam năm 2003 nhưng không được người dùng trong nước nhắc tới. BitDefender cũng có chung số phận khi họ nhảy vào thị trường trong năm 2007. Hiện nay, đối thủ duy nhất của chúng tôi ở thị trường trong nước là Kaspersky nhưng chúng tôi vẫn có được thị phần thống trị.

Internet là thị trường không có biên giới, do đó virus xuất hiện ở Việt Nam cũng xuất hiện ở những nơi khác trên toàn cầu. BKAV đã được ghi nhận ở Việt Nam, do đó chắc chắn nó cũng sẽ được người dùng trên toàn cầu tin tưởng.


Ông đã gây dựng danh tiếng của Bkis bằng việc cung cấp phần mềm miễn phí. Việc quyết định thu phí người dùng bản thương mại có khó khăn không?


Chúng tôi đã nếm trải những khó khăn trong quá trình thương mại hóa từ khi chúng tôi quyết định giới thiệu phần mềm phải trả tiền cách đây 4 năm.
Thách thức chính là thuyết phục người dùng về sự khác biệt giữa sử dụng BkavPro (phiên bản thương mại) và phiên bản miễn phí. Bản thương mại có hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và có những tính năng cao cấp không có trong bản miễn phí.

Chúng tôi cũng phải thuyết phục người dùng rằng mua phần mềm có bản quyền là cần thiết và tự nhiên như mua hàng trong siêu thị. Đó là do bởi tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam lên tới trên 85%, và nhiều người đã quen với việc sử dụng các chương trình miễn phí.


Văn hóa kinh doanh ông đã in đậm trong Bkis là gì?


Khẩu hiệu của công ty chúng tôi là “Hãy làm hết mình những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn”. Khẩu hiệu này là động lực chính để chúng tôi làm việc hết mình để giúp đỡ khách hàng. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định cung cấp phiên bản miễn phí trước. Tuy nhiên, để phát triển và có thể giúp đỡ khách hàng theo cách chuyên nghiệp hơn, chúng tôi không có lựa chọn nào khác là phải thương mại hóa sản phẩm.

Được biết, hầu hết nhân viên của ông được tuyển trong nước. Nhân lực đó có đủ và ông có kế hoạch thuê nhân sự từ nước ngoài không?


Hiện nay, chúng tôi có hơn 500 nhân viên, trong đó nhiều người là chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật và virus. Hầu hết số chuyên gia bảo mật này được tuyển dụng từ Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường tôi giảng dạy và cũng là trường đào tạo công nghệ lớn nhất ở Việt Nam.


Dựa trên thực tế chúng tôi có thể phục vụ khoảng 10 triệu khách hàng, điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi có đủ nguồn nhân lực. Hơn nữa, các chuyên gia bảo mật này không phải được tuyển dụng sau khi họ ra trường. Chúng tôi đã lựa chọn các sinh viên năm đầu để đào tạo họ theo các chương trình riêng kéo dài 4-5 năm cho đến khi họ ra trường. Mặc dù vậy, chỉ sau khi ra trường, họ mới được tham gia vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm.


Tất nhiên, trong nỗ lực đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, chúng tôi cũng phải tuyển nhân lực quốc tế, nhưng tôi muốn tìm những người giúp phát triển thị trường và tăng doanh thu hơn.


Xét về nguồn nhân lực, người Việt Nam nói chung và các chuyên gia của chúng tôi nói riêng, sở hữu những đặc tính rất phù hợp với lĩnh vực bảo mật Internet, như thông minh, tư duy logic, cần cù và nhiệt tình trong công việc.

Theo ý kiến cá nhân ông, có những xu hướng chính nào sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ngành bảo mật?

Ngành chống virus sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi chúng ta ngày càng lệ thuộc hơn vào các hệ thống thông tin và Internet; điều này sẽ tiếp tục tăng lên một khi xu hướng điện toán đám mây trở thành hiện thực. Dữ liệu sẽ không chỉ được lưu trong máy tính cá nhân mà nó còn được cất trong các ngân hàng dữ liệu trên các “đám mây” cá nhân hoặc công cộng, dẫn đến làm tăng thêm các nguy cơ bảo mật.

Một số nhà cung cấp bảo mật đang vật lộn trong cuộc chiến sống còn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số nhà cung cấp, không có khả năng xử lý nhiều biến thể virus, phải viện đến chiến lược “giết nhầm hơn bỏ sót”. Điều này là cách nghĩ nguy hiểm và nó sẽ phải thay đổi.

Một vấn đề khác là sự thiếu hụt nhân lực. Chuyên giả bảo mật phải có hiểu biết tốt cả phần cứng và phần mềm, nhưng những chuyên gia này rất khó kiếm hiện nay. Đó là lý do tại sao chúng tôi tập trung phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.
Quốc Cường - Kiều Trang

(dịch)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top