Điều hoang đường về hạnh phúc và tại sao nó làm chúng ta không hạnh phúc

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Cuộc sống của chúng ta là một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ - tìm kiếm một thứ mà chúng ta gọi là hạnh phúc. Chúng ta liên tục có được nó và sau đó đánh mất nó, lặp đi lặp lại. Nhưng mặc cho bản chất tạm thời vốn có của nó, chúng ta liên tục cố nắm bắt hạnh phúc vĩnh cửu. Hạnh phúc vĩnh cửu là mục tiêu của cuộc sống chúng ta – một mục tiêu chúng ta không bao giờ đạt được, ít nhất là không theo cách chúng ta tưởng tượng. Cái chúng ta có thể đạt được là một trạng thái của sự thỏa mãn, một cảm giác thỏa mãn kéo dài sâu sắc có thể bao gồm cả hạnh phúc và không hạnh phúc!

Có lẽ hơn bất kỳ quan điểm nào khác trong nền văn hóa của chúng ta, quan điểm về hạnh phúc có nhiều điều hoang đường và nhiều kỳ vọng nhất. Chính những điều hoang đường và kỳ vọng đó về hạnh phúc khiến chúng ta không hạnh phúc hơn, mà đúng hơn là bất hạnh và đau khổ.

Khi chúng ta dùng thuật ngữ hạnh phúc, chúng ta nhìn chung muốn nói về một trạng thái mà ở đó chúng ta thích hoàn cảnh sống của chúng ta; chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta là dễ chịu, thú vị và vừa ý.

Với cái nhìn đó về hạnh phúc, chúng ta được dạy tin theo những điều sau:

• Tôi cần trở nên hạnh phúc

• Tôi cần trở nên hạnh phúc thường xuyên

• Hạnh phúc là mục tiêu của cuộc sống

• Có một thứ gì đó ở bên ngoài sẽ đem lại hạnh phúc lâu dài cho tôi

• Tôi kiểm soát được hạnh phúc của riêng tôi

Mặt tai hại nhất của những điều hoang đường đó là chúng khuyến khích chúng ta tin rằng luôn luôn có một thời điểm/khoảnh khắc tốt hơn khoảnh khắc này, một kinh nghiệm tốt hơn mà chúng ta cần phải có. Sự ám ảnh với hạnh phúc dẫn chúng ta đến chỗ tưởng tượng rằng giây phút hiện tại này là không đủ, không phải là giây phút mà chúng ta nên sống hoặc có thể sống. Đòi hỏi về hạnh phúc khiến chúng ta liên tục theo đuổi những thứ khác, nơi chúng ta sẽ hạnh phúc, nơi mà ở đó cuối cùng chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng. Vấn đề là nó không bao giờ và có thể không bao giờ là khoảnh khắc hiện tại này.

Chúng ta có một nền công nghiệp tự giúp bản thân hàng tỷ đô la, ủng hộ những điều hoang đường đó, với những kỹ thuật sẽ cho phép chúng ta luôn luôn thích hoàn cảnh sống của chúng ta. Chúng ta có thể học cách:

(1)Kiểm soát cuộc sống của chúng ta để chúng ta lúc nào cũng có thứ mình muốn (nguyên tắc thu hút) (2) Kiểm soát cách chúng ta cảm nhận về hoàn cảnh sống của chúng ta – làm cho những cảm xúc của chúng ta luôn luôn tích cực bất kể liệu chúng ta có được thứ mình muốn hay không (thay đổi nhận thức/tư duy tích cực) (3) Vượt qua kinh nghiệm không hạnh phúc bằng cách tách rời khỏi người đang trải nghiệm những cảm xúc đó.

Điều hiếm khi được nói đến là làm sao để cảm thấy ổn khi chúng ta không hạnh phúc với cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta không thể làm cho hoàn cảnh sống của chúng ta dễ chịu hơn và không thể thuyết phục bản thân chúng ta rằng nó là điều tốt khi hoàn cảnh sống của chúng ta không phải là điều chúng ta muốn. Điều thường bị bỏ quên trong ngành công nghiệp tự giúp bản thân là làm sao để cảm thấy ổn với cuộc sống này như nó đang là. Chúng ta liên tục đòi hỏi cuộc sống trở thành một điều gì đó khác và tạo ra những chương trình tốt hơn để làm việc với cuộc sống tưởng tượng đó. Thật đáng buồn, điều chúng ta không được dạy đó là làm thế nào để sống mà không hạnh phúc, và thậm chí quan trọng hơn, làm thế nào để sống tốt VÀ không hạnh phúc. Đó là những kỹ năng chúng ta cần cho cuộc sống.

Nguyên nhân chính khiến chúng ta cần sống hạnh phúc một cách dữ dội là vì những điều hoang đường chúng ta tin theo về cuộc sống không hạnh phúc. Nếu chúng ta không thấy cuộc sống của chúng ta là thú vị, vừa ý, thì bản sắc tâm lý của chúng ta đang bị đe dọa. Như một kết quả của sự không hạnh phúc của chúng ta, chúng ta là một kẻ thất bại, cuộc đời của chúng ta là một sự thất bại; bản sắc tâm lý của chúng ta bị biến thành một thứ gì đó tiêu cực. Sự bất hạnh có sức mạnh làm con người của chúng ta trở thành một thứ gì đó không được ai ưa thích. Những điều hoang đường đó về sự không hạnh phúc tạo ra nỗi khổ to lớn.

Với cái nhìn đó về sự bất hạnh – không thích những hoàn cảnh sống của chúng ta – chúng ta được dạy tin theo những điều sau:

• Tôi bị đổ lỗi vì không sống hạnh phúc

• Tôi là một kẻ thất bại nếu tôi không hạnh phúc

• Tôi bỏ lỡ cuộc sống mà tôi cần phải có

• Tôi không tìm thấy/tạo ra thứ sẽ làm tôi hạnh phúc mãi mãi

Sau đây là tin xấu:

• Chúng ta không thể lúc nào cũng kiểm soát được những hoàn cảnh sống của chúng ta (bất kể chúng ta cố gắng như thế nào)

• Chúng ta không thể lúc nào cũng kiểm soát được cách suy nghĩ hoặc cảm nhận của chúng ta về hoàn cảnh sống của chúng ta

• Mọi thứ cuối cùng sẽ thay đổi

• Không có thứ gì ở bên ngoài sẽ đem lại cho chúng ta hạnh phúc lâu dài

Sau đây là tin tốt: Đọc lại danh sách “những tin xấu”.

Tại sao những tin xấu cũng là những tin tốt?

Sự thật là chúng ta không muốn kế hoạch khác để đạt được và giữ được hạnh phúc, một nơi khác tốt hơn để đến. Chúng ta muốn một nơi mà ở đó cúng ta có thể chấm dứt việc theo đuổi, chấm dứt việc lấy được và đánh mất. Chúng ta muốn một nơi mà ở đó chúng ta có thể ở chỗ chúng ta đang ở, và trên tất cả, dừng tìm kiếm hạnh phúc.

Và chúng ta có thể sống tốt, bất kể những hoàn cảnh sống của chúng ta. Sự thỏa mãn không nói về việc thay đổi hoàn cảnh sống của chúng ta để chúng trở nên dễ chịu, thú vị; nó thậm chí khong nói đến việc thay đổi cách chúng ta nghĩ hoặc cảm nhận về hoàn cảnh sống của chúng ta. Đúng hơn là, nó nói về việc thay đổi mối quan hệ của chúng ta với những ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta – với kinh nghiệm riêng của chúng ta. Sự thỏa mãn lớn nhất là khả năng trải nghiệm cuộc sống của chúng ta, ngay bây giờ, mà không biến kinh nghiệm đó thành một bản sắc, tích cực hoặc tiêu cực.

Khi điều này được khám phá ra, chúng ta có thể chấm dứt việc theo đuổi một khoảnh khắc tốt hơn, cuộc sống tốt hơn và cái tôi tốt hơn, và dừng đổ lỗi cho bản thân vì không thể nắm bắt được cơn gió. Cuối cùng, chúng ta có thể gặp gỡ khoảnh khắc này và ở đây – nơi duy nhất mà sự thỏa mãn đích thực có thể tồn tại.


Nguồn
The Myth of Happiness and Why it Makes Us Un-Happy
Stop Chasing Happiness and Discover True Well-Being
Published on September 18, 2012 by Nancy Colier, LCSW, Rev. in Inviting a Monkey to Tea
PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top