Điểm sàn đại học 2013: những tranh luận chưa có hồi kết

ngockhoa79

New member
Xu
0
Điểm sàn đại học 2013: những tranh luận chưa có hồi kết

Cho đến hôm nay mọi điều quanh điểm sàn đại học 2013 vẫn là một ẩn số với những người làm giáo dục. Bộ GDĐT chưa có phương án chính thức trong khi các trường đại học đang lo lắng cho mùa tuyển sinh sắp tới.
Đâu là phương án chính thức cho điểm sàn đại học 2013


Mặc dù phải hơn 4 tháng nữa mới đến kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2013 nhưng hiện tại, rất nhiều thí sinh và cả các trường ĐH, CĐ quan tâm tới vấn đề điểm sàn. Phương án xây dựng điểm sàn mới đang được Bộ GD - ĐT trưng cầu ý kiến. Cách xác định điểm sàn như thế nào cho phù hợp với thực trạng tuyển sinh đang có khá nhiều ý kiến khác nhau.

phương-án-2-điểm-sàn.jpg




MInh họa: Điểm sàn đại học 2013:
Liệu có áp dụng phương án 2 điểm sàn những tranh luận chưa có hồi kết


Phương án 1, điểm sàn sẽ là điểm trung bình của tất cả các thí sinh theo khối thi; phương án 2 điểm sàn sẽ lấy mức điểm mà nhiều thí sinh đạt được nhất.


Thực tế, hai phương án nêu trên đã phần nào khẳng định sự tiếp thu của Bộ GD - ĐT về các ý kiến của các trường ĐH, CĐ. Dự kiến, mức điểm sàn đưa ra sẽ chỉ ở mức tương đối để đảm bảo thí sinh có đủ năng lực vào học ở một trường.


Phản ứng mạnh mẽ nhất với cách xây dựng điểm sàn trong những năm vừa qua là khối các trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Các kiến nghị về đổi mới chính sách tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập gửi tới Bộ trưởng Bộ GD - ĐT khẳng định: “Quy định điểm sàn theo sáng kiến của Bộ GD - ĐT làm cho nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập và cả các trường của địa phương rất khó khăn trong tuyển sinh, do nguồn tuyển từ điểm sàn trở lên ngày càng cạn kiệt, đặc biệt khi nhiều trường đại học công lập xác định điểm chuẩn vào trường sát điểm sàn của Bộ”.


Một trong những điểm mới trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 là Bộ GD - ĐT cho phép các trường trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ được xét tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại 3 khu vực trên với mức điểm thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm, nhưng phải học dự bị 6 tháng sau khi trúng tuyển. Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vẫn phải tuân thủ mức điểm sàn chung. Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa đề nghị xin được tuyển sinh riêng.


Bộ đã yêu cầu các trường xây dựng phương án nếu khả thi thì sẽ cho phép tuyển sinh riêng. Khi đó, các trường ngoài công lập có thể có điểm sàn riêng.


Bài viết do https:// trungtamgiasuhanoi.edu.vn/ tổng hợp, khi đăng lại nhớ trích rõ nguồn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top