Địa lý 12 NC - Bài 4,5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam

Bút Việt

New member
Xu
0
[FONT=&quot]Bài 4,5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn chính:
+) Giai đoạn Tiền Cambri
+) Giai đoạn Cổ Kiến tạo
+) Giai đoạn Tân kiến tạo
1. Giai đoạn Tiền Cambri.
a) Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.
- Kéo khoảng hơn 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Dấu tích còn lại là các đá biến chất ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.
b) Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.
- Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ.
c) Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu.
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.
- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, …
Ở Việt Nam giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của tự nhiên Việt Nam.
2. Giai doạn Cổ kiến tạo:
a. Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm:
- Từ Cambri đến kết thúc kỉ Krêta (cách đây 65 triệu năm)
- Trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh
b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển TN nước ta:
- Diễn ra trong đại Cổ sinh với vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini và đạị Trung sinh với vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri
- Giai đoạn biển tiến, làm cho nhiều vùng bị chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp.
- Kết quả:
+ Đá trầm tích phân bố ở miền Bắc: đá vôi tuổi Đêvôn và Cácbon-Pecmi, ở vùng trũng hình thành các mỏ than có tuổi Trung sinh (Quảng Ninh, Quảng Nam)
+ Hình thành các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, Kon Tum (đại Cổ sinh) dãy núi hướng TB-ĐN ở Tây Bắc, BTB; các dãy núi hướng vòng cung ở ĐB và NTB
+ Hình thành các loại khoáng sản quý: đồng, săt, thiếc, vàng, bạc, đá quý có nguồn gốc nội sinh
c. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển:
- Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được hình thành
4. Giai đoạn tân kién tạo:
a. Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: Chỉ mới cách đây 65 triệu năm.
b. Chịu sự tác động mạnh mẽ của chu kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu:
- Lãnh thổ trải qua thời kì tương đối ổn định, tiếp tục hoàn thiện dưới chế độ lục địa
- Vận động tạo sơn Anpơ-Himalaya (cách đây khoảng 23 triệu năm) tác động đến nước ta
- Thời kì băng hà Đệ tứ, nhiều lần biển tiến-biển thoái trên lãnh thổ nước ta, để lại các thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển và các đảo ven bờ
c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày hôm nay:
- Một số vùng núi (HLS) được nâng lên, địa hình được trẻ hóa, các quá trình xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, các hệ thống sông suối đã bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ; các mỏ khoáng sản nguồn gốc ngoại sinh
- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot] --Sưu Tầm--
[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top