• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Địa lý 10 NC - Bài 11: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 11. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT




I) Ngoại lực
- K/n: Ngoại lực là lực phát sinh ở bên ngoài, trên bề mặt TĐ.
- Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực bao gồm các yếu tố: năng lượng của gió, mưa, băng hà, nước ngầm, sóng biển…

II) Tác động của ngoại lực

- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt TĐ thông qua các quá trình ngoại lực gồm 4 quá trình: Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1) Quá trình phong ho
á
- K/n: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi t˚, nước, ôxi, khí cácbonníc, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ trên bề mặt TĐ đất đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.
a) Phong hoá lí học

- Khái niệm: Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ # mà ko làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của chúng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do sự thay đổi t˚đột ngột, sự đóng băng của nước, ma sát hoặc va đập của sóng, gió, nước chảy hoặc sản xuất của con người.
- Kết quả: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn (thay đổi kích thước) ko thay đổi thành phần hoá học.
b) Phong hoá hoá học

- Khái niệm: Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hoá học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Do tác động của nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí Cacbonnic, ôxi và axít hữu cơcủa sinh vật thông qua các phản ứng hoá học.
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.
c) Phong hoá sinh học

- Khái niệm: Là sự phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật như các vi khuẩn, nấm, rễ cây. Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
- Ngnhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật ra khí Co2, axít hữu cơ.
- Kết quả: Đá vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.

2) Quá trình bóc mòn

- Khái niệm:
Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó.
- 3 hình thức bóc mòn: Xâm thực, mài mòn, thổi mòn.
+) Xâm thực:
là quá trình bóc mòn do nước chảy.
*Kết quả:

- Hình thành các rãnh nông do nước chảy tràn.
- Hình thành khe rãnh sói mòn do dòng chảy tạm thời.
- Hình thành sông suối do dòng chảy thường xuyên.
+) Mài mòn:
Là quá trình bóc mòn do sóng biển.
*Kết quả:
Tạo thành những hàm ếch do sóng vỗ, vách biển, bậc thêm sóng vỗ. Mài mòn xảy ra mạnh nhất ở những vùng giáp biển.
+) Thổi mòn:
là quá trình bóc mòn do gió.
*Kết quả:
Bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm, cửa sổ đá.

3) Quá trình vận chuyển

- K/n: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, là sự nối tiếp của quá trình bóc mòn.
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào: Động năng của quá trình, kích thước và trọng lượng, điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm.
- Vận chuyển có 2 hình thức:
+) Trực tiếp như htượng đá lở, trượt đất.
+) Gián tiếp nhờ 1 tác nhân vận chuyển như: gió, nước, t/động của con người…

4) Quá trình bồi tụ

- K/n: Bồi tụ là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.
- Thực chất bồi tụ là quá trình kết thúc của quá trình vận chuyển.
- Phụ thuộc vào các tác nhân gây ra ngoại lực cụ thể phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
- Kết quả: Tạo thành 1 số dạng đ/hình bồi tụ:
- Đ/hình bồi tụ do nước chảy: Bãi bồi, ĐB phù sa sông, tam giác châu.
- Do gió: Các cồn cát, đụn cát ở ven biển.
- Do sóng: bãi biển.
*Mối quan hệ

- Quá trình phong hoá tạo ra các vật liệu phá huỷ cho quá trình vận chuyển, bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ. 3 quá trình này ko phân chia rõ ranh giới, việc phân chia chỉ mang tính quy ước.
*Kết luận chung

- Là 2 lực đối nghịch nhau. Nội lực có xu hướng làm cho bề mặt TĐ ghồ ghề hơn còn ngoại lực có xu hướng san bằng ghồ ghề đó tạo ra các địa hình bề mặt TĐ khác nhau.



Sưu tầm
 
Bài tập - Tác dộng ngoại lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất

BÀI TẬP - TÁC DỘNG NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Câu 1
: Ngoại lực là :
a. Những lực sinh ra trong lớp manti
b. Những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất
c. Những lực được sinh ra từ tầng badan của lớpvỏ Trái Đất
d. Tất cả các ý trên

Câu 2: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là :
a. Động đất, núi lửa, sóng thần…
b. Vận động kiến tạo
c. Năng lượng bức xạ Mặt Trời
d. Do sự di chuyển vật chất trong quyển manti

Câu 3: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
a. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng tăng độ cao
b. Ngoại lực có tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên
c. Ngoại lực cùng với nội lực thường xuyên tác động đến địa hình bề Mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện của mỗi loại khác nhau ở những nơi khác nhau
d. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới

Câu 4: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình:
a. Phong hoá, bóc mòn
b. Vận chuyển, bồi tụ
c. Vận chuyển, tạo núi
d. Ý avà b đúng

Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây không thuộc biểu hiện của ngoại lực là:
a. Gió thổi
b. Mưa rơi
d. Quang hợp
d. Phun trào mắcma

Câu 6: Quá trình phong hoá được chia thành :
a. Phong hoá lí học, phong hoá hoá hoc, phong hoá địa chất học
b. Phong hoá lí học, phong hoá cơ học, phong hoá sinh học
c. Phong hoá lí học, phong hoá hoá hoc, phong hoá sinh học
d. Phong hoá quang học, phong hoá hoá hoc, phong hoá sinh học

Câu 7: Các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phong hoá là :
a. Nhiệt độ, nước, sinh vật
b. Gió, bão, con người
c. Núi lửa, sóng thần, xói mòn
d. Thổ nhưỡng, sinh vật, sông ngoài

Câu 8: Phong hoá lí học được hiểu là :
a. Sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau
b. Sử phá vỡ cấu trúc phân tử của đá
c. Sử phá vỡ nhưng không làm thay đổi thành phần hoá học của đá
d. Ý a và c đúng

Câu 9: Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do:
a. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước
b. Tác dụng của gió, mưa
c. Nguốn nhiệt độ cao tư dung nhan trong lòng đất
d. Và đập của các khối đá

Câu 10: Những vùng có khí hậu khô nóng (các vùng sa mạc và bán sa mạc) co quá trình phong hoá lí học diễn ra mạnh chủ yếu do:
a. Có gió mạnh
b. Có nhiều cát
c. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớp
d. Khô hạn

Câu 11: Sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá do:
a.Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó
b.Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá*
c.Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 0[SUP]oC[/SUP]
d.Tất cả các ý trên

Câu 12: Các tác nhân gây ra hiện tượng mài mòn là:
a. Nước chảy tràn trên sườn dốc
b. Sóng biển
c. Chuyển động của băng hà
d. Tất cả các tác nhân trên

Câu 13: Qúa trình mài mòn có đặc điểm là:
a. Làm thay đổi thành phần và tính chất hoá học của đá và khoáng vật
b. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất
c. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất
d. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu

Câu 14: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như:
a. Hàm ếch sóng vỗ, nền cổ… ở bờ biển
b. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển
c. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ
d. Vịnh biển có dạng hàm ếch

Câu 15: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành
b. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá
c. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển
d. Ở những vùng giá lạnh quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu là dưới tác động của băng hà

Câu 16: Vận chuyển (do ngoại lực) được hiểu là quá trình:
a. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
b. Hoán đổi vị trí của các vật liệu trên bề mặt Trái Đất
c. Các vật liệu được đưa từ nơi này đến nơi khác dưới tác dụng của dòng nước
d. Các vật liệu được đưa từ nơi này đến nơi khác dưới tác dụng của gió

Câu 17: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào:
a. Động năng của các quá trình tác động lên nó
b. Kích thước và trọng lượng của vật liệu
c. Điều kiện bề mặt đệm
d. Tất cả các yếu tố trên

Câu 18: Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực:
a. Gió cuốn các hạt các đi xa
b. Dòng sông vận chuyển phù xa
c. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động
d. Hiện tượng trượt đất xãy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn

Câu 19: Bồi tụ được hiểu là quá trình:
a. Tích tụ các vật liệu phá huỷ
b. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp
c. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất
d. Tạo ra các mỏ khoáng sản

Câu 20: Các dạng địa hình tiêu biểu hình thành do tác động vận chuyển, bồi tụ của gió ở sa mạc là:
a. Các cồn cát, đụn cát
b. Các cột đá, nấm đá
c. Các ốc đảo
d. Tất cả các ý trên

Câu 21: Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của:
a. Sóng biển
b. Sông
c. Thuỷ Triều

Các bạn đã chọn đáp án đúng?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top