• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Địa lí ngành trồng trọt

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Địa lí ngành trồng trọt



I – VAI TRÒ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT

Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm.


II – CÂY LƯƠNG THỰC

1. Vai trò
Cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và cả chất dinh dưỡng cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và còn là hàng hoá xuất khẩu có giá trị.

2. Các cây lương thực chính
a) Lúa gạo
Lúa gạo là cây lương thực của miền nhiệt đới, đang nuôi sống hơn 50% số dân thế giới, chiếm trên 28% sản lượng lương thực. Cây lúa ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước và cần nhiều công chăm sóc. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu hiện nay là khu vực châu Á gió mùa với trên 9/10 sản lượng lúa gạo của thế giới. Tuy nhiên, do các nước trong khu vực này đều rất đông dân với tập quán lâu đời dùng lúa gạo, nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong nước. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng trên 580 triệu tấn (gần 4% - khoảng trên 20 triệu tấn). Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kì… là các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

b) Lúa mì
Lúa mì được trồng phổ biến ở miền khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và cả ở vùng núi nhiệt đới. Lúa mì ưa khí hậu ẩm, khô và cần đất đai màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kỳ sinh trưởng. Sản lượng lúa mì hàng năm khoảng trên 550 triệu tấn, chiếm 28% sản lượng lương thực. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì, tiếp theo là Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a. Khác với lúa gạo chỉ có một phần nhỏ sản lượng được xuất khẩu. thị trường lúa mì là thị trường lương thực lớn nhất thế giới. Từ 20% đến 30% sản lượng lúa mì của thế giới được dùng để buôn bán trên thị trường. Hoa Kì và Ca-na-đa là hai nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.

c) Ngô
Ngô là cây trồng của miền nhiệt đới, nhưng hiện nay ngô còn được trồng phổ biến ở miền cận nhiệt đới và một phần ôn đới. Sản lượng ngô của thế giới hiện nay chiếm 29% sản lượng lương thực và dao động ở mức 600 triệu tấn/năm. Chỉ riêng Hoa Kì đã cung cấp trên 2/5 sản lượng ngô toàn thế giới. Các nước trồng nhiều ngô khác là Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp, Ác-hen-ti-na…

3. Các cây lương thực khác
Các cây lương thực khác (còn gọi là cây hoa màu) được trồng chủ yếu để làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia và đối với nhiều nước đang phát triển ở châu Phi và Nam Á còn được dùng làm lương thực cho người. Nhìn chung, các cây hoa màu dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều công chăm sóc và đặc biệt là có khả năng chịu hạn giỏi.

Cây hoa màu của miền ôn đới có đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây; ở miền nhiệt đới và cận nhiệt khô hạn có kê, cao lương, khoai lang, sắn.

III – CÂY CÔNG NGHIỆP

1. Vai trò và đặc điểm
- Các cây công nghiệp cho sản phẩm để dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này. Ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Đa phần các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu

IV – NGÀNH TRỒNG RỪNG

1. Vai trò của rừng

Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống của con người. Rừng có tác dụng điều hoà lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn. Rừng là nơi bảo tồn nguồn gen quý giá. Rừng còn cung cấp các lâm, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.

2. Tình hình trồng rừng
Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi chính con người.

Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Diện tích rừng trồng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới trên 187 triệu ha năm 2000. Diện tích trồng mới trung bình hàng năm khoảng 4,5 triệu ha. Những nước có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì…

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy nêu sự phân bố của lúa mì, lúa gạo và ngô trên thế giới. Giải thích nguyên nhân.
2. Tại sao cần phải trồng rừng?
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top