Đi và gặp : Tất cả vẫn chỉ là bí ẩn !

  • Thread starter Thread starter Tẩy
  • Ngày gửi Ngày gửi

Tẩy

New member
Xu
0
BỘ TỘC Ở TRUỒNG VÀ SỐNG TRÊN NGỌN CÂY

Nếu như người Koroway gần như tuyệt đối không quan tâm đến cách ăn mặc, toàn cởi truồng, thì trong cách làm nhà ở, họ lại tính toán rất chi li, tỉ mỉ, và tốn rất nhiều công sức cũng như thời gian. Bởi, họ làm nhà trên ngọn cây cao mà dụng cụ duy nhất là chiếc rìu đá!

View attachment 9217
PV và hành trình cuốc bộ trong rừng già.

Chỉ với cây cung và những mũi tên, những người Koroway luồn lách sâu vào những khu rừng nguyên sinh. Trong cái “địa ngục xanh” với lượng mưa từ tháng 10 đến tháng 12 cao gấp 100 lần lượng mưa cả năm của thành phố Paris thì cỏ mọc đầy, dây rừng, cây thân gỗ nhiệt đới tạo thành những tầng rừng dày đặc. Trong cái ma trận rừng rậm nhiệt đới ấy lại là một thế giới riêng của thổ dân Koroway.

Du mục giữa đầm lầy

Theo thống kê chưa đầy đủ của cảnh sát khu vực Dekai, cả vùng đầm lầy phía tây – nam đảo Irian Jaya có khoảng 2.500 người Koroway sinh sống, không số liệu chính thức nào khẳng định về số người Koroway phần vì họ sống du canh du cư, phần vì nhiều nơi trong khu rừng già này vẫn chưa được con người hiện đại khám phá. Trên đường đi, chúng tôi gặp đây đó những ngôi nhà bỏ hoang dù vẫn còn sử dụng tốt. Armir, một người Koroway dẫn đường cho chúng tôi biết nguyên do, là người Koroway nguyên sơ không biết trồng trọt và chăn nuôi, đời sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nếu nơi ở của họ cạn kiệt thức ăn (cây sago, cá, thú rừng…), họ sẽ đưa cả gia đình tìm một nơi ở mới trong cánh rừng bạt ngàn kia.

View attachment 9218
Cả cánh rừng rộng “một ngày đi bộ” chỉ có duy nhất gia đình Marcus cư ngụ.

Chúng tôi được mời ở lại căn nhà của gia đình Marcus ở khu vực Eroway Wari. Trước khi bóng tối bao phủ cánh rừng, Marcus mời chúng tôi leo lên ngôi nhà trên cây và giải thích về cách làm ngôi nhà đặc biệt này: “Muốn tìm nơi nào để dựng nhà, chúng tôi phải chọn nơi gần dòng sông hay con suối. Sau đó chọn 1 – 2 cây cổ thụ to và mất rất nhiều ngày đêm để chặt hết những cây nhỏ xung quanh rồi mới bắt đầu làm nhà được. Thời gian mất bao lâu tôi cũng chẳng biết rõ nữa”. Với người Koroway không có khái niệm thời gian, ban ngày, ban đêm, mà chỉ là “sáng, tối”…

Căn nhà của Marcus nằm trên đỉnh một thân cây cao hơn 8m so với mặt đất, xung quanh Marcus đào hố chôn những thân cây nhỏ thành những hàng cọc hình chữ nhật để làm cột phụ. Theo quan sát của chúng tôi, nhà của Marcus có phần nền là những cây rừng nhỏ, thẳng, xếp sát vào nhau, được cột cố định bằng dây rừng vào các cây cột phụ. Mo cau được phủ lên trên phần nền để đi lại cho êm. Phần nền đã hoàn tất thật chắc chắn, vách nhà sẽ được quây kín bằng những tấm lá sago, một loại lá tương tự lá dừa bện lại hoặc những bản mo cau. Mái nhà làm từ nhiều lớp lá sago phơi khô rất kín gió và chống dột rất tốt. Nhà của Marcus có thể leo lên từ cửa trước lẫn cửa sau bằng những cây gỗ thẳng. Bậc thang được khoét thẳng vào thân cây, vừa đủ cho các ngón chân bám vào. Điểm quan trọng nhất trong căn nhà người Koroway là bếp lửa và máng đựng bột cây sago – thức ăn chính của họ.

Hoang dã ngàn năm

Người Koroway không có thói quen sống tập trung thành làng, thường họ chỉ co cụm từ một đến hai gia đình ở gần nhau, đi lại giữa làng này với làng khác thường phải mất cả ngày trời đi bộ mới đến được. Người Koroway rất e ngại khi tiếp xúc với người khác, cả đời họ chỉ quanh quẩn trên phần đất của mình. Chính vì vậy, đến những năm 70 rất nhiều những ngôi làng người Koroway không hề biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh, kể cả việc họ cũng chưa từng đặt chân đến những ngôi làng lân cận quanh đó chỉ một, hai ngày đường.

View attachment 9219
Trong căn nhà cây, bếp lửa là nơi quan trọng nhất.

Ngày thứ ba của chặng hành trình vượt đầm lầy, chúng tôi đi sâu vào khu vực Lion. Chủ nhân căn nhà trên cây cao gần 20m – Lion mời chúng tôi nghỉ đêm ngay chính trên ngôi nhà cao của mình. Dù đã cùng sống với người Koroway trên những ngôi nhà này từ những đêm đầu vào rừng, chúng tôi vẫn không khỏi thót tim khi nhiều lần có gió thổi hay bước chân người đi lại, ngôi nhà lại lắc lư, rung rinh. Lion giải thích: “Tổ tiên chúng tôi ở nhà trên cây để tránh thú, tránh kẻ thù, cha tôi đã dạy cho tất cả các anh em chúng tôi cách làm nhà trên cây ngay từ thuở bé”. Người Koroway có những thói quen rất đặc biệt, phụ nữ không bao giờ ra khỏi ngôi nhà mà không mặc váy cỏ, đàn ông không bao giờ ra khỏi nhà mà không mang theo cung tên. Đàn ông Koroway được xem là những thợ săn thiện nghệ nhất ở miền đầm lầy nam Irian Jaya. Họ biết lặn xuống suối bắt cá, bắn những loài thú trong rừng để làm thức ăn.

Khi săn được bất kỳ một con thú nào, ăn thịt xong, người Koroway lại giắt phần xương ngay trên mái nhà để trang trí và để dạy cho con cái nhận biết các loại thú rừng, cách săn bắt cũng như lợi ích của những loại thú ấy trong đời sống. Trên mái nhà của Lion giắt kín xương cá, rắn, chim, heo, chó, mai rùa, đặc biệt là một đoạn xương sống to bằng ngón tay…

Chia tay chúng tôi, cha con nhà Lion lại vào rừng, trên tay là bộ cung tên hứa hẹn sẽ mang về những con thú cho cả gia đình. Một mai đây, khi thú rừng đã cạn kiệt, không biết Lion sẽ ra sao. Căn nhà Koroway cũng đã cũ, Rufus người dẫn đường cho biết chỉ một năm nữa thôi, có thể gia đình Lion sẽ lại dời đi nơi khác tiếp tục cuộc sống như thuở hồng hoang mà họ đã chọn từ hàng ngàn năm qua…

Nguồn:
SGTT
*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Diện kiến bộ tộc ăn thịt người

DIỆN KIẾN BỘ TỘC ĂN THỊT NGƯỜI

Ở vùng đất Irian Jaya, bộ tộc Yali chọn nơi sinh sống cheo leo nhất – những dãy núi có độ cao trên 2.500 – 4.000m so với mặt nước biển. Bởi vậy, để diện kiến được những người con của bộ tộc Yali thực sự là một thử thách lớn trong hành trình đến “nơi tận cùng thế giới”.

View attachment 9220
Yali là bộ tộc từng ăn thịt tù binh.

Từ thị trấn Wamena – trung tâm của đảo Irian Jaya, trải qua bốn ngày đường vượt núi, trèo đèo đến Wuserem, Pukam, Wet, và Lilibal với trung bình từ 8 đến 11 giờ đi bộ mỗi ngày, cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi ở của những người Yali hoang dã đang sống trong rặng núi Punkat Trikora có độ cao 4.730m – dãy núi cao thứ hai của Indonesia.

Bộ tộc Yali rất đặc biệt so với các bộ tộc khác, họ có hình dáng bên ngoài thấp bé, với chiều cao trung bình 1,5m, nhưng lại được các bộ tộc khác trên đảo Irian Jaya kính nể. Có truyền thuyết rằng, xa xưa có một dân tộc là Papuan Yalis đã tiêu diệt hết kẻ thù của mình, không chỉ dừng lại ở việc ăn thịt người mà họ còn xay xương kẻ thù rải khắp thung lũng, từ đó mọi bộ tộc ở Irian Jaya đều tỏ ra nể sợ người Yalis, đó chính là người Yali ngày nay.

Những bộ trang phục kỳ lạ

Ngày thứ tư của cuộc hành trình vượt núi rất gian nan đi tìm người Yali, sau khi vượt qua được một rặng núi cao, những cánh rừng dương xỉ dày đặc, một ngôi làng nhỏ hiện ra trước mắt. Người thổ dân dẫn đường hô to: Yali, Yali… Mọi cảm giác cực nhọc, đói khát gần như tan biến hết, chúng tôi đã đặt chân đến được Lilibal, làng của bộ tộc Yali!

Nhưng rắc rối bắt đầu từ đây. Vị tù trưởng và nhiều chiến binh Yali của làng Lilibal chạy ra tận bìa rừng để quan sát những người lạ mặt xâm nhập vùng đất của họ. Một trục trặc nhỏ lại đến khi tất cả những người thổ dân dẫn đường cho chúng tôi đều nói ngôn ngữ khác, họ không thể hiểu người Yali nói gì, nên buổi sơ giao chỉ là ánh mắt và những cái bắt tay lạnh lùng.

Vị tộc trưởng nhỏ thó ngoắc tay ra hiệu cả đoàn theo ông về làng để tìm “thông dịch viên”, bởi con trai ông biết một trong những thổ ngữ mà những thổ dân dẫn đường cho chúng tôi sử dụng. Phải mất cả tiếng đồng hồ cho người đi gọi người con trai tù trưởng về để làm “thông dịch”, bởi họ đang ở trong rừng sâu.

Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người đàn ông nhỏ bé, trong trang phục hết sức độc đáo, cổ đeo miếng ốc lớn đã được mài gọn gàng mà sau này chúng tôi mới biết đó là vật hết sức giá trị, phải đổi bằng cả một con heo rừng mới có được. Tai phải người Yali xiên một khúc cây rừng to bằng ngón tay cái, phần thân người được phủ những vòng mây từ trên xuống dưới, và che dương vật bằng một trái bầu vươn thẳng ra trước rất dài.

Tù trưởng làng Lilibal tên Roni, ông không thể nhớ mình bao nhiêu tuổi, bởi người Yali không có khái niệm về đo đếm thời gian. Khi chúng tôi thắc mắc về bộ trang phục có hình xoắn ốc của người Yali, Yemina, người con trai tù trưởng giải thích: “Đàn ông Yali kết mây rừng thành những vòng và đeo từ ngực xuống đầu gối theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Tổ tiên của người Yali ngày xưa đã ăn mặc như thế, và truyền lại cho đời sau cứ theo đó mà mặc. Ngoài tác dụng che thân, những vòng mây xoắn tít chính là chiếc áo giáp để tự vệ mỗi khi chúng tôi tham gia vào các trận chiến chống kẻ thù, nó có thể ngăn được những mũi giáo và cung tên…”.

Khác với đàn ông, phụ nữ Yali làm váy cỏ để che phần hạ thể, để ngực trần. Thân hình của họ cũng rất nhỏ bé. Váy cỏ được kết từ một loại cỏ núi dày ở khu vực núi cao, dẻo dai và to bản. Mỗi lớp váy cỏ được tạo thành bởi hàng chục lớp cỏ xếp chồng lên nhau. Một lớp váy tương đương với khoảng bốn năm tuổi, khi cô gái Yali mặc váy có bốn lớp thì có nghĩa cô đã sẵn sàng cho việc lập gia đình.

Thường chàng trai nào muốn cưới một cô gái, anh sẽ mang cây thuốc lá còn tươi đến cho gia đình cô gái. Khi ấy họ sẽ hiểu rằng, chàng trai cần một người để hong khô lá thuốc lá và nếu chấp nhận, họ sẽ giữ lại cây thuốc lá, chờ khi cô gái lớn lên sẽ gả cho chàng trai kia.

Câu chuyện tù trưởng Roni

Người Yali tuy nhỏ bé nhất trong các bộ tộc ở thung lũng Baliem nhưng rất kiên cường trong chiến trận. Khi nói chuyện cùng ông Roni, chúng tôi hết sức bất ngờ và thú vị khi biết rằng ông chính là một chiến binh lẫy lừng của khắp vùng rừng núi Trikora, người từng lãnh đạo bộ tộc của mình trong các cuộc chiến lớn và giành được rất nhiều chiến thắng vẻ vang trong suốt cuộc đời ông.

View attachment 9221
Tù trưởng Roni từng ăn thịt và bàn chân của kẻ thù.

Người chiến binh núi rừng ấy rất tự hào chỉ cho chúng tôi thấy từng vết sẹo còn in hằn trên mặt, và các phần thân thể như một minh chứng về sự dũng cảm, gan dạ.

Roni cho biết: “Người Yali không hề có khái niệm thua cuộc mỗi khi ra trận. Khi có chiến tranh xảy ra giữa các bộ tộc, chiến binh Yali chia ra thành ba lớp trong một đội quân. Lớp đầu tiên là những người nhỏ nhất và gan dạ nhất. Những người to nhất và sẵn sàng hy sinh chiến đấu đến cùng ở lớp thứ ba”. Chính lối đánh lăn xả và gan dạ với thế trận nhiều lớp chiến binh như thế đã phần nào lý giải được sự kính nể của các bộ tộc khác với người Yali.

Chúng tôi khá rợn người khi được biết, các chiến binh Yali chỉ mới bỏ hủ tục bắt được tù binh làm lễ tế và ăn thịt.

Đó là vào khoảng những năm 1970, khi đó chính tù trưởng Roni đã ăn thịt bàn chân kẻ thù của mình. Sau đó, do áp lực của các bộ tộc khác và chính quyền nghiêm cấm nên người Yali đã bỏ hẳn tập tục đáng sợ này. Nhưng từ ấy, cả vùng phía tây thung lũng Baliem, các bộ tộc khác đều khiếp sợ mỗi khi nghe đến cái tên tù trưởng Roni của làng Lilibal.

Tuổi đã xế chiều nhưng tù trưởng Roni vẫn sống trong trạng thái của một chiến binh, trong tay ông luôn thủ sẵn bộ cung tên đã gắn với mình bao năm qua. Một ngày của ông bây giờ là những chuyến lặn lội trong những khu rừng quanh làng, săn bắn và giữ gìn sự bình yên cho cả bộ tộc. Những cuộc chiến săn đầu người nay đã không còn, nhưng Roni vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc hành trình của chúng tôi đi qua nhiều bộ tộc khác trong vùng rừng núi Trikora thâm u đến nghẹt thở…

Nguồn: SGTT*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Những bộ lạc có nguy cơ "tuyệt chủng"

NHỮNG BỘ LẠC CÓ NGUY CƠ "TUYỆT CHỦNG"

Những bộ lạc tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của thế giới, khi những bức ảnh chụp về họ được công bố. Đó là cảnh những người da đỏ sinh sống trong sâu thẳm vùng rừng Amazon của Bra-xin đang giương cung tên nhắm vào vòng tròn do một “con chim sắt” (máy bay) trên đầu họ tạo ra.

Survival, một tổ chức về quyền bản địa quốc tế có trụ sở ở Anh cho biết: “Những bức ảnh trên đã tạo ra những chủ đề nóng trên thế giới và làm cho những bộ lạc sống biệt lập với thế giới bên ngoài trở thành tâm điểm quốc tế, gây nên sự bức xúc về những nguy cơ đối với đất đai và cuộc sống của họ”.

Báo cáo của tổ chức này viết: “Tuy nhiên, bất chấp thực tế này, những bộ lạc tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Những bức ảnh chụp được về những bộ lạc này được đăng tải trên một tạp chí khoa học với tiêu đề “Những bộ lạc nguyên thủy đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng”.".

View attachment 9222

View attachment 9223
Các thành viên của bộ lạc Paraguayan Ayoreo-Totobiegosode lần đầu tiên được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

“Chính phủ các nước, các công ty và những cá nhân, tổ chức khác lờ đi các quyền của họ và đã xâm chiếm, phá hủy đất đai của họ mà không phải chịu sự trừng phạt nào.” Báo cáo này trình bày tình thế khó khăn của những bộ lạc nguyên thủy đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Các bộ lạc này sống ở 5 vùng, thuộc những quốc gia Nam Mỹ, gồm: Paraguay, Braxin và Peru. Họ chỉ là số ít trong số hơn 100 bộ lạc bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài trên toàn thế giới. Họ đang phải đối mặt với hai nguy cơ chính ảnh hưởng đến sự sinh tồn của họ.

Cho đến nay, nguy cơ lớn nhất mà các bộ lạc này đang phải đối mặt là thiếu đi khả năng miễn nhiễm trước các căn bệnh phổ biến có nguồn gốc từ phương Tây như cúm, đậu mùa, sởi, và một số bệnh đường hô hấp khác.

Mặc dù ở những nơi mà việc tiếp xúc của họ với thế giới bên ngoài được kiểm soát chặt chẽ, song việc một số lượng lớn những cư dân thuộc các bộ lạc này bị chết đi ngay sau cuộc tiếp xúc đầu tiên là một hiện tượng phổ biến.

Ở những nơi mà những cuộc tiếp xúc như vậy không được quản lý chặt chẽ cùng các biện pháp về y tế đúng cách thì toàn bộ bộ lạc, hay một số lượng lớn cư dân của bộ lạc đó sẽ dễ dàng bị xóa sổ.

Những tai họa như thế, thật đáng buồn là đã liên tục diễn ra ở khu vực rừng Amazon. Ví dụ, theo tổ chức Survival cho biết thì vào năm 1996, có ít nhất một nửa thổ dân da đỏ Murunahua đã bị chết sau khi họ giao tiếp với những kẻ đi khai thác lậu gỗ hồng sắc.

Một nguy cơ lớn khác đơn giản chính là tình trạng bạo lực. Như được chỉ ra trong một vài trường hợp nêu trong báo cáo của Survival thì cư dân của những bộ lạc này phải đối mặt với những băng nhóm khai thác trộm gỗ được trang bị đầy đủ súng ống. Chúng sẵn sàng xả đạn vào thổ dân ngay khi nhìn thấy họ.

Việc công bố những bức ảnh này một năm trước đã tạo ra một phong trào ủng hộ mạnh mẽ những thổ dân của những bộ lạc sống biệt lập với thế giới bên ngoài đang gặp phải tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, nhiều chính phủ vẫn không chịu có những động thái nào dù là đơn giản để bảo vệ lãnh thổ cho họ mà mục tiêu cuối cùng là duy trì sự tồn tại của họ.

Bộ lạc Awá gồm những người da đỏ sống gần sông Pardo và sông Envira, đang trở thành nạn nhân của nạn khai thác gỗ cứng đang lan sâu vào những nơi sâu thăm của vùng rừng Amazon.

Trong khi đó, bộ lạc Ayoreo - Totobiegosode sống trong những khu rừng cây bụi Chaco, phía tây Paraguay lại đang phải hứng chịu hậu quả của việc phát quang bất hợp pháp những khu rừng của họ do các chủ trang trại gây ra để lấy đất chăn thả gia súc.

Những bức ảnh chụp từ vệ tinh hồi năm ngoái đã làm lộ ra những khu vực lớn bị phát quang bất hợp pháp ngay phần đất trung tâm của những người da đỏ.

Ở vùng cực bắc của Peru, những người da đỏ sống giữa hai con sông Napo và Tigre đang bị mắc kẹt do sự bùng nổ việc đi khai thác dầu của Peru.

Trong những năm gần đây, có tới 75% diện tích rừng Amazon đã bị cày xới và thu hẹp lại để nhường chỗ cho những khu khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Tổng thống Peru trước diễn biến này lại phủ nhận sự tồn tại của những người da đỏ biệt lập tại khu vực sông Napo và Tigre bất chấp có vô số những bằng chứng khẳng định sự tồn tại của họ.

Ở phía bắc xa xôi của Peru, những người da đỏ đang sống giữa những con sông Napo và Tigre.

Báo cáo của Survival kêu gọi chính phủ các nước Paraguay, Bra-xin và Peru phải nhanh chóng vào cuộc để bảo vệ đất sinh sống của những bộ lạc này.

Stephen Corry, giám đốc của tổ chức Survival nói: “Việc công bố những bức ảnh trên hồi năm trước đã tạo ra một phong trào hưởng ứng giúp đỡ những bộ lạc đang có nguy cơ biến mất này. Thế nhưng, nhiều chính phủ vẫn không chịu có những động thái nào dù là đơn giản để bảo vệ lãnh thổ cho họ nhằm đảm bảo sự tồn tại cho những bộ lạc này.

View attachment 9224
Căn nhà bỏ hoang của những thổ dân da đỏ vùng sông Rio Pardo, Bra-xin

View attachment 9225
Những ngọn giáo gác chéo được phát hiện trên một con đường mòn ở phía bắc Peru, nơi công ty khai thác dầu mỏ Perenco đang hoạt động. Những ngọn giáo gác chéo là dấu hiệu phổ biến được sử dụng bởi những thổ dân da đỏ để cảnh báo người ngoài không được xâm phạm.

View attachment 9226
Lều đánh cá của những thổ dân da đỏ bên bờ sông, đông nam Peru.

View attachment 9227
Thổ dân da đỏ thuộc bộ lạc Mashco- đông nam Peru.

5 bộ lạc chưa được thế giới tiếp xúc có nguy cơ nhất bao gồm: Bộ lạc người da đỏ sống ở lưu vực sông Pardo, Bra-xin; Bộ lạc Awá, Bra-xin; Bộ lạc người da đỏ sống giữa hai con sông Napo và Tigre, Peru; Bộ lạc người da đỏ sống ở lưu vực sông Envira, Peru; Bộ lạc Ayoreo-Totobiegosode, Paraguay.

Trong một báo cáo, Survival khẳng định, tất cả những nhóm cư dân này đang phải chịu nạn xâm lấn về đất đai bởi những kẻ khai thác gỗ bất hợp pháp, những chủ trang trại chăn thả gia súc, những kẻ thực dân và các công ty khai thác dầu mỏ, và tất cả đang phải đứng trước nguy cơ khủng khiếp nhất là bị chết hàng loạt do những căn bệnh mà họ không có khả năng miễn nhiễm.

View attachment 9228

Những người đàn ông của một bộ lạc đang đi xuống một con đường bị cắt bởi những kẻ khai thác gỗ.

View attachment 9229
Những người đàn ông thuộc bộ lạc Awá đang săn bắn trong rừng.

View attachment 9230
Một phụ nữ thuộc bộ lạc da đỏ Mashco-Piro, đông nam Peru.

View attachment 9231
Một bộ lạc sống biệt lập ở vùng rừng Amazon, gần biên giới với Peru.

Nguổn: S
ưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Rùng mình vào chùa Malaysia toàn rắn độc

RÙNG MÌNH VÀO CHÙA MALAYSIA TOÀN RẮN ĐỘC

rung-minh-vao-chua-toan-ran-doc1.jpg


Khi màn đêm buông xuống là lúc những tiếng vèo vèo, những âm thanh loảng xoảng, choe chóe phát ra từ chính điện. Ấy là lúc lũ rắn hiện nguyên hình, chúng tranh nhau ăn trứng gà…

Những ngày đầu năm Canh Dần, ngoài việc đi du lịch, đi chùa lễ Phật cầu may là một phong tục đẹp khá phổ biến ở các nước châu Á. Tuy nhiên, đến với Malaysia, ngoài việc lễ Phật, rất nhiều người dân và khách du lịch còn đổ về bang Penang để tận mắt được chiêm ngưỡng chùa rắn, với rất nhiều thanh long, bạch xà vắt vẻo trên bình hoa, mâm quả, xà nhà.

images282977_01.jpg


Ngôi chùa này được xây dựng năm 1873, ban đầu nó chỉ là một am nhỏ thờ Thanh Thủy tổ sư. Cái tên chùa rắn bắt đầu xuất hiện sau khi công trình này hoàn thành, đã có rất nhiều rắn lục, một loại rắn độc đến cư ngụ. Đặc biệt, hàng năm cứ độ xuân về, nhà chùa khai hội, số lượng rắn bò về chùa ngày một nhiều hơn.

Ngôi chùa đặc biệt này nằm ở phía Nam cách thủ phủ bang Penang 14 km với tên gọi chính thức là Phúc Hưng cung, thờ Trần Chiếu Ứng, một pháp sư, anh hùng chống nhà Nguyên cuối triều Tống, quê ở An Khê — Phúc Kiến. Sau này ông đi tu, lấy phá danh là Thanh Thủy.

Ngôi chùa được hoàn thành vào năm 1795, ngay sau đó có rất nhiều rắn lục bò vào chùa ăn lễ vật người dân cúng bái, càng đuổi chúng càng tìm đến nhiều hơn trước, con to thì dài hơn 1 m, con nhỏ chỉ nhỉnh hơn cái đũa ăn cơm chút ít.

Mới bước vào chùa, nếu không biết trước, nhiều người sẽ chết ngất khi thấy vắt vẻo trên đầu mình là những con rắn đủ kích cỡ, màu sắc, chủng loại đang mở trừng 2 mắt im lặng quan sát người dân đến lễ Phật. Trên ban thờ, lọ hoa, mâm quả, thậm chí ngay trên ngai, vai tượng cũng có rắn.

Mặc dù chúng đều là rắn độc, nhưng hơn một trăm năm qua, người ta chưa ghi nhận một vụ rắn cắn nào xảy ra ở đây. Ban ngày, lũ rắn mỗi con nằm im một chỗ, mở to hai mắt và hầu như không nhúc nhích, động đậy, tuyệt nhiên không cắn người và cũng chẳng sợ người.

Khi màn đêm buông xuống là lúc những tiếng vèo vèo, những âm thanh loảng xoảng, choe chóe phát ra từ chính điện. Ấy là lúc lũ rắn hiện nguyên hình, chúng tranh nhau ăn trứng gà và các phẩm vật người dân dâng cúng.

Những con rắn lục lao mình từ xà nhà xuống, những chú cạp nong, cạp nia cũng không chịu kém cạnh để kẻ khác ăn hết phần của mình. Nhưng khi bình minh lên, lũ rắn lại trở về trạng thái tĩnh tại, im lặng và quan sát.

Ngôi chùa rắn này ngày càng thu hút tín đồ phật tử thập phương, khcách du lịch tới lễ Phật, chiêm bái. Trong suy nghĩ của họ, những “ngài” rắn này chính là hóa thân của Hộ pháp để bảo vệ chùa và giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Bất cứ kẻ nào khi đặt chân đến đây mà có ý đồ xấu, chắc chắn sẽ bị “ngài” dọa cho vỡ mật.

images282978_11.jpg


images282980_31.jpg


images282981_41.jpg


images282982_51.jpg


images282983_61.jpg


images282984_71.jpg


images282985_81.jpg


images282986_91.jpg


images282987_111.jpg
Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Rừng ma bên dòng Se Pon

RỪNG MA BÊN DÒNG SE PON

Bài 1: Huyền bí rừng ma Pa Roi


Người Vân Kiều bản Pa Roi quan niệm người chết là trở về với rừng, chốn linh thiêng nhất. Ở đó, người chết vẫn có một thế giới với đầy đủ mọi sinh hoạt. Rừng ma đối với người chết cũng giống như căn nhà sàn của người sống.

Ngược đường từ thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), tôi đi dọc đường biên tiến sâu vào khu rừng ma qua lời giới thiệu đầy hấp dẫn của những cư dân bản địa.

Dòng Se Pon huyền thoại nhiều thác ghềnh chia đôi biên giới Việt-Lào cứ cuồn cuộn như muốn nuốt chửng mọi thứ quanh mình. Con đường dọc biên giới lặng thinh không một bóng người. Thi thoảng vài tiếng chim, thú gầm gừ vọng ra bên mạn rừng ớn lạnh.

View attachment 9284
Già làng Pả Chiêng kể về các khu rừng ma ở Pa Roi.

Bên kia dòng Se Pon, những cánh đồng hoang vắng thuộc tỉnh Savanakhet (Lào) trải dài hút tầm mắt. Bên này - nước Việt, khu đất thuộc xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là những khu rừng ma âm u, bí hiểm.

Theo Pả Chang - một cư dân đã sống hơn 40 năm ở khu vực biên giới này thì dọc con sông Se Pon có hàng chục cánh rừng ma. “Mỗi xâu (dòng họ) có một khu rừng ma riêng. Các khu rừng ma này mang đậm dấu tích của người Vân Kiều xưa với nhiều phong tục hết sức kỳ lạ.

Nhưng muốn biết về sự bí hiểm, độc đáo của rừng ma thì phải nói đến bản Pa Roi. Ở đây, Pa Roi là bản có nhiều khu rừng ma nhất” - Pả Chang nói. Đường vào Pa Roi không dễ. Dốc cao, vực sâu và muốn vào tận rừng cũng mất gần cả ngày đường.

Thủ tục xin phép

Muốn vào rừng ma, trước hết phải xin phép người đứng đầu xâu. Người này có nhiệm vụ cai quản rừng ma của dòng họ mình. Phong tục của người Vân Kiều không cấm người lạ vào rừng ma dòng họ mình, chỉ cần trước khi vào phải thông qua trưởng xâu một tiếng.

Việc nói cho người đứng đầu xâu biết là để họ kiểm soát, tránh kẻ xấu làm động đến rừng ma của dòng họ.

View attachment 9302
Muốn vào rừng ma phải luồn qua nhiều tán rừng rậm, đầy dây leo

“Muốn gặp người đứng đầu xâu phải đến nhà từ sáng sớm, chứ các vị này mở mắt đã vào rừng và tối mịt mới về. Có khi họ ở trong các lán trại ngoài rừng cả tuần không về”.

Lần theo chỉ dẫn của Pả Chang, tôi tìm đến nhà Pả Chiêng lúc trời còn tờ mờ sương. Mới sáng sớm mà bản làng vùng biên đã vắng tanh. Dân bản bảo mùa này họ dậy từ lúc ba, bốn giờ sáng. Người thì kéo xe bò lên nương tranh thủ thu hoạch vụ sắn trước khi mùa mưa rừng đến. Người thì xuôi đường lúc trời mới lọ sáng cho kịp buổi chợ bán vài buồng chuối, con gà...

Sáng, Pa Roi sương giăng kín cả vùng trời. Già làng Pả Chiêng đón khách lạ với vẻ ngờ ngợ, cảnh giác. “Mày vào đây có việc gì, đã báo cho cán bộ biên phòng chưa? Chưa báo thì tau không cho vào rừng ma của tau đâu. Ở dọc sông Se Pon này nhiều bọn buôn lậu, kẻ xấu lắm. Tau sợ nó vào phá động rừng ma”.

Sau khi biết tôi muốn vào rừng ma qua lời giới thiệu của cán bộ biên phòng, già làng Pả Chiêng xởi lởi kể về truyền tích các khu rừng ma xưa của người Vân Kiều. Pả Chiêng vui vẻ mời khách món măng rừng nấu cá suối rồi cử một thanh niên của bản dẫn tôi vào rừng ma.

Vào rừng ma

Thuở xưa, rẻo đất Pa Roi nép mình bên dòng Se Pon chỉ có lác đác vài khu rừng ma của người Vân Kiều bản địa. Sau đó, thấy vùng đất này bằng phẳng lại tốt tươi thuận lợi cho việc trồng cây sắn, nuôi con dê... nên người các nơi khác đổ về ngày càng đông.

Ban đầu, một vài người mang vợ con chạy qua Pa Roi mong thoát khỏi cơn đói. Sau khi làm ăn thuận lợi, họ rủ anh em dòng họ qua đây định cư hẳn.

View attachment 9303
Tảng đá này là dấu tích của một ngôi mộ chôn cách đây hơn một năm.

Già làng Pả Chiêng hồ hởi: “Đời con người có sinh có tử. Sau khi qua vùng đất mới, mỗi dòng họ kiếm một khu rừng để chôn cất khi có người trong dòng họ qua đời. Hồi xưa, ở xứ này chỉ có ba, bốn khu rừng ma nhưng bây giờ nhiều lắm. Mặc dù không định rõ ranh giới nhưng một dòng họ được phần một vùng đất để chôn người chết”.

Theo chỉ dẫn của người dân bản Pa Roi, tôi men theo con đường tiến về tận sát mép bờ sông Se Pon để vào khu rừng ma. Từ đường cái vào khu rừng tuyệt nhiên không có một lối mòn. Sau khi vượt qua được tán cây bụi gai, không gian tối om u ám, lặng ngắt. Xác người mới chôn bốc mùi tử khí rờn rợn.

Pả Chang cho biết ở trong khu rừng ma này ngẩng mặt lên trời bốn mùa vẫn không thấy mặt trời. Sở dĩ rừng không có đường đi là vì theo phong tục của người Vân Kiều sau khi chôn cất người chết họ không bao giờ trở lại ngôi mộ đó nữa nên không để lại lối mòn.

Càng tiến vào rừng ma Pả Chiêng, hàng trăm ngôi mộ hiện ra qua một vài mu đất được đặt một viên đá làm dấu. Ở một vài khu, mẻ sành chén bát bị hất tung lên mặt đất. Theo Pả Chang, sở dĩ có tình trạng các vật dụng mà người sống chia phần cho người chết như ấm, chén bị nổi lên mặt đất là do xác người ở các khu mộ đó đã bị thú đào bới.

Tục chôn người của người Vân Kiều hết sức đơn giản. Khi có người qua đời, họ chỉ ra rừng chọn một mô đất cao rồi họ đào huyệt mộ rất cạn bỏ xác người xuống và lấp lại rất sơ sài. Hầu hết các ngôi mộ đều nép mình bên một gốc cây lớn.

Tự hào về rừng ma của xâu

Người Vân Kiều rất tự hào về khu rừng ma của xâu mình. Khu rừng của mỗi dòng họ rộng hẹp khác nhau. Có khu rộng vài hecta nhưng cũng có khu chỉ rộng vài trăm mét vuông.

Theo quy ước thì người của xâu nào chết phải được chôn ở phần đất của xâu đó. Không ai được xâm phạm hay tranh giành phần rừng của người khác.

View attachment 9304
Rừng ma Pả Chiêng u ám, ngột ngạt mùi tử khí.

Người Vân Kiều bản Pa Roi quan niệm người chết là trở về với rừng, chốn linh thiêng nhất. Ở đó, người chết vẫn có một thế giới với đầy đủ mọi sinh hoạt. Cho nên họ mong cho khu rừng ma của dòng tộc mình được tốt tươi để những hồn ma đang “sống” ở đó được êm ấm.

Họ bảo rằng rừng ma đối với người chết cũng giống như căn nhà sàn của người sống. Người chết cũng mong được ở bình yên trong “căn nhà” của mình nên nhiệm vụ của người sống là không nên khuấy động, “phá” nhà của người chết.

“Người Pa Roi xem các khu rừng ma là một phần tài sản của dòng họ nên không ai nỡ tay chặt phá. Nếu gia đình, dòng họ hay ai đó bên ngoài có việc gì cần đến gỗ thì phải xin phép người đứng đầu xâu. Sau đó vị đầu xâu sẽ đứng ra làm lễ cúng. Nếu giàu thì giết mấy con bò, con trâu, còn nghèo thì phải có gà trống để cúng thần mới được vào khai thác rừng” - Pả Chang tâm sự.

__________________

RỪNG MA BÊN DÒNG SE PON

Bài 2: “Luật” ở rừng ma


“Luật” quy định không ai được chặt cây, đào bới trong các cánh rừng ma... Sau vụ đốn cây rừng năm ấy, Pả Chui sống điên điên dại dại. Có lúc giữa đêm khuya Pả Chui kêu là đau đớn vì bị thần bắt.
Mỗi dòng họ của người Vân Kiều có một cách bày tỏ sự tri ân của mình đối với người chết khác nhau. Chuyện thờ cúng đối với người Pa Roi không quan trọng. Không có bất kỳ một sự ràng buộc “trách nhiệm” thờ cúng nào giữa người sống và người chết.

Rừng ma là bất khả xâm phạm

Già làng Pả Chiêng chia sẻ: “Sau khi chôn cất người chết xong, người thân trong gia đình không bao giờ quay lại ngôi mộ đó. Ai cũng sợ dính phải con ma rừng. Để tỏ lòng với người đã khuất, hàng năm đồng bào thường tổ chức cúng ma gọi hồn về một lần.

View attachment 9232
Do không bị chặt phá nên bên dòng Se Pon vẫn còn những cánh rừng bạt ngàn.

Thời gian lễ cúng không cố định, chỉ khi nào “con lợn trong chuồng, con dê rẫy lớn” là tổ chức. Việc cúng bái không bắt buộc phải đầy đủ lễ vật cho mọi gia đình trong bản.

Tùy thuộc vào ý nguyện và của cải của từng nhà mà lễ vật cúng khác nhau. Nhà giàu có thì làm một bàn rượu, giết vài con trâu bò. Còn nhà nghèo không cúng cũng được, chả sợ bị người chết “trách móc” gì”.

Trái ngược với việc cúng bái đơn giản, nơi chôn người chết đối với người Pa Roi, là vô cùng linh thiêng với nhiều điều cấm kỵ nghiêm ngặt. Với người Pa Roi cánh rừng ma là bất khả xâm phạm. Không ai được chặt phá rừng dù với lý do gì.

Chỉ tay về cánh rừng ma của dòng họ mình, già làng Pả Chiêng nói lớn: “Chả có đứa nào dám đụng vào khu rừng của mình cả. Con cháu trong làng ngoài bản không ai bảo ai nhưng mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ khu rừng của dòng họ mình.

View attachment 9300
Một ngôi mộ vừa mới chôn bên góc cây lớn trong rừng ma.

Không những bảo vệ rừng ma của dòng họ mình mà mỗi người dân Pa Roi đều ý thức được không bao giờ chặt phá rừng của dòng họ khác”.

Theo những người bậc cao niên bản Pa Roi thì từ xưa đến nay ít ai dám đụng tay vào các khu rừng dọc con sông Se Pon. Việc chặt phá rừng ở đây hết sức kiêng kỵ. Luật nghiêm cấm mọi người chặt phá rừng dưới bất cứ hình thức nào.

Dù chặt một cây hay chặt trăm cây cũng bị phạt tội như nhau. Trừ một số trường hợp có du di nhằm giải quyết nhu cầu, đảm bảo cuộc sống của bà con. “Chả lẽ ở bên rừng mà không có một thanh gỗ để làm nhà.

Cho nên khi gia đình nào trong bản muốn làm nhà hay có việc gì cần muốn xin gỗ thì phải đến xin ý trưởng bản. Với những trường hợp chính đáng thì bao giờ già làng cũng đồng ý ngay” - Hồ Văn Bun, một cư dân xã A Dơi nói.

Chặt rừng không xin phép sẽ bị “thần phạt”

Chặt phá rừng là điều cấm kỵ mà dân bản ai cũng biết. Nhưng lâu lâu cũng có người tự ý vào phá rừng. Già làng Pả Chiêng nói trước đây làng có hai người do tự ý vào rừng chặt cây mà không xin phép bằng lễ cúng nên sau đó đã bị điên.

Chuyện bản Pa Roi kể rằng cách đây hơn mười mùa rẫy, một thanh niên đã tự tiện vô rừng chặt phá. Người đó tên là Hồ Văn Thoi, ở ngoài trung tâm xã A Dơi. Chặt cây gỗ xong, Thoi khiêng cây gỗ về đến cửa nhà thì đột nhiên té xỉu.

View attachment 9301
Dưới những gốc cây lớn hay bên những hòn đá tảng là dấu tích của các ngôi mộ.

Sau đó, Thoi phát bệnh kêu là đau đớn rồi nằm liệt giường suốt mấy năm. “Trước đây, Thoi là một chàng trai lực lưỡng, là ước mơ của bao cô gái ở vùng này. Do Thoi động đến rừng ma mà không xin phép làm lễ cúng xin phép thần nên bị bắt đau.

Sau khi biết Thoi bị thần phạt, gia đình đã mấy lần giết trâu bò làm cơm rượu nhưng vẫn không khỏi” - anh Hồ Văn Thân, anh em cô cậu ruột của Thoi kể.

Ở bản Pa Roi, giờ không ai dám tự tiện chặt phá rừng. Ngoài Thoi, hình ảnh chàng thanh niên Pả Chui là nỗi ám ảnh của bà con dân bản. Sau vụ đốn cây rừng năm ấy, Pả Chui sống điên điên dại dại.

Có lúc giữa đêm khuya Pả Chui kêu là đau đớn vì bị thần bắt. “Thằng Pả Chui nó dại lắm. Nó dám đụng đến rừng mà không chịu làm lễ cúng nên mới bị điên” - già làng Pả Chiêng kể mới năm ngoái có một đám thanh niên mặt mày bặm trợn chạy vào đây phá rừng.

Sau khi vào rừng mới hạ được vài cây thì có ba, bốn tên ngã quỵ. Biết chuyện bị thần “sờ gáy” mấy tên lâm tặc nhanh chóng rút lui. Sợ quá, nghe lời dân bản họ làm bốn con heo trả nợ thần rồi biến mất tăm”.

Do không bị tác động bởi bàn tay của con người nên các khu rừng chạy dọc dòng Se Pon xanh bạt ngàn. Trong rừng có nhiều cây gỗ thuộc loại quý hiếm, hàng ngàn cây cổ thụ mấy người ôm không xuể.

Thiếu tá Trần Văn Xuân, cán bộ Trạm biên phòng Pa Roi nói: “Sở dĩ dọc khu vực biên giới bên sông Se Pon còn giữ được những khu rừng xanh tốt là nhờ “luật” rừng ma đã đi vào ý thức của dân bản. Ở trong các khu rừng này hầu như không có chuyện người dân tự ý vào phá rừng. Nhờ uy tín của người đứng đầu bản nên công tác kết hợp vận động người dân tham gia bảo vệ rừng rất tốt. Ai cũng muốn giữ bằng được những cánh rừng của bản”.

Luật không được cải táng

Người Vân Kiều bản Pa Roi quan niệm rằng ngôi mộ của người chết là chốn linh thiêng, cần có sự ổn định. Cho nên không ai được đào bới, cải táng. Xuyên qua những cánh rừng ma, chúng tôi bắt gặp hàng trăm ngôi mộ bị mưa rừng xói lở hoặc bị thú đào bới tanh bành. Hồ Văn Thân, một thanh niên bản Pa Roi lý giải: “Biết những ngôi mộ của bà con mình bị xói lở nhưng dân bản cũng không thể đắp lại. Luật ở bản đã quy định rồi, để người sống được yên không ai được dọn dẹp, xây dựng gì ở phần mộ đó cả”.

Luật nghiêm cấm như vậy nhưng theo già làng Pả Chiêng thì trong những trường hợp cần thiết vì lợi ích cộng đồng như làm đường, xây công trình công cộng... thì chủ nhân của ngôi mộ cũng có thể đồng ý cho cải táng. Muốn cải táng phải nhờ già làng đứng ra sắm lễ mang đi cúng bái để xin con ma rừng cho “dời nhà”...

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thế giới tượng nhà mồ

THẾ GIỚI TƯỢNG NHÀ MỒ

Khác với “rừng ma” của người Dẻ Triêng, nghĩa địa của người Bahnar mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với dân làng. Người Bahnar tin rằng có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian


Làng B’Yang ở phía Đông tỉnh Gia Lai, thuộc thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, được giới nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá là nơi còn lưu giữ nhiều nhất, nguyên vẹn nhất những phong tục đặc trưng của dân tộc Bahnar, đặc biệt là tục táng người chết. Làng B’Yang chỉ cách trung tâm thị trấn Kông Chro khoảng 4 km nhưng có “sức đề kháng” mạnh mẽ khiến cơn lốc đô thị hóa hầu như chưa thể chạm đến nơi này.

Theo hầu người chết

Bên dòng sông Ba yên ả mà người địa phương vẫn quen gọi là sông Đăk Kroong, mái nhà rông của người Bahnar dòng Bờ Nơm ở làng B’Yang vút lên trời sừng sững như một lưỡi rìu khổng lồ. Gần 1.000 người dân trong làng cư trú trong hơn 100 nhà sàn theo mô hình “làng tròn” vây quanh nhà rông này. “Nhà rông là tâm điểm của buôn làng Bahnar” - ông Đinh Keo, Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận huyện Kông Chro - người có uy tín nhất làng B’Yang, khẳng định.

Nghe chúng tôi hỏi về tục táng của người Bahnar, ông Đinh Keo cho biết: “Theo phong tục, không kể giàu, nghèo, khi có người chết, người sống phải làm tượng để trang trí nhà mồ. Đây là điều bắt buộc để thể hiện lòng hiếu đễ, tình cảm tiếc thương của người sống đối với người đã khuất.

8-9-PS11.jpg

Nhà mồ của một người Bahnar giàu có ở làng B’Yang


Tượng đi theo người chết thường được tạc đẽo theo ý thích, nghề nghiệp của người đó khi còn sống và nhất định là phải theo cặp âm - dương. Người Bahnar dòng Bờ Nơm quan niệm tượng được tạo ra là để theo hầu người chết và nhất thiết phải đi theo cặp. Kể cả người chết là kẻ suốt đời độc thân thì khi chết, tượng đi theo cũng phải đẽo thành cặp”.

Ông Đinh Keo dẫn chúng tôi tới một gốc cây cổ thụ trong làng B’Yang, nơi trưng bày những tượng nhà mồ đã được tạc đẽo sẵn. Xung quanh gốc cây này, chúng tôi thấy hàng chục tượng nhà mồ mới được đẽo gọt, tuy chưa trang trí nhưng trông vẫn rất có hồn và sống động.

Những pho tượng này được dựng quay mặt ra ngoài, đủ cả các con vật, như: chó, mèo, chim công, chim cú, khỉ bồng con...; hoặc con người, như: mẹ bồng con, bà già ôm mặt rầu rĩ... Theo ông Đinh Keo, tất cả những tượng này đều được tạc đẽo bằng rìu và nhiều người dân làng B’Yang có khả năng tạc được tượng nhà mồ như vậy.

Đủ cung bậc thân phận

Theo chân anh Đinh Êu, một người cháu của ông Đinh Keo, chúng tôi vượt sông Đăk Kroong đến nghĩa địa nhà mồ của làng B’Yang. Nhìn từ xa, nghĩa địa như một ngôi làng Bahnar thu nhỏ. Những nóc nhà mồ có hình mái nhà rông được trang trí bằng những cây k’lao sặc sỡ vút lên giữa rừng xanh. Phía trước những nhà mồ trong nghĩa địa làng B’Yang luôn có một giếng nước và gáo dừa tượng trưng.

Nhà mồ của ông Đinh Gliu, nguyên trưởng Ban Văn hóa thị trấn Kông Chro, nổi bật trong nghĩa địa làng B’Yang bởi vẻ đồ sộ, sang trọng. Trên diện tích khoảng 20 m2, nhà mồ của ông Đinh Gliu được xây dựng kỳ công như một nhà rông thu nhỏ.

8-9-PS21.jpg

Tượng nhà mồ được tạc đẽo sẵn


Bốn cột chính được trang trí bằng 4 cặp tượng ngà voi tượng trưng và 2 cây k’lao cao ngất ngưởng. Mặt trước và mặt sau nhà mồ được gắn 2 cặp tượng nam nữ sơn phết đủ màu trông như thật. Trong khuôn viên ngôi mộ có cả những cây lúa đã trổ bông, giá để củi và góc chia của cho người chết. “Riêng phần mái nhà rông và 2 cặp tượng nam nữ ở nhà mồ của ông Đinh Gliu đã tốn gần chục triệu đồng” - anh Đinh Êu tiết lộ.

“Hàng xóm” của ông Đinh Gliu là nhà mồ của một phụ nữ nhưng cũng hoành tráng không kém. Phía trước nhà mồ là bức tượng mẹ cõng con; trong góc còn có dàn khung cửi dệt thổ cẩm, đầu trâu và cả một giá để hàng trăm thanh củi được xếp ngăn nắp. “Dân Bahnar tin rằng người chết cũng cần củi lửa để sưởi ấm. Trong những thứ vật phẩm cúng cơm hằng ngày trên mộ trước lễ “bỏ mả”, nhất thiết phải có củi, lửa và nước” - anh Đinh Êu cho biết.

Tiếp giáp phía sau những nhà mồ “quý tộc” hoành tráng ở mặt tiền nghĩa địa là hàng loạt nhà mồ khác của người nghèo. Những nhà mồ này có mái lợp tôn hoặc cỏ tranh, thấp bé và bị dây leo, cỏ tranh phủ kín. Những bức tượng trong nhà mồ của người nghèo cũng có cặp, có đôi nhưng hầu hết đều là các con vật, như: trâu, bò, khỉ, chó...

Anh Đinh Êu giải thích: “Nhà mồ chỉ được làm sau lễ “bỏ mả”. Với người giàu, có thể “bỏ mả” sau mùa lúa mới đầu tiên tính từ ngày chết nhưng với người nghèo, có khi phải đến mấy năm sau. Mỗi lần “bỏ mả” phải mổ trâu, bò, tốn kém lắm, nhà nghèo thì chịu thôi! Tượng nhà mồ dành cho người nghèo cũng chỉ là những con vật gắn liền với cuộc sống nương rẫy”.

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Người ăn sống rắn, bọ cạp mơ lên truyền hình thế giới

NGƯỜI ĂN SỐNG RẮN, BỌ CẠP MƠ LÊN TRUYỀN HÌNH THẾ GIỚI

Hơn 20 năm nay, ông Ngô Văn Tùy, sinh năm 1959, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi thường xuyên ăn sống bất kỳ con vật nào ông bắt được. Tất nhiên, những con vật ăn vào có thể gây chết người như cóc, cá nóc... thì ông Tùy chừa ra; còn những loài như rắn, chuột, sâu, bọ, ếch, cá, đỉa... ông ăn say sưa như ăn nem, ăn chả.

Ăn sống thấy ngon!

Là con trai út trong một gia đình có 5 anh chị em, lúc nhỏ Ngô Văn Tùy sinh hoạt bình thường như những đứa trẻ khác trên đảo. Ngoài giờ học, Tùy cùng các anh chị giúp đỡ bố mẹ việc đồng áng, trồng hoa màu. Lớn lên, Tùy lập gia đình rồi có con.

andongvat11.jpg

Ông Ngô Văn Tùy đang ăn sống một con rắn mối.


Đầu năm 1984, Tùy nhập ngũ. Vợ anh ở nhà vừa làm vừa nuôi con nhỏ. Khí hậu, thổ nhưỡng trên đảo không quá khắc nghiệt nhưng do sâu bọ, chuột phá hoại nên mùa màng hay thất bát. Cuối năm 1987, Tùy xuất ngũ, về nhà và trở lại với nghề nông. Mùa tỏi năm 1988, nhà anh trồng 4 sào, tỏi phát triển rất tốt, hy vọng trúng mùa. Tuy nhiên, khi đang tốt tươi, đám tỏi bất ngờ “xuống sắc” vì bị sâu cắn khiến Tùy ngay ngáy lo. Để cứu tỏi, đêm đêm, Tùy thức trắng cùng cây đèn pin để đi bắt sâu, bắt được con sâu nào bóp chết con đó. Sau nhiều đêm, 4 sào tỏi được cứu vãn. Nhớ lại chuyện cách đây hơn 20 năm, ông Tùy kể: “Lúc đó tôi nghĩ mình ăn tỏi được, sâu ăn tỏi được, vậy thì mình cũng ăn... sâu được. Thế là tôi lùng bắt những con sâu tỏi còn sót lại, ăn thử. Lần đầu nhai sâu, thấy cay cay, thơm nồng như tỏi nhưng “hậu” có vị ngọt, tôi đâm ra ghiền. Ăn càng nhiều sâu, tôi thấy người càng khỏe ra”. Từ ăn sống sâu tỏi, ông chuyển sang ăn sống các loài côn trùng như bọ cạp, rít, cào cào, châu chấu... loài nào ông cũng thấy ngon miệng. Trên đảo Lý Sơn, mùa nào cây ấy. Mỗi loài cây có mỗi loài sâu và côn trùng khác nhau “đeo bám”. Ông Tùy cho rằng chuột, tắc kè, rắn, ếch, nhái, rắn mối... đều sống khỏe trên đảo này là nhờ sâu bọ, côn trùng. Người ăn sống được sâu bọ, côn trùng thì cũng có thể ăn sống được những loài động vật kể trên. Thế là bắt được con nào, ông ăn ngay con đó.

Ông nói: “Tôi ăn con rắn, thấy hết đau lưng. Nước tiểu bị vàng, tôi ăn con rắn mối, con tắc kè là hết. Ăn sống rắn, chuột, không cần ăn cơm mà vẫn thấy no cả ngày.Điều đó cho thấy chúng có dinh dưỡng rất nhiều”.

Nghe ông Tùy kể, chúng tôi không khỏi rùng mình...

Nói rồi, ông Tùy lôi từ trong túi quần ra 1 con rắn mối, 1 con cào cào, 2 con tắc kè còn sống. Ông nhai con rắn mối trước, sau đó lột da con tắc kè, ăn tiếp (do da tắc kè rất dai). Nuốt hai con tắc kè xong, ông nhai tiếp con cào cào...

Mơ đi nước ngoài biểu diễn

Bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Tùy, cho biết: “Lần đầu tiên mẹ con tôi thấy ổng ăn sống rắn, chuột... sợ lắm; hễ ổng bắt rắn về là tôi thả nhưng rồi thấy ổng buồn, sợ ổng đổ bệnh nên tôi mặc kệ, để ổng ăn, miễn là cứ khỏe mạnh đi làm nuôi con là được”. Ông Ngô Văn Tùy mời chúng tôi về nhà. Ngôi nhà mới xây xong cuối năm 2008, trị giá gần 200 triệu đồng. “Làm được ngôi nhà ni là nhờ ông xã tôi ăn sâu, côn trùng đó anh ạ!” - bà Mai nói.

Tưởng bà đùa, hóa ra thật. Trước nạn sâu phá hoại hoa màu, tưởng như bó tay (vì dân đảo Lý Sơn “kỵ” dùng thuốc trừ sâu), nhờ bắt và ăn sạch các loài sâu, côn trùng trên diện tích hoa màu, cây trái của gia đình nên trúng mùa, nông sản có chất lượng cao, bán được giá, vợ chồng ông có tiền xây nhà. Ông Tùy cho biết: “Tôi có hai ước mơ. Một là, cuộc sống của dân trên đảo Lý Sơn khấm khá hơn, nhất là có điện thắp sáng, có điện là có tất cả. Hai là, tôi muốn được... đi nước ngoài biểu diễn ăn động vật sống để được “lên” chương trình truyền hình Chuyện lạ thế giới!”.

Đa tài, lãng mạn


Ông Tùy mở cho tôi xem túi tiền kim loại nặng hơn 2 kg ông đang sở hữu. Đây là lượng tiền cổ được ông sưu tầm nhiều năm nay, gồm tiền nhiều thời kỳ của Pháp, Trung Quốc, Hà Lan; tiền thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức...

Ngoài “tài” ăn sống động vật, ông Tùy còn chơi đàn mandolin rất hay

Không chỉ vậy, ông Tùy rất lãng mạn, chơi được nhiều loại nhạc cụ, đặc biệt rất giỏi đánh đàn guitar và mandolin. Nhiều nông dân, ngư dân sau những ngày lao động vất vả lại quây quần tại nhà ông để chuyện trò và cùng hát những bài ca về biển, về cuộc sống của hơn 20.000 người dân trên hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

andongvat21.jpg

Ngoài “tài” ăn sống động vật, ông Tùy còn chơi đàn mandolin rất hay.


Ông còn có thể kể vanh vách lịch sử khai cơ lập địa của dân đảo Lý Sơn; nhớ và đọc tên chính xác nhiều huyền thoại bóng đá và danh thủ bóng đá đương đại

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
"Lời nguyền" kinh hoàng của xác chết 5.300 tuổi

"LỜI NGUYỀN" KINH HOÀNG CỦA XÁC CHẾT 5.300 TUỔI

Một xác ướp cách đây 5.300 năm đã trở nên nổi tiếng bởi sự bảo quản tuyệt vời nhờ băng tuyết, và nhất là những bí ẩn kinh hoàng xung quanh nó khiến người ta không thể lý giải được.


Người ta vẫn quen gọi là “Lời nguyền của người băng Otzi”. Đó là "Người băng Otzi" – Đây cũng là tên gọi của một xác ướp tự nhiên được bảo quản trong tuyết lạnh có niên đại cách đây 5.300 năm.

Xác ướp này được các nhà khoa học phát hiện ra từ năm 1991 trên dãy núi Alps, biên giới của nước Áo và Italy. Tên của xác ướp được các nhà khảo cổ đặt theo tên của thung lũng nơi nó được tìm thấy.

1260355542-nguoi-bang-Otzi-11.jpg

Người băng Otzi

Xác ướp này được xác định là của một người đàn ông và được xem là xác ướp cổ nhất được bảo quản tự nhiên ở châu Âu. Hiện xác ướp đang được trưng bày tại một viện bảo tàng ở phía Bắc Italy. Không giống những xác ướp khác, xác ướp Otzi dù đã được các nhà khoa học thực hiện hàng trăm nghiên cứu nhưng vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn bất thường.

Mặc dù xác ướp được xác định là có niên đại khoảng 5.300 năm, thế nhưng, trên xác ướp người ta lại thấy một mũi tên có niên đại 7.000 năm, một chiếc rìu thuộc niên đại 2.000 năm và một chiếc áo niên đại 8.000 năm. Điều này cho thấy, không lẽ người đàn ông này đã sử dụng tên và áo khoác của cụ tổ nhưng lại cầm rìu của… con cháu mình.

1260355542-nguoi-bang-Otzi-21.jpg

Từ đó, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết, đây có thể là một phù thủy có khả năng đi xuyên thời gian nên ông ta mới có được những vật dụng của các thời đại khác nhau…

Và, đến cả nguyên nhân về cái chết của người băng cũng là bí ẩn. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể xác định được người đàn ông này chết là do bị giết hay gặp bão tuyết hoặc bị hiến tế…???

Xác ướp này được phát hiện bởi một cặp vợ chồng người Đức là Helmut và Erika Simon. Ban đầu, người ta nghĩ đây chỉ là một xác chết bình thường. Và, tất cả họ không biết rằng, xác ướp có niên đại 5.300 năm và từ nó đã dẫn tới một loạt những tai họa sau đó. Có một sự thật không thể phủ nhận là 7 mạng người liên quan tới người băng Otzi đều biến mất.

1260355542-nguoi-bang-Otzi-31.jpg

Trải qua 5300 năm nhưng những bộ phận
trên cơ thể xác ướp này vẫn nguyên vẹn.

Nạn nhân đầu tiên chính là người đã tìm ra xác ướp này - ông Helmut Simon. Ông này đã đòi hơn 100.000 đô la tiền công tìm ra xác ướp và được đồng ý. Ông đã vui mừng trở lại vùng núi tuyết để ăn mừng nhưng bỗng nhiên một cơn bão tuyết xuất hiện đột ngột đã vùi chết Helmut. Ông ta được tìm thấy trong tư thế co ro y như người băng.

Người thứ 2 là giáo sư Rainer Henn, 64 tuổi, dẫn đầu đội nghiên cứu xác ướp, người đã tham gia quá trình khám nghiệm người băng. Một lần, khi đang trên đường đến một buổi hội thảo về người băng Otzi, xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác và ông chết ngay lập tức. Các cơ quan an ninh đã không tìm được nguyên nhân của vụ tai nạn.

1260355542-nguoi-bang-Otzi-41.jpg

Những cái chết bí ẩn có liên quan đến người băng
cho đến nay vẫn không lý giải được.

Nạn nhân thứ 3 là nhà leo núi kinh nghiệm Kurt Fritz, người đã đưa giáo sư Henn cũng như nhiều người khác tham quan khác vị trí tìm ra người băng cũng bị tuyết vùi chết trong khi những người khác thoát nạn.

Nạn nhân thứ 4 là nhà làm phim Rainer Hoelzl – người đã đưa những tư liệu về người băng lên màn ảnh và công bố chúng ra khắp thế giới. Ông bị chết vì một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng sau khi bộ phim tư liệu của mình được công chiếu.

1260355542-nguoi-bang-Otzi-5_11.jpg

Quần áo của người băng.

Dieter Warnecke, 45 tuổi, người đã tìm ra chỗ Helmut Simon bị chôn vùi, là nạn nhân thứ 5. Chỉ vài giờ sau lễ an táng của Simon, Dieter chết do đau tim, dù cho thể trạng sức khỏe của ông rất tốt.

Konrad Spindler, 66 tuổi, là một nhà khoa học, đứng đầu một nhóm nghiên cứu, người từng thực hiện các khám nghiệm trên xác ướp người băng năm 1991. Konrad đột ngột chết mà không rõ nguyên nhân.


1260355542-nguoi-bang-Otzi-61.jpg

Chưa một nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân
dẫn đến cái chết của người băng.

Tom Loy, 63 tuổi, một nhà khảo cổ học, người đã phân tích những mẫu máu trên vũ khí và quần áo của người băng là nạn nhân thứ 7. Ông này chết khi đang thực hiện những nghiên cứu về người băng. Từ sau 7 cái chết bí ẩn, ai cũng sợ rằng mình là nạn nhân tiếp theo. Tại địa điểm trưng bày người băng, có nhiều khách tham quan cứ nhìn vào người băng là ngất mà không phải do phòng trưng bày thiếu khí.

Đến tận bây giờ, vẫn không ai lý giải nổi các câu hỏi về thân thế, cuộc đời của người băng. Và "lời nguyền" dẫn tới 7 cái chết kia có thật hay không, cũng không ai biết đích xác.


Nguồn: Sưu tầm*

showimg.php

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bí ẩn ngôi mộ không đầu của người Maya cổ đại

BÍ ẨN NGÔI MỘ KHÔNG ĐẦU CỦA NGƯỜI MAYA CỔ ĐẠI

Các nhà khảo cổ Mexico đã phát hiện bên dưới di chỉ bích họa Bonampak nổi tiếng có một ngôi mộ một người đàn ông Maya không đầu đầy bí ẩn.


View attachment 9285
Di chỉ Bonampak.

Ngôi mộ được phát hiện ngay bên dưới một ngôi miếu ở Bonampak thuộc bang Chiapas, Mexico. Ngôi miếu này có ba gian phòng lớn với rất nhiều bích họa Maya bên trong vì vậy mà gọi là phòng tranh. Ngôi mộ này được phát hiện ngay bên dưới bức bích họa thể hiện một cực hình.

Theo suy đoán của các nhà khoa học, người đàn ông không đầu này có thể là một dũng sỹ bị bắt làm tù binh vì vậy mà trở thành vật tế thần. Anh ta cũng có thể là một trong những người chịu cực hình được thể hiện trong bức bích họa. Anh ta cũng có thể là một thủ hạ thân thuộc của người lãnh đạo thành phố này.

Emiliano Gallaga Murrieta, thuộc Sở nghiên cứu lịch sử và nhân loại học Mexico nói: “Bất kể anh ta là ai phần mộ này cũng nói cho chúng ta biết rằng, người được mai táng ở đây phải là một người rất đặc biệt”.

Phát hiện bất ngờ sau động đất

Vào thời điểm ra đời của những bức bích họa, tức là vào khoảng những năm 790 TCN, Bonampak đã là một thành phố có hàng ngàn cư dân. Đến thời điểm hiện tại, di chỉ quan trọng nhất của Bonampak là một thành cổ đã nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới thuộc bang Chiapas đã được khai quật. Trên con đường dẫn đến tòa thành cổ này, có một ngôi đền thờ của người Maya nổi tiếng, cũng chính là nơi người ta phát hiện ra ngôi mộ bí ẩn này.

Ngôi đền này có ba gian bích họa. Những bức bích họa ở gian thứ nhất giới thiệu một người thừa kế trẻ tuổi. Gian thứ hai có nội dung có nội dung là một cuộc hành hình đối với một người dũng sỹ bị bắt làm tù binh. Trong đó bao gồm các ngón tay bị chặt, các móng tay bị rút và một thi thể bị cụt đầu. Ngôi mộ bí ẩn của người đàn ông không đầu nói trên được phát hiện ở gian thứ hai này. Ngoài ra, nội dung các bức tranh của gian thứ ba chủ yếu giới thiệu một nghi thức lấy máu quan trọng của người Maya.

View attachment 9286
Ngôi mộ với người đàn ông không đầu bí ẩn. Ảnh: National Geographic.

Di chỉ bích họa Bonampak được người ta phát hiện vào năm 1946. Phát hiện đã làm phá sản không ít các quan điểm trước đây về nên văn minh bí ẩn này. Trước đây người ta luôn nhận định rằng, đế quốc Maya cổ đại là do những mục sư hoặc các nhà thiên văn lương thiện và ôn hòa cai trị. Sự phát hiện của phần mộ của người đàn ông không đầu này một lần nữa đã chứng thực sự tàn khốc của những người thống trị đế quốc Maya.

Trong khoảng thời gian 2005-2007, ở Mexico đã xảy ra khá một loạt các cơn động đất. Sau động đất, các nhà khảo cổ đã cố gắng để khôi phục lại di chỉ Bonampak đã bị tàn phá. Trong một lần dò tìm bằng rada gần đây nhất, các nhà khảo cổ đã phát hiện dưới bức bích họa có nội dung cực hình là một huyệt mộ.

Các nhà khảo cổ đã công bố phát hiện quan trọng này vào hồi tháng 1 vừa qua. Gallaga cho rằng, trong đền thờ Maya hoặc bên dưới Kim tự tháp có người chết được mai táng là chuyện hoàn toàn bình thường. Ông nói: “Vấn đề bây giờ là chúng ta sẽ phát hiện được những gì từ phần mộ này. Ở đó có những vật tế gì và người được chôn trong mộ rốt cuộc là ai?”

Bí ẩn về chiếc đầu còn thiếu


Bộ hài cốt không đầu được tìm thấy trong mộ đã làm đau đầu các nhà khảo cổ. Tông tích chiếc đầu của người được chôn trở thành một câu đố chưa có lời giải. Theo như lời của Gallaga, ngôi mộ này khá sơ sài, độ lớn chỉ đủ để chứa một thi hài và bên trên chỉ phủ bằng một tấm thạch cao màu trắng phẳng.

Thông qua việc phân tích sơ bộ với bộ hài cốt, các nhà khoa học cho rằng người đàn ông này vào khoảng 35-42 tuổi đồng thời mặc bệnh viêm khớp. Gallaga cũng cho rằng, người đàn ông này rất có thể bị chặt đầu. Đây là một hình phạt rất thường thấy trong chiến tranh của người Maya cổ đại.

View attachment 9287

View attachment 9288

View attachment 9289
Những bức bích họa nổi tiếng trong ngôi đền thờ tại di chỉ Bonampak.

Ở bên trên của huyệt mộ, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số hoa tai bằng ngọc. Chúng rất có thể được lấy xuống từ thi thể của người đàn ông trong mộ. Đây được xem làm manh mối giúp các nhà khảo cổ xác định tông tích của chiếc đầu còn thiếu. Chiếc đầu của người đàn ông rất có thể bị chôn ở một nơi khác.

Gallaga cũng loại trừ ý kiến cho rằng chiếc đầu đã bị những người đào trộm mộ lấy đi. Theo quan điểm của Gallaga, những hoa tai bằng ngọc cho tới dây chuyền, vòng tay vẫn còn trong mộ. Những người đào trộm mộ hoàn toàn có thể lấy chúng đi. Ngoài ra, trên thi thể người đàn ông này vẫn còn mang những vật trang sức thuộc loại vỏ sò. Những vỏ sò này có màu tím ánh vàng. Cho đến trước khi những người Tây Ban Nha đến nơi đây, chúng thuộc vào những vật trang sức cao cấp.

Gallaga cho rằng, một nguyên nhân khác để loại trừ khả năng đầu của thi thể bị trộm là “những chứng cứ đều thể hiện ngôi mộ này là một sự kiện bí mật. Những người cai trị ở Bonampak đã bí mật đóng ngôi mộ này đồng thời xây hẳn một tòa miếu lên trên nó. Vì thế, cho đến đến trước khi những người Tây Ban Nha đến đây, không có bất cứ người nào mở ngôi mộ này”.

Trong huyệt mộ, bên cạnh hài cốt người đàn ông còn có hai miếng đồ gốm. Một là một chậu hoa bằng thạch cao tuyết hoa và một con dao bằng đá. Trong đó, ở đáy chiếc chậu hoa còn có một lỗ nhỏ. Các nhà khoa học cho rằng, con dao đá và chậu hoa có lỗ thể hiện, chúng là những vật tế của người Maya. Mặc dù hoàn toàn không nhất định là một vật tế trong nghi thức chặt đầu.

Dòng dõi Maya hay kẻ địch?

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đang sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ để tiến hành phân tích các tiêu bản từ hài cốt người đàn ông nhằm xác định niên đại mà anh ta sinh sống. Đồng thời, các nhà khoa học còn tiến hành kiểm tra AND với hài cốt này để xác định mối quan hệ giữa anh ta và những người Maya ở Bonampak.

View attachment 9290
Hình ảnh cuộc hành hình trên những bức bích họa trong gian đền thứ 2.

Những hiện vật trong huyệt mộ thể hiện rõ người đàn ông được chôn trong mộ là một nhân vật quan trọng. Tuy nhiên, anh ta rốt cuộc là ai? Anh ta thuộc về nơi nào? Gallaga cho rằng, “căn cứ trên những vật phẩm được tùy táng trong mộ, chúng tôi cho rằng anh ta là một dũng sỹ cao cấp đến từ phe đối lập. Tuy nhiên, sau khi anh ta bị bắt thì anh ta bị đem làm vật tế ở đền thần”.

"Vấn đề là, bộ hài cốt này lại hoàn toàn không có chút quan hệ nào với thi thể đã được tìm thấy ở đền thờ thần Quetzalcóatl ở Teotihuacán”, một thành phố của người Maya cổ đại thuộc thành phố Mexico ngày nay. Thi thể được phát hiện gần đền thờ thần Quetzalcóatl được cho là một tù binh chiến tranh được sử dụng làm vật tế.

Các nhà khảo cổ cho rằng, người đàn ông này cũng có thể là một người họ hàng của người cai trị thành phố Bonampak vào khoảng thế kỷ thứ 8, Chaan Muan 2. Những bức bích họa Bonampak được hình thành dưới thời Chaan Muan 2. Như thế, những đồ trang sức bằng vỏ sò mà người đàn ông này đeo sẽ phù hợp với hình ảnh quý tộc trên những bức bích họa ở gian thứ nhất.

Tuy nhiên, cho dù là người đàn ông này có là người Bonampak thì cũng không loại trừ trường hợp anh ta trở thành vật tế thần. Gallaga cho rằng, anh ta cũng có thể chết trong một trận chiến hoặc chết vì nguyên nhân tự nhiên. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu về nguyên nhân cái chết của người đàn ông này. “Bất kể giả thiết nào là chính xác thì ngôi mộ này vẫn là một bằng chứng hiện thực cho hình ảnh được vẽ trên bích họa”.

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top