"Đi dạo" với quái vật thời tiền sử

"ĐI DẠO" VỚI QUÁI VẬT THỜI TIỀN SỬ (Phần 1)

Cùng bước vào hành trình tìm hiểu thế giới sau sự "ra đi" của loài khủng long to lớn.


Trong Clip, chúng ta sẽ quay về thời đại Tân Sinh – hậu khủng long, để tìm hiểu kỷ nguyên của loài động vật có vú, sự tiến hóa của loài cá voi dưới biển, tổ tiên của loài ngựa ngày nay… và trên hết là khởi nguồn của loài người chúng ta.

Khoảng 49 triệu năm trước, kỷ Eocene được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những động vật có vú đầu tiên (Tên gọi Eocene có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, và nó có nghĩa là "bình minh" của loài động vật có vú).

Đánh dấu sự bắt đầu của thế Eocen, Trái Đất bị nóng lên. Các vùng cận kề địa cực là ấm hơn so với ngày nay, có thể chỉ giống như khu vực tây bắc Thái Bình Dương bây giờ; các cánh rừng ôn đới kéo dài khắp hành tinh.

Động vật có vú cũng bắt đầu xuất hiện, thay thế khủng long đã tuyệt chủng thống trị Trái đất. Tất cả các thành viên của các bộ động vật có vú mới đều nhỏ, đa phần dưới 10 kg.

170211newdawn01.jpg
Loài Gastornis, nỗi kinh hoàng của các sinh vật bé nhỏ

Nổi bật nhất nhóm động vật thời kỳ đầu là loài Gastornis. Do đa phần động vật có vú đều nhỏ bé, nên những con chim khổng lồGastornis đã chiếm lấy vị trí của kẻ săn mồi mạnh nhất.

propalaeotherium1.jpg

Cùng sống với Gastornis là tổ tiên của loài ngựa ngày nay, chúng nhỏ xíu và có tên là Propalaeotherium. Propalaeotherium chỉ dài khoảng 30 – 60cm và nặng chưa đến 10kg.

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
"Đi dạo" với quái vật thời tiền sử (Phần 2)

"Đi dạo" với quái vật thời tiềnsử (Phần 2)

Đây là thời đại xuất hiện loài kiến ăn thịt lớn nhất trong lịch sử.




Loài săn mồi nguy hiểm nhất được nhắc đến ở kỳ trước chính là kiến ăn thịt khổng lồ, có tên khoa học là Formicium.


Khi trưởng thành, những chú kiến thợ có kích thước lên đến 3cm và con kiến chúa dài đến 5cm. Chúng luôn đi theo đàn với số lượng lên tới hàng triệu con và tiêu diệt con mồi chỉ trong nháy mắt.
12.png


Kien1.JPG


Ngày nay, Formicium đã bị tuyệt chủng nhưng con cháu của chúng vẫn còn những loài tàn phá mọi nơi từng đi qua. Ở Malaysia có loài kiến độc Occophyla, càng sắc, cắn thủng thịt và có nọc độc đốt rất buốt. Kinh khủng hơn là loài kiến Dorillin, dù nhỏ bé nhưng chúng có thể “hô biến” một chú voi trở thành bộ xương chỉ trong vòng 15 phút.

Quay trở lại với kỷ Eocene, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hình hài đầu tiên của loài cá voi hiện nay. Ban đầu là động vật sống trên cạn, song để thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt, chúng đã tiến hóa thành loài lưỡng cư.
Ambulocetus có thể đi lại trên cạn, nhưng chúng dành thời gian chủ yếu ở dưới nước để săn mồi và được gọi với cái tên “cá voi biết đi”.

Ambulocetuscavoi.jpg
"Tiền thân" của cá voi cực kì dữ dằn

Theo các nhà khoa học, sau khoảng 10 triệu năm tiến hóa, tứ chi của chúng sẽ biến thành chân chèo và trở thành loài cá voi sống hoàn toàn dưới nước như thời nay.
Kỳ tới, chúng ta sẽ đi tới 15 triệu năm tiếp theo, tới thời điểm những con cháu của loài Ambulocetus trở thành những vị vua thật sự dưới biển cả. Mời các bạn đón xem vào 0h, thứ Bảy ngày 26/02/2011.

Sưu tầm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
"Đi dạo" với quái vật thời tiền sử (Phần 3)

"Đi dạo" với quái vật thời tiền sử (Phần 3)


Không hiền lành như thời đại ngày nay, những con cá voi cổ đại là loài động vật săn mồi khét tiếng.



Clip này nói về cuộc sống trong giai đoạn cuối kỷ Eocene, khi nhiệt độ Trái Đất ngày một nóng lên, băng hai cực tan ra, khiến hệ sinh thái dưới đại dương trở nên hỗn loạn.

2Basilosaurus.jpg
Loài Basilosaurus đồ sộ

Như đã nói ở phần trước, cá voi thời kỳ này thống trị đại dương bao la rộng lớn. Nhưng đúng lúc hưng thịnh nhất, chúng phải đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi đại dương bởi hiện tượng trái đất nóng lên. Dòng hải lưu trở nên hỗn loạn khiến nguồn thức ăn của chúng (những đàn cá nhỏ) không còn nhiều, một giai đoạn hết sức khó khăn với loài Basilosaurus.

Voi.jpg
Đây chính là tổ tiên loài voi ngày nay
Voi-2.jpg

Ngoài ra, chúng ta sẽ được biết đến tổ tiên của loài voi ngày nay. Moeritherium không giống nhiều với voi hiện nay. Nó cao đến vai một con heo vòi (74 đến 107cm). Con vật dường như thiếu vòi nhưng phần môi dưới có thể dài hơn bình thường. Chúng thường tập trung sống ở đầm lầy, hoặc hệ thống sông ngòi với kênh, lạch chằng chịt.


Trên cạn lúc này, các động vật có vú bắt đầu phát triển to lớn hơn. Một trong những loài đáng chú ý nhất chính là Andrewsarchus. Với bộ hàm sắc nhọn, Andrewsarchus là loài ăn xác chết, tuy nhiên, chúng chẳng phải tổ tiên của linh cẩu hay chó ngày nay, mà lại có họ hàng với cừu và dê. Ở kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ được chứng kiến sự đấu tranh quyết liệt để sinh tồn của con cá voi Basilosaurus cái. Mời các bạn đón xem vào 0h, thứ Tư ngày 02/03/2011.


Sưu tầm.




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top