Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KIÊN GIANG
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2007 – 2008
ĐỀ BÀI (Thời gian làm bài 150 phút)

I/ Câu hỏi: 4 điểm
Câu 1: viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ của em về lẽ sống của người cách mạng trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải (2 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn từ 5 câu trở lên bàn về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường nơi em sinh sống. (2 điểm)
II/ Làm văn: 6 điểm
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM


I/ Phần câu hỏi: 4 điểm
Câu 1: 2 điểm
Yêu cầu:

  • Đoạn văn: khoảng 10 – 15 câu
  • Nội dung: phát biểu suy nghĩ về lẽ sống của người cách mạng trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Có thể tập trung vào những ý sau:
+ Qua bài thơ, tác giả đã gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân: Hãy sống có ích, sống đẹp, tự nguyện, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho sự nghiệp cách mạng, cho dân, cho nước.
+ Đó là cách sống cao đẹp: “Mỗi người vì mọi người”, đó là tình cảm lớn lao của những người cách mạng.
Cho điểm:

  • Viết đoạn văn đúng, đầy đủ và có dẫn chứng xác thực theo yêu cầu câu hỏi là được 1.5 điểm.
  • Viết đoạn văn đúng, đầy đủ có dẫn chứng xác thực và hay là được 2 điểm.
Câu 2: 2 điểm
Yêu cầu:

  • Đoạn văn khoảng 5 – 10 câu (ít nhất 5 câu)
  • Nội dung: bàn về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường nơi bản thân thí sinh sinh sống.
Cho điểm:

  • Viết đoạn văn đúng, đầy đủ theo yêu cầu câu hỏi là được 1.5 điểm
  • Viết đoạn văn đúng và hay được 2 điểm.
II/ Phần làm văn: 6 điểm
Yêu cầu chung:
Nắm chắc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, biết cách xây dựng bài nghị luận văn học, phân tích giá trị của một tác phẩm văn học (giá trị nội dung và nghệ thuật).
Yêu cầu cụ thể:
Trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về tác phẩm, tác giả nhất là giá trị nội dung (phải xác định được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo), học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng ý chính cần tập trung phân tích là:
Giá trị hiện thực:

  • Phản ánh tình trạng chiến tranh làm cho gia đình li biệt.
  • Tính ghen tuông, thói gia trưởng của người đàn ông đã làm cho người phụ nữ nết na đức hạnh phải chịu cái chết oan uổng.
Giá trị nhân đạo:

  • Đề cao phẩm giá của Vũ Nương.
  • Ca ngợi tài đức và những tình cảm cao đẹp của nàng.
  • Xót xa trước nỗi bất hạnh của nàng, mong muốn nàng có được cuộc sống hạnh phúc, phê phán xã hội không có chỗ cho những con người đức hạnh.
Nâng cao

  • Vài nét về giá trị nghệ thuật: cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động; lời đối thoại và lời tự bạch của nhân vật, các yếu tố kì ảo…
  • Phát biểu cảm nghĩ và tình cảm đối với tác phẩm.
Biểu điểm:

  • Điểm 6: biết phương pháp làm bài và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nêu trên của đề. Kết cấu chặt chẽ, diễm đạt tốt. Có cảm xúc, có chất văn, tuy nhiên vẫn có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
  • Điểm 4: cơ bản đáp ứng được phần lớn những yêu cầu đã nêu (yêu cầu 3 nâng cao có thể sơ lược). Kết cấu rõ, diễn đạt tương đối tốt tuy văn còn một số lỗi.
  • Điểm 3: tỏ ra biết phương pháp làm bài. Phân tích được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm, nhất thiết phải trình bày được một nủa số ý ở phần b (yêu cầu cụ thể).
  • Điểm 2: chưa biết phương pháp làm bài cũng như chưa phân tích được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Hiểu vấn đề không chính xác, bài làm quá sơ lược, chung chung. Kết cấu không rõ ràng, văn viết lủng củng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
  • Điểm 1: sai lạc về nội dung và phương pháp.
III/ Lưu ý:
Yêu cầu giám khảo lưu ý những điểm sau đây:

  1. Nắm vững bản chất yêu cầu ở Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Chấm kĩ lưỡng và thận trọng. Đặc biệt khuyến khích những bài có sáng tạo, diễn đạt tinh tế, có chất văn.
  2. Tuyệt đối không hạ thấp yêu cầu của biểu điểm. Không chỉ xem xét về nội dung mà còn phải lưu ý đánh giá đúng kĩ năng làm bài của thí sinh. Những bài diễn đạt quá kém không cho đến điểm trung bình.
  3. Ở phần c. “Tiêu chuẩn cho điểm, bảng hướng dẫn chấm” chỉ xác định yêu cầu ở một số mức điểm. Trên cơ sở này cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho những điểm còn lại.
  4. Chỉ làm tròn số sau khi đã cộng cả điểm của hai phần (Phần I và phần II) và làm tròn số liền trên đối với những điểm có phần điểm lẻ 0.25 và 0.75. Ví dụ:

  • 3.25 điểm làm tròn số thành 3.5 điểm
  • 4.75 điểm làm tròn số thành 5 điểm.
  • 5.5 điểm thì giữ nguyên.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top