Buổi thảo luận về “nguồn của luật quốc tế” do giảng viên trẻ - TS. Nguyễn Lan Anh dẫn dắt (khoa Luật quốc tế, Học viện ngoại giao) quá giờ hơn 1 tiếng. Để nhường phòng học cho lớp khác, các SV đã “kéo” cô giáo sang phòng học khác để tiếp tục “tranh cãi” với nhau.
SV Học viện Ngoại giao thường tự xin được tài trợ để tham gia các cuộc thi diễn án luật quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: website Học viện Ngoại giao
Những ngày dạy 2 buổi sáng – chiều, cô Lan Anh thường xuyên không được nghỉ trưa bởi giờ học buổi chiều bắt đầu từ lúc 12h30. Trong quãng thời gian ít ỏi giữa 2 buổi, cô phải chạy ra ngoài tìm chỗ ăn, vì căng – tin đã hết đồ.
Theo cô Lan Anh, người tham gia giảng dạy công pháp quốc tế, luật biển quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế thì thông thường, 1/3 thời gian được dùng để giảng dạy lý thuyết, còn 2/3 thời gian là để SV thảo luận các vụ việc.
Các SV sẽ tham khảo, đọc trước các tài liệu (các phán quyết của tòa án, các bài viết của các chuyên gia, giáo trình…) trước khi lên lớp thảo luận. Với việc bắt buộc các thành viên của mỗi nhóm phải luân phiên thuyết trình, cô Lan Anh nói vui: Dù là học nhóm thì cũng không SV nào “trốn’ được.
Cô Phạm Lan Dung, trưởng khoa cho hay, khi học thảo luận, SV chủ động rất lớn.
“Thực ra SV thông minh lắm, cách tiếp cận rất đa dạng. Nếu giảng viên có kinh nghiệm sẽ để các SV học được lẫn nhau. Mà SV cãi nhau thì mới hứng thú, chứ cãi nhau với cô thì ngại. Cho nên, giáo viên cố gắng kích thích nhóm đứng đầu, rồi từ đó kéo theo cả lớp tham gia tranh luận”.
"Chúng tôi đang cố gắng..."
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Hiệu phó Trường ĐH Luật Hà Nội, từ tháng 8/ 2009, trường đã ban hành chương trình đào tạo mới đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ cũng như đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chương trình có sự giảm tải để SV có thời gian tự nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, tránh dàn trải, học đối phó.
Ngoài ra, tăng thời lượng cho các học phần tự chọn thuộc khối kiến thức đại cương cũng như khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; Tăng số học phần, môn học kỹ năng…
"Sắp tới, khi Trung tâm Tư vấn pháp luật của trường đi vào hoạt động thì đây cũng là nơi thực tập tốt của SV" – ông Hòa kì vọng.
SV ĐH Luật tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật trong mùa hè tình nguyện 2009. Ảnh: website ĐH Luật Hà Nội
Tương tự, tại khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, TS. Nguyễn Hợp Toàn, trưởng khoa cho biết: Chúng tôi đã chuyển sang phương pháp đào tạo chủ động, người học tự tìm hiểu và trình bày, thảo luận vấn đề, giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng pháp luật của khoa đã nhận tư vấn miễn phí cũng như một số hợp đồng có thu để tạo điều kiện cho SV thực tập. Theo đó, với sự chỉ dẫn của giảng viên, SV sẽ là người thực hiện các hợp đồng tư vấn đó.
Hầu hết các cơ sở đào tạo này đều có những chương trình hợp tác quốc tế khá… hoành tráng.
TS. Nguyễn Vũ Hoàng (giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) cho biết: Trong quá trình học và thi, SV thường xuyên tiếp cận và giải quyết các tình huống cụ thể. Để làm được điều đó, SV phải tự nghiên cứu và am hiểu các kiến thức, các thông lệ luật pháp trong nước và trên thế giới.
Đề thi hết môn của thầy cũng yêu cầu SV giải quyết các tình huống cụ thể, chứ không phải câu hỏi lý thuyết chung chung.
“Không thể bao sân tất cả”
Trả lời câu hỏi: tại sao các nhà tuyển dụng vẫn kêu ca quá nhiều, thạc sỹ Phạm Thị Lan Dung (Trưởng khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao) thẳng thẳn: SV mới ra trường cần được nhà tuyển dụng đào tạo thêm cho phù hợp với công việc là bình thường.
"Chương trình đào tạo không phải để cung cấp đầy đủ kiến thức mà là để cung cấp nền tảng cơ bản, chứ kiến thức chuyên sâu thì không thể bao sân tất cả”.
Còn theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, sau khi tốt nghiệp, người có bằng cử nhân luật có thể đảm nhiệm các công việc khác nhau. Trong đó có những công việc đòi hỏi cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ. Do vậy mà có Học viện Tư pháp để đào tạo nghiệp vụ cho các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, luật sư.
Đối với các công việc khác, cử nhân luật có thể làm được ngay mà không đòi hỏi phải được đào tạo thêm về nghiệp vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa họ không cần một khoảng thời gian nhất định để tập sự công việc có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm. “Nếu nhà tuyển dụng đòi hỏi SV Luật mới ra trường mà làm được ngay ở mọi vị trí công tác thì chắc chắn không khi nào họ hài lòng được”.
Thạc sĩ Phạm Lan Dung: Không có phương pháp đào tạo nào là tối ưu
Đã từng học Luật ở Liên Xô, tôi thấy ở đây họ dạy rất hệ thống, bài bản, rất lí thuyết, ít thực hành. Nhưng được cái là dạy từ A đến Z, đầy đủ lắm.
Nhưng sang Mỹ thì họ đào tạo theo kiểu quẳng con người ta xuống dưới nước, không cần biết mình có biết bơi không, nhưng theo bản năng tự vệ thì mình sẽ phải làm thế nào để sống sót, để nắm được vấn đề ấy.
Mỹ khuyến khích mỗi người tự xây dựng chương trình học của mình, tự nhặt món vào thực đơn của mình. Họ chỉ cho 1 số môn cơ bản, còn lại mình muốn gì thì chọn và nhặt nó vào.
Họ khuyến khích mình hãy thử đi, học Luật nhưng có thể thử học kinh tế, tiếp cận rất linh hoạt.
Mỹ là một nước điển hình trong việc học dựa trên cái mình làm, và hơi thái quá một chút. Đáng ra với những SV có nền về luật rồi thì không nói, còn với những SV chưa có kiến thức cơ bản thì sẽ rất vất vả và không có chuyện dạy từ A đến Z cho mình. Nhiều SV châu Âu như Pháp, Bỉ… vô cùng hoang mang vì có khi đi học mà chưa có một cái gì.
Đáng lẽ phải có phần hướng dẫn cơ bản rồi vào vụ việc, thì đây, họ cho thẳng vào các vụ việc. Các vụ thì rất hay nhưng chỉ khai thác những khía cạnh nhỏ, nên không có hệ thống, bức tranh lớn thì SV phải tự học lấy.
Nhưng được cái họ có chỉ dẫn về giáo trình sách vở rất cẩn thận, rất sẵn có, cụ thể.
Ở Anh tương đối giống Mỹ nhưng cổ điển hơn, cũng chú ý hơn đến phần cơ bản, rồi mới vào các vụ việc. Mỹ thì tương đối phá các .
Theo Phù Sa - VNN.
SV Học viện Ngoại giao thường tự xin được tài trợ để tham gia các cuộc thi diễn án luật quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: website Học viện Ngoại giao
Những ngày dạy 2 buổi sáng – chiều, cô Lan Anh thường xuyên không được nghỉ trưa bởi giờ học buổi chiều bắt đầu từ lúc 12h30. Trong quãng thời gian ít ỏi giữa 2 buổi, cô phải chạy ra ngoài tìm chỗ ăn, vì căng – tin đã hết đồ.
Theo cô Lan Anh, người tham gia giảng dạy công pháp quốc tế, luật biển quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế thì thông thường, 1/3 thời gian được dùng để giảng dạy lý thuyết, còn 2/3 thời gian là để SV thảo luận các vụ việc.
Các SV sẽ tham khảo, đọc trước các tài liệu (các phán quyết của tòa án, các bài viết của các chuyên gia, giáo trình…) trước khi lên lớp thảo luận. Với việc bắt buộc các thành viên của mỗi nhóm phải luân phiên thuyết trình, cô Lan Anh nói vui: Dù là học nhóm thì cũng không SV nào “trốn’ được.
Cô Phạm Lan Dung, trưởng khoa cho hay, khi học thảo luận, SV chủ động rất lớn.
“Thực ra SV thông minh lắm, cách tiếp cận rất đa dạng. Nếu giảng viên có kinh nghiệm sẽ để các SV học được lẫn nhau. Mà SV cãi nhau thì mới hứng thú, chứ cãi nhau với cô thì ngại. Cho nên, giáo viên cố gắng kích thích nhóm đứng đầu, rồi từ đó kéo theo cả lớp tham gia tranh luận”.
"Chúng tôi đang cố gắng..."
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Hiệu phó Trường ĐH Luật Hà Nội, từ tháng 8/ 2009, trường đã ban hành chương trình đào tạo mới đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ cũng như đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chương trình có sự giảm tải để SV có thời gian tự nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, tránh dàn trải, học đối phó.
Ngoài ra, tăng thời lượng cho các học phần tự chọn thuộc khối kiến thức đại cương cũng như khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; Tăng số học phần, môn học kỹ năng…
"Sắp tới, khi Trung tâm Tư vấn pháp luật của trường đi vào hoạt động thì đây cũng là nơi thực tập tốt của SV" – ông Hòa kì vọng.
SV ĐH Luật tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật trong mùa hè tình nguyện 2009. Ảnh: website ĐH Luật Hà Nội
Tương tự, tại khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, TS. Nguyễn Hợp Toàn, trưởng khoa cho biết: Chúng tôi đã chuyển sang phương pháp đào tạo chủ động, người học tự tìm hiểu và trình bày, thảo luận vấn đề, giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng pháp luật của khoa đã nhận tư vấn miễn phí cũng như một số hợp đồng có thu để tạo điều kiện cho SV thực tập. Theo đó, với sự chỉ dẫn của giảng viên, SV sẽ là người thực hiện các hợp đồng tư vấn đó.
Hầu hết các cơ sở đào tạo này đều có những chương trình hợp tác quốc tế khá… hoành tráng.
TS. Nguyễn Vũ Hoàng (giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) cho biết: Trong quá trình học và thi, SV thường xuyên tiếp cận và giải quyết các tình huống cụ thể. Để làm được điều đó, SV phải tự nghiên cứu và am hiểu các kiến thức, các thông lệ luật pháp trong nước và trên thế giới.
Đề thi hết môn của thầy cũng yêu cầu SV giải quyết các tình huống cụ thể, chứ không phải câu hỏi lý thuyết chung chung.
“Không thể bao sân tất cả”
Trả lời câu hỏi: tại sao các nhà tuyển dụng vẫn kêu ca quá nhiều, thạc sỹ Phạm Thị Lan Dung (Trưởng khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao) thẳng thẳn: SV mới ra trường cần được nhà tuyển dụng đào tạo thêm cho phù hợp với công việc là bình thường.
"Chương trình đào tạo không phải để cung cấp đầy đủ kiến thức mà là để cung cấp nền tảng cơ bản, chứ kiến thức chuyên sâu thì không thể bao sân tất cả”.
Còn theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, sau khi tốt nghiệp, người có bằng cử nhân luật có thể đảm nhiệm các công việc khác nhau. Trong đó có những công việc đòi hỏi cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ. Do vậy mà có Học viện Tư pháp để đào tạo nghiệp vụ cho các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, luật sư.
Đối với các công việc khác, cử nhân luật có thể làm được ngay mà không đòi hỏi phải được đào tạo thêm về nghiệp vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa họ không cần một khoảng thời gian nhất định để tập sự công việc có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm. “Nếu nhà tuyển dụng đòi hỏi SV Luật mới ra trường mà làm được ngay ở mọi vị trí công tác thì chắc chắn không khi nào họ hài lòng được”.
Thạc sĩ Phạm Lan Dung: Không có phương pháp đào tạo nào là tối ưu
Đã từng học Luật ở Liên Xô, tôi thấy ở đây họ dạy rất hệ thống, bài bản, rất lí thuyết, ít thực hành. Nhưng được cái là dạy từ A đến Z, đầy đủ lắm.
Nhưng sang Mỹ thì họ đào tạo theo kiểu quẳng con người ta xuống dưới nước, không cần biết mình có biết bơi không, nhưng theo bản năng tự vệ thì mình sẽ phải làm thế nào để sống sót, để nắm được vấn đề ấy.
Mỹ khuyến khích mỗi người tự xây dựng chương trình học của mình, tự nhặt món vào thực đơn của mình. Họ chỉ cho 1 số môn cơ bản, còn lại mình muốn gì thì chọn và nhặt nó vào.
Họ khuyến khích mình hãy thử đi, học Luật nhưng có thể thử học kinh tế, tiếp cận rất linh hoạt.
Mỹ là một nước điển hình trong việc học dựa trên cái mình làm, và hơi thái quá một chút. Đáng ra với những SV có nền về luật rồi thì không nói, còn với những SV chưa có kiến thức cơ bản thì sẽ rất vất vả và không có chuyện dạy từ A đến Z cho mình. Nhiều SV châu Âu như Pháp, Bỉ… vô cùng hoang mang vì có khi đi học mà chưa có một cái gì.
Đáng lẽ phải có phần hướng dẫn cơ bản rồi vào vụ việc, thì đây, họ cho thẳng vào các vụ việc. Các vụ thì rất hay nhưng chỉ khai thác những khía cạnh nhỏ, nên không có hệ thống, bức tranh lớn thì SV phải tự học lấy.
Nhưng được cái họ có chỉ dẫn về giáo trình sách vở rất cẩn thận, rất sẵn có, cụ thể.
Ở Anh tương đối giống Mỹ nhưng cổ điển hơn, cũng chú ý hơn đến phần cơ bản, rồi mới vào các vụ việc. Mỹ thì tương đối phá các .
Theo Phù Sa - VNN.