• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn Đề cương ôn tập lịch sử 7

Trang Dimple

New member
Xu
38
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP: 7


CHỦ ĐỀ 1: XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY


1. Phong trào văn hóa phục hưng
Nguyên nhân:

- Do sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hóa.

- Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, xã hội nên đấu tranh giành địa vị chính trị, xã hội, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.
Khái niệm:
phong trào Văn hóa Phục hưng” : Đó là khôi phục những tinh hoa giá trị tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao hơn

Nội dung
:
- lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến ;

- Đề cao những giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.

Ý nghĩa:

- Thức tỉnh và phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu

- Đồng thời mở đường cho sự phát triển văn hóa ở một tầm cao mới của châu Âu và nhân loại.

2. Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến

- Tư tưởng : Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến

- Văn học : thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phử… thời Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc; tây du kí…

- Sử học: có các bộ sử kí của Tư Mã Thiên; hán thư Đường thư ; Minh sử…

- Nghệ thuật kiến trúc: với nhiều công trình độc đáo như Cố cung, những bức tượng phật sinh động

3. So sánh quá trình hình thành và phát triển của xã hội PK ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm khác biệt ?

Xã hội PK phương Đông :

- Hình thành sớm, vào thời kì trước CN (như Trung Quốc), phát triển chậm, mức độ tập quyền cao hơn so với xã hội PK phương Tây.

- Quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài và sau này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây.

Xã hội PK phương Tây :

- Ra đời muộn (thế kỉ V), nhưng phát triển nhanh.

- Xuất hiện CNTB trong lòng chế độ PK.

- Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia PK thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay nhà vua.

4. Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ PK ?

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ PK là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).

- Tư liệu sản xuất, ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô sản xuất.

- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.

- Riêng ở xã hội PK phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển mạnh.


CHỦ ĐỀ 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÍ – TRẦN

1. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý:

Về kinh tế:

Nông nghiệp:

- Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò...),

- Nhiều năm mùa màng bội thu.

Thủ công nghiệp và xây dựng:

- Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều được mở rộng.

- Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).

Thương nghiệp:

- việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước.

- Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất.

Về xã hội:

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ.

- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã; họ phải làm các nghĩa vụ với nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.

- Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng, xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà vua. Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

2 . Văn hóa , giáo dục, khoa học và kĩ thuật thời Trần

Văn hóa:

+ Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc...

+ Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển, có địa vị cao và được trọng dụng.

+ Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, hát chèo, các trò chơi... vẫn được duy trì, phát triển.

+ Nền văn học (bao gồm cả chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển rất mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt như: Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu...

Giáo dục và khoa học - kĩ thuật:

+ Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.

+ Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời. Y học có Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng.

+ Về khoa học: các ngành khoa học như toán học; y học; thiên văn học bước đầu phát triển

Nghệ thuật:

+ Kiến trúc điêu khắcthời Trần không huy hoàng như thời Lý nhưng cũng có những công trình quan trọng như tháp mộ của vua Trần Nhân Tông trước chùa Phổ Minh ở Tức Mặc (Nam Định) xây năm 1310, thành Tây Đô ở Thanh Hóa (1397).

3. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:

*Diễn biến:

-Quách Quỳ cho quân đánh phòng tuyến ta

- Ta phản công quyết liệt

- Quân Tống rơi và tình trạng hoang mang thiếu lương thực

-Mùa xuân 1077 nhà Lý cho quân bất ngờ đánh vào đồn giặc

*Kết quả:

-Quân địch mười phần chết đến năm sáu phần

- Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà và rút về nước

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhà Lí chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

- Có kế sách đánh giặc đúng đắn sáng tạo

*Ý nghĩa:

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm

- Củng cố nền độc lập tự chủ Đại Việt

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt


4. Tại sao Lý Thường Kiệt lại kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống bằng biện pháp giảng hòa?

- Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh

- Không làm tổn thương danh dự của nước lớn

- Bảo đảm hòa bình lâu dài cho đất nước

- Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.

5. Cuộc kháng chiến chiến lần thứ 2 chống quân xâm lược Mông – Nguyên 1285

a. Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên

- Sau khi thống trị hoàn toàn Trung Quốc vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và Cham- Pa.

- Làm cầu nối xâm lược các nước phía Nam Trung Quốc.

Mở rộng phạm vi thống trị và

thôn tính các nước khác.

-Dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

b.Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:

* Quân sự :

Triệu tập hội nghị các vương hầu bàn kế đánh giặc.

+ Cắt cử tướng chỉ huy

+ Duyệt binh

+ Cho quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu.

* Chính trị :

-1285 mở hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng

c. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến

*Diễn biến:

-1.1285 năm mươi vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy

xâm lược Đại Việt .

->ta lui về Vạn Kiếp, Thăng Long rồi Nam Định ->địch dựng doanh trại ở bắc sông Hồng

-Cánh quân Toa Đô từ Chăm-pa đánh lên Nghệ An – Thanh Hoá, quân Thoát Hoan đánh xuống phía Nam tạo thế gọng kìm

-Ta rút lui để bảo toàn lực lượng.

-Quân Nguyên lâm vào khó khăn ->ta tổ chức phản công

*Kết quả: Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui vào ống đồng thoát về nước, quân địch thua to


6. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, (bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân lãnh đạo.)

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. (Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân).

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư (đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi).

Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...).

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

- Ngăn chặn được âm mưu xâm lược Nhật Bản và các vùng đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt


7. Những cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.

a. Về chính trị:

- Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

-Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm tình hình.

b. Về kinh tế, tài chính,:

- Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng;

- Ban hành chính sách “hạn điền”, quy định số ruộng đất mà các vương hầu, quan lại cùng địa chủ được phép có..

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng;

c. xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô

- Năm đói kém bắt nhà giàu phải bán lương thực cho dân...

d. Về văn hóa, giáo dục:

- Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục;

- Cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.

- Quy định cách thức thi cử và có những chính sách quan tâm đến việc học hành, thi cử.

e. Về quân sự:

- Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng

- Chế tạo súng thần công, đóng chiến thuyền, bắt tất cả mọi người từ hai tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ hộ tịch.

f. Ý nghĩa, tác dụng

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng

-Hạn chế tập trung ruộng đất quý tộc địa chủ.

- Làm suy yếu thế lực nhà Trần.

- Tăng nguồn thu nhập cho dất nước.

-Hạn chế: chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top