Dê chuyển gen cung cấp sữa người

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Một cơ sở thực nghiệm tại Nga sắp tới có thể sản xuất các chất thay thế sữa mẹ sau khi đã thử thành công trên chuột.

Thử nghiệm khó khăn

Nhờ các gen người lắp ghép vào bộ gen của mình, những con chuột biến đổi gen lần đầu tiên đã sản xuất ra lactoferrin. Đó chính là chất đặc biệt chỉ có trong sữa mẹ bảo vệ trẻ khỏi các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trong khi hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển.

Mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học Nga cũng giống như của nhiều nước khác là chiết lactoferrin từ sữa và sử dụng protein này để pha chế vào công thức sữa bột cho trẻ em nuôi “bộ”.

Chuot.jpg

(Ảnh: N.G)

"Sữa chuột rất giàu protein và có thể suy ra hàm lượng protein chuyển gen cũng rất cao”, giám đốc Công ty Công nghệ Sinh học Benmab của Đan Mạch Patrich van Berkel viết.

Còn TS Elena Sadchikova, Viện Sinh học di truyền, thuộc VHLKH Nga tại Matxcơva cho biết: “Sữa mẹ chứa từ 4-5g lactoferrin trong một lít. Sữa những con chuột biến đổi gen lại cho những 160g/l”. Thế nhưng không thể biến chuột thành con vật cung cấp sữa hàng ngày cho con người. Vắt sữa chuột tất nhiên phải vô cùng tỉ mỉ. Phải gây mê chúng, và dùng một bơm đặc biệt để hút sữa từ chiếc vú tí hon của chúng. Để đưa được ra quy mô công nghiệp trước hết phải chọn những con vật có kích thước lớn như thỏ, dê và bò.

Các dược phẩm từ sữa thỏ

Những con thỏ ghép gen người đã được vắt sữa trên quy mô công nghiệp tại công ty sinh học Pharming có cơ sở ở Hà Lan.

Sữa thỏ chứa protein người được dùng để bào chế thành một loại thuốc mới điều trị bệnh angioedema do di truyền, một bệnh rối loạn máu hiếm gặp có thể dẫn việc sưng phồng các mô của cơ thể.

de.jpg

Đàn dê chuyển gen (Ảnh: N.G)

"Nếu chỉ dùng làm thuốc thì sản lượng (của protein) cần thiết chỉ có giới hạn” - Sijmen de Vries , TGĐ Pharming nói - "Còn để có lượng lactoferin lượng lớn để đưa vào công thức sữa bột trẻ em thì cần lượng lớn hơn nhiều”.

De Vries dự đoán, muốn đạt được lượng lactoferin lớn thì bò sẽ phải “nhập cuộc”. Phát triển đàn bò chuyển gen thì để khai thác lactoferin từ sữa của chúng thì chỉ cần từ 2 đến 3 năm là có thể đáp ứng được quy mô công nghiệp.

Tuy nhiên, bà Sadchikova, Viện Sinh học Di truyền Nga lại có ý kiến khác. Bà thiên về phương án phát triển đàn dê chuyển gen vì cho rằng có thể rút ngắn hơn nữa thời gian đưa vào công nghiệp. Bà nói:

"Ưu điểm lớn nhất của của dê là thời gian mang thai của chúng chỉ bằng nửa thời gian mang thai của bò. Hơn nữa, dê đạt đến tuổi có thể vắt sữa được nhanh hơn bò đến 3 lần. Chúng ít bị bệnh tật hơn và dù bị bệnh thì bệnh của chúng cũng khác với bệnh của người".

Tuấn Hà - Vietnamnet (Theo National Geographic)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top