Đáy thật, đáy giả của đại dương

ĐÁY THẬT, ĐÁY GIẢ CỦA ĐẠI DƯƠNG

Đại dương là 1 cái chảo nước khổng lồ của hành tinh, Đương nhiên dưới khối nước là thềm đáy gồ ghề với những dẫy núi cao , những đồng bằng cổ và những hố sâu , có nơi đến 11.023m . Từ nhiều thế kỉ trước, trong những chuyến khảo sát biển, các nhà hải dương học đều tìm cách đo độ sâu của biển, bởi vì xa xưa , người ta cho rằng biển là 1 vực nước rộng mênh mông, thẳm sâu, đen ngòm, chẳng có bờ, có đáy. Đầu tiên, bằng phương pháp sử dụng sợi dây có gắn ở cuối 1 cục chì, người ta đo được những độ sâu khác nhau của vùng nước nông thềm lục địa, song khi vượt ra vùng khơi xa , phương pháp ấy thường không thực hiện được. Nhiều kết quả chẳng thành hoặc có thì cũng không chính xác do dây đứt hoặc do cục chì chẳng bao giờ chạm đáy , còn dây cứ kéo dài “vô tận”. Điều đó gây nên sự nghi ngờ: phải chăng biển không có đáy? Có những nơi thực ra chỉ sâu 4000m bằng cách đo dây, độ sâu được ghi đến 14.000m. Một sai số đáng kinh ngạc. Kết quả sai lệch mà 1 tàu Anh quốc đoc được năm 1852 kia có những nguyên nhân của nó. Nếu dùng quả chì nặng thì dây bị đứt, song dùng quả chì nhẹ sẽ bị dòng biển kéo đi mãi mãi . Đến đầu thế kỉ thứ XX, Fressenden (1923) đã sử dụng tiếng vọng của âm thanh hay phương pháp hồi âm để đo độ sâu đáy biển và thu được những kết quả khá chính xác . Từ phương pháp hồi âm đá mở ra 1 kỉ nguyên mới cho cuộc khảo sát địa hình đáy biển. Tuy nhiên, để tránh những kết quả sai lệch có thể xuất hiện trên những đáy biển gồ ghề, người ta tìm cách phát âm theo phương càng gần với đường thẳng đứng càng tốt., nghĩa là thay âm thanh thông thường bằng sóng siêu âm với tần số lớn hơn 16.000 chu kì/ giây. Cách đo đáy biển bằng siêu âm (hay sonar) không những nhanh chóng mà còn có tính liên tục. Thật vậy , chỉ cần cho tàu chạy theo những hướng định sẵn, không chỉ các độ sâu khác nhau của mỗi vùng mà cả hình thể đáy biển được hiện ngay lên bản đồ. Thật là tuyệt diệu!

Song trớ trêu thay, ngay khi sử dụng sóng siêu âm, nhiều vùng biển quả thực rất sâu nhưng kết quả ghi được lại hoàn toàn ngược lại, chỉ sâu còn một vài trăm mét. Tại sao? Một câu hỏi mới xuất hiện nhưng người ta không tin rằng, biển ở đây lại nông đến như vậy . Nguyên nhân nào đã gây ra những kết quả sai lệch như thế? Đương nhiên , câu hỏi nào được đặt ra đều phải mất công nghiên cứu mới trả lồi được chính xác. Các nhà nghiên cứi tập trung cho vấn đề này chỉ ra rằng , một trong những taapjk tính nổi bật của động vật phiêu sinh là sự di cư thẳng đứng theo nhịp điệu ngày đêm ( tức 24h). Dạng di cư này thường được đặc trưng bằng hiện tượng: ban đêm 1 số loài động vật vận động lên các tầng nước mặt , còn ban ngày chúng lại lặn xuống các tàng nước sâu hơn. Tập tính di cư như thế đã được ghi nhận từ những cuộc thám hiển của Challenge, nhưng đến nay vẫn chưa có được câu giải thích thỏa đáng về ý nghĩa sinh thái quan trọng của hiện tương phức tạp này đối với các loài sinh vật phiêu sinh hay đôi khi của 1 số trùng roi ( Dinoflagellata) và tầng nước trung gian ( mesopelagic). Sự họp thành đàn di cư thẳng đứng theo chu kì ngày và đêm thường cản trở đối với sóng siêu âm, đồng thời sóng siêu âm phản hồi lại được ghi nhận trên bản đồ gây ra những độ sâu sai lệch so với độ sâu thực của vùng biển. Đương nhiên, đấy không phải là đáy biển thực sự mà là “đáy giả” hay gọi đúng hơn là lớp “phản âm” hay “đáy lỏng” . Rất thú vị là trong ngày, có nới máy hồi âm đã ghi nhận tới 5 lớp đáy lỏng ở dải độ sâu 100 – 175m do sự dịch chuyển thẳng đứng của các loài động vật gây ra. Đêm đêm, những lớp như thế lên sát bề mặt và tản ra hoặc hợp lại thành những dải rộng kéo dài đến độ sâu 150m. Người ta thừa nhận rằng , những lớp đáy lỏng sâu phần nhiều được hình thành do sự di chuyển các loài giáp xác ( tôm lân và tôm) cũng như nhiều đàn cá nhỏ, những loài có các bóng khí phản âm .

Rõ ràng di cư thẳng đứng theo chu kì ngày đêm được điều chính bởi ánh sáng tự nhiên. Chu kì tối làm giảm cường độ ánh sáng trong tầng nước có thể là yếu tố ban đầu kích thích sự khởi đầu và định giờ cho các cuộc hành trình thẳng đứng. Sự luôn phiên giữa các pha sáng và tối xảy ra không chỉ liên quan với sự thay đổi của mùa và ngày đêm mà còn gắn liền với cả những điều kiện khí hậu và thời tiết trên biển . Tong mùa hè , những ngày nắng chói chang hay những ngày trời mây u ám , chẳng thấy bóng mặt trời ; còn trong đêm , những lúc tói trời hay những lúc đầy trăng cũng làm thay đổi nơi tập trung cúa các loài động vật phiêu sinh theo độ sâu, do đó “đáy lỏng” lúc sâu, lúc nông , chẳng bao giờ cố định . Đối với vùng Bắc cực trong mùa hè , ngày kéo dài lê thê , sự di chuyển thẳng đứng của các loài động vật phiêu sinh dường như biến mất . Đương nhiên , ánh sáng và sự biến động cường độ chiếu sáng chưa hẳn là nguyên nhân duy nhất , tuy nhiên, không một lí do nào có thể bác bỏ được vai trò của nó đối với sự di chuyển thẳng đứng theo ngày đêm của các nhóm động vật sống trong các tầng nước , kẻ đã tạo nên những vùng “đáy giả” của đại dương.

Nguồn: Vũ trung Tạng*

Được đăng bởi Phong Cầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top