KINH NGHIỆM DẠY HỌC
KHÔNG XÚC PHẠM THÂN THỂ, NHÂN PHẨM CỦA HỌC SINH
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay, có vấn đề cấp thiết được xã hội quan tâm là hiện tượng giáo viên - xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học, vi phạm điều 75 khoảng 1 của luật giáo dục. Nhiều nhà giáo đã bị kỉ luật buộc thôi việc chỉ vì lí do không kềm chế được cơn tức giận nên đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm nghiêm trọng tinh thần, thân thể người học.
Một vấn đề đặt ra trong nhà trường phổ thông mà hầu hết giáo viên đều đau đầu khi đi tìm lời giải đáp. Đó là làm thế nào để giáo dục học sinh mà không vi phạm luật giáo dục, làm thế nào để học sinh chịu học và có một tiết học đạt hiệu quả. Đó chính là lí do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm.
2/ Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm :
-Thứ nhất, sáng kiến kinh nghiệm Dạy học không xúc phạm học sinh, không vi phạm điều 75 của luật giáo dục, nhằm giúp giáo viên có phương pháp giáo dục học sinh t mà không sợ vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm luật giáo dục.
- Thứ hai, giúp nhà trường tạo mối quan hệ khăn khít giữa giáo viên và phụ huynh học sinh như răng với môi, như tay với chân.
-Thứ ba, giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cuối cùng , giúp tạo mối quan hệ tốt giữa thầy cô giáo và học sinh góp phần xây dựng thành công cuộc vận động “ Xây đựng trường học thân thiện - học sinh học tập tích cực”
PHẦN NỘI DUNG
I :CƠ SỞ LÍ LUẬN
Về phía người học:
Ngày nay học sinh ngày càng ý thức được rằng danh dự, nhân phẩm, thân thể của mình được Luật giáo dục bảo vệ. Từ đó, có một một bộ phận học sinh lười học, các em không những không cố gắng trong học tập ngược lại còn đùa giởn gây mất trật tự trong giờ học,làm ảnh hưởng đến kết quả tiết dạy, khi giáo viên nhắc nhở các em còn có thái độ thách thức, vô lễ, xúc phạm đến thầy cô giáo, mà không sợ bị kỉ luật vì có kỉ luật thì củng chỉ là vài biên bản, vài tờ tự kiểm, vài câu khiển trách toàn trường, vài lần gửi thơ mời đến gia đình. Và nhà trường cũng không dám mạnh tay đuổi học các em vì sợ các em bỏ học sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục của đơn vị.
Đó có phải là những hiện tượng cá biệt ? Hiện tượng đó chẳng qua là cũng là hậu quả tất yếu, mang tính quy luật khách quan mà thôi. Ta có thể lý giải hiện tượng trên bằng câu tục ngữ “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vậy thôi. Chẳng qua là học sinh chúng ta rất biết thích nghi với hoàn cảnh – tùy cơ ứng biến ấy mà.
Về phía người dạy:
Giáo viên chúng ta không những là người truyền thu tri thức mà còn là người giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên luôn bị trói buộc trong khuôn khổ của đạo đức nhà giáo, của luật giáo dục. Giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo. Vì thế làm đúng vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên rất khó.
Xét về mặt sinh học,giáo viên cũng là một con người bình thường như bao con người khác, cũng có những đòi hỏi về vật chất, về tinh thàn về... cũng có hỉ, nộ, ái, ố như mọi người. Tuy được đào tạo qua nhà trường sư phạm, tuy nắm vững về luật giáo dục, biết những gì mình nên làm, không nên làm nhưng trong thực tế người giáo viên rất khó ứng xử trong những trường hợp học sinh vi phạm nội quy và tỏ ra thách thức giáo viên. Ta có thể đưa ra một số cách xử lí tình huống trên của GV.
Thứ nhất, thông thường giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn muốn học sinh của mình có tiến bộ trong học tập, hiểu bài , biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển ... thì giáo viên đó rất khó kềm chế bản thân, giáo viên sẽ nhắc nhở, rầy dạy các em, nếu các em có thái độ vô lễ giáo viên có thể sẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm , thân thể của học sinh. Đó là một quy luật của tình cảm “ càng yêu, càng hận” và như thế giáo viên đã vi phạm đạo đức nhà giáo , vi phạm luật giáo dục . Ta có thể đạt ra câu hỏi : Giáo viên vi xử phạt , xúc phạm học sinh với mục đích gì ? Được tăng lương? Được thăng chức ? Được nổi tiếng ? Có ai muốn gây chuyện, làm mếch lòng người khác, suy cho cùng hành động trên của giáo viên xuất phát từ một mục đích đó là muốn cho học sinh của mình chú ý học tập, muốn cho học sinh của mình tiến bộ mà thôi.
Thứ hai, trước tình huống đó có một số giáo viên thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với thái độ “sống chết mặc bây” mặc học sinh đùa giởn, giáo viên dạy cứ dạy sao hết bài hết tiết thì thôi. Như thế vừa được học sinh khen thầy cô dạy dể, thân thiện, vừa không sợ bị kỉ luật, không sợ vi phạm đạo đức nhà giáo...Giáo viên dạy như vậy thì kết quả sẽ ra sao ? Chúng tư thường nghe một câu chuyện có thể gọi là ngụ ngôn . Nội dung chính của truyện như sau:
“ Có một tên phú hộ, một hôm đi ăn cổ ở làng bên.Trên đường đi, hắn bị một thằng bé nghịch ngợm trèo lên cây đái xuống làm ướt cả đầu cổ. Tên nhà giàu tức xanh cả mặt, bảo thằng bé xuống và nhỏ nhẹ cho thằng bé một quan tiền và hắn còn khen thằng bé . Hắn bảo thằng bé vào ngày rằm có một đoàn người kiệu đi qua đây, nếu thằng bé làm y như vậy sẽ được thưởng rất nhiều tiền. Thế là thằng bé làm ngay.Kết quả là bị chém đầu vì đái vào kiệu của nhà vua.”
Thứ ba, giáo viên sẽ không xử lí tình huống như hai trường hợp trên, mà nhỏ nhẹ khuyên bảo, tìm mọi cách để thuyết phục các em. Đây là phương pháp xử lí tốt, mang tính sư phạm nhưng kết quả không cao. Vì rất ít trường hợp học sinh cá biệt ( như đã trình bày ở phía người học ở trên ) lại nghe lời khuyên bảo của giáo viên.
Từ cơ sở lý luận trên, chỉ có một biện pháp duy nhất mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh là chúng ta phải thực hiện tốt điều lệ của nhà trường phổ thông và thay đổi cách giáo dục (mượn cha mẹ các em giáo dục các em )để các em tự thay đổi thái độ học tập của mình
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNGCỦA VẤN ĐỀ :
Vào đầu năm học tình hình học sinh vi phạm nề nếp ngày càng tăng. Hiện tượng học sinh gây rối trật tự trong lớp, không chú ý tiếp thu bài,vô lễ với thầy cô, yêu đương, đánh nhau, uống rượu, không học tự chọn, có đi học nhưng không vào lớp, trốn học nâng kém... đã trở thành vấn đề đáng báo động trong nhà trường.
Trong hai tháng đầu năm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã dùng mọi cách để giáo dục các em, nhưng kết quả lại ngược lại điều mà chúng ta mong muốn. Các em nhưng các em vẫn không có tiến bộ . Chúng tôi đã tiến hành giải quyết vấn đề trên bằng cách 2 cách sau :
Thứ nhất , Thực hiện kỉ cương trường học đây là điều kiện cần phải có trong giáo dục học sinh .GV chủ nhiệm phải thực hiện tốt điều lệ nhà trường phổ thông về khen thưởng và kỉ luật học sinh . Tôi xin trích dẫn lại thông tư số 08 của Bộ Giáo Dục về khen thưởng và kỉ luật học sinh trong nhà trường phổ thông như sau:
Hình thức khen thưởng:
Bộ hướng dẫn thực hiện việc khen thưởng như sau:
1. Khen trước lớp:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong từng tháng hoặc từng học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen trước lớp.
a) Có biểu hiện tốt và hành vi đạo đức như:
Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với mọi người v.v…
b) Có biểu hiện tốt về mặt học tập nhu:
Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết đều đạt từ điểm 7 trở lên)
- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Tích cực giúp đỡ bạn học tập yếu, kém vươn lên và có tiến bộ rõ rệt trong học tập v.v…
c) Có biểu hiện tốt về mặt lao động như:
Hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong buổi lao động của nhà trường tổ chức (đi đúng giờ, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tổ chức kỉ luật và có năng suất cao trong lao động, v.v…)
d) Hăng hái tham gia và đạt được kết quả tốt trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao xây dựng tập thể tổ, lớp học v.v…
Ngoài những biểu hiện tốt trên đây, nếu học sinh nào có biểu hiện tốt khác ở mức độ tương đương thì cũng được xét khen trước lớp.
Việc khen trước lớp do giáo viên chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng thực hiện và khen bằng lời.
Riêng đối với học sinh các lớp cấp 1, ngoài hình thức khen trước lớp trên đây, còn hai hình thức khen thưởng sau đây:
* Thưởng phiếu khen:
Những học sinh lớp 1 và lớp 2, nếu có 1 trong các ưu điểm sau đây thì được thưởng phiếu khen:
- Chăm chỉ và đạt kết quả cao trong học tập.
- Lễ phép với thầy, cô giáo và mọi người trong gia đình, ngoài xã hội.
- Có tiến bộ nhanh trong học tập, trong việc sửa chữa khuyết điểm, sai sót về hành vi nếp sống v.v…
Hình thức khen thưởng này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét và thực hiện từng tháng, sau đó báo cáo để hiệu trưởng biết và theo dõi.
* Ghi tên vào bảng danh dự của lớp:
Những học sinh các lớp cấp 1, nếu phấn đấu đạt 1 trong các thành tích sau đây thì được ghi tên vào bảng danh dự của lớp:
- Đạt kết quả cao nhất lớp về các mặt giáo dục.
- Có thành tích nổi bật đáng nêu gương cho cả lớp về từng mặt giáo dục, v.v…
Hình thức khen thưởng này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét và thực hiện 2 tháng 1 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 học sinh, sau đó báo cáo để Hiệu trưởng biết và theo dõi.
2. Khen trước toàn trường:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình ở mức cao hơn, đáng nêu gương trước toàn trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể đề nghị Hiệu trưởng khen trước toàn trường để phát huy tác dụng chung.
Việc khen trước toàn trường do Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức khen thưởng có thể là biểu dương hoặc bằng lời hoặc vừa biểu dương bằng lời vừa cấp giấy khen.
3. Được tặng danh hiệu “học sinh khá” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn xếp loại khá trở lên về các mặt giáo dục sau mỗi học kì hoặc mỗi năm học theo quy định hiện hành của việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh khá” của lớp mình phụ trách, báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường học lớp có thể trao tặng phần thưởng.
4. Được tặng danh hiệu “học sinh giỏi” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn loại tốt về đạo đức, lao động, thể dục vệ sinh quân sự loại giỏi về văn hóa theo quy định hiện hành về việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh giỏi” của lớp mình phụ trách báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường hoặc lớp có thể trao tặng phần thưởng.
5. Được ghi tên vào bảng danh dự của trường là những học sinh tiêu biểu trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lao động, thể dục thể thao, những học sinh đặc biệt tích cực tham gia hoạt động tập thể, công tác xã hội… ở các cập học phổ thông, kể cả cấp 1. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách,
báo cáo Hiệu trưởng quyết định khen và ghi vào bảng danh dự của trường vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.
6. Được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc là những học sinh cuối cấp học hay bậc học đã liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong một cấp học hay bậc học. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách để Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và đề nghị cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cấp
giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng. Học sinh xuất sắc ở các trường PTCS sẽ do Phòng giáo dục tổng hợp, xét chọn. Học sinh xuất sắc ở các trường PTTH sẽ do trường PTTH tổng hợp, xét chọn và đề nghị lên Sở Giáo dục quyết định tặng danh hiệu học sinh xuất sắc của cấp hoạc hay bậc học đồng thời cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng.
7. Được khen thưởng đặc biệt:
a) Những học sinh phổ thông các cấp đạt giỏi trong các kì thi chọn lọc học sinh giỏi cấp huyện quận, tỉnh thành phố và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, sẽ được khen thưởng đặc biệt theo quy định sau:
- Học sinh đạt giải ở cấp quận, huyện sẽ được phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp tỉnh, thành phố sẽ được Sở giáo dục cấp giấy khen và UBND huyện, quận, thị xã… tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp toàn quốc sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tặng phần thưởng.
- Những học sinh trong đội tuyển quốc gia đi dự học sinh giỏi và thi vô địch trong các kì thi quốc tế sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và tặng phần thưởng.
b) Học sinh đạt giải về các bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù Đổng” và các bộ môn lao động kĩ thuật trong các “Hội thi khéo tay kĩ thuật” ở cấp tỉnh huyện thì Sở giáo dục và Phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
c) Những học sinh có thành tích đặc biết, đột xuất (như dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ tài sản XHCN, đấu tranh chống tiêu cực, chống thiên tai, dịch họa, có sáng chết phát minh trong khoa học, kĩ thuật, v.v…) thì tùy theo ý nghĩa và mức độ tác dụng của hành động, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục) khen thưởng.
Hình thức thi hành kỉ luật:
Theo qui định của Bộ, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thôngphạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:
1. Khiển trách trước lớp:
Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:
- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…
- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người
xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.
- Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ hiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết va theo dõi.
2. Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường:
- Những học sinh phạm 1 trong các những khuyết điểm sau đây: trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường
- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang, … của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở: gâ gỗ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường: tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm; tham gia tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan; nghe nhạc, xem phim hoặc truyền báo sách báo có nội dung xấu; hoặc mắc các khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.
- Trong trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm những điều nhà trường nghiêm cấm, song chưa đến mức độ phải khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường như tái phạm một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định cho khiển trách trước lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cần công bố kịp thời kỉ luật đọc trước lớp và thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giáo dục
- Việc khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện
3. Cảnh cáo trước toàn trường:
- Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường
- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm
- Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra
- Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biều hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ
hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương
- Hình thức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết
4. Đuổi học một tuần lễ:
- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể
học sonh như: trôn cắp, chấn lộ, gây gỗ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi
- Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục
- Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.
- Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành lhẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm
- Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học
5. Đuổi học 1 năm:
- Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục
- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác
- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ
khí (dao găn, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương
- Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáongay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi
- Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trần, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình
- Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gỗ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau
Thứ hai:
phát huy sức mạnh của phụ huynh đề gây sức ép nhằm giáo dục các em và đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.
III : CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1) Họp giáo viên bộ môn – giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt về thông tư về khen thưởng và kỉ luật học sinh . sinh hoạt nhiệm vụ của GVBM và GVCN khi thực hiện thông tư :
GVBM khi HS vi phạm GV nên nhỏ nhẹ và ghi nhận một cách cụ thể những HS vi phạm vào sổ đầu bài để giúp cho GVCN có cơ sở khen thưởng hoặc kỉ luật; trường hợp học sinh vô lễ GVBM có thể mời các em lên gặp Hiệu trưởng theo tinh thần của thông tư.
GVCN: tiến hành kỉ luật học sinh theo tinh thần hướng dẫn của thông tư . GVCN phải ghi nhận những trường hợp học sinh vi phạm trong tuần, hình thức kỉ luật , biện pháp giúp đở , kết quả thực hiện... Phải có biên bản ghi nhận .để lầm cớ sở kỉ luật ở hình thức cao hơn nếu HS không có dấu hiệu tiến bộ.
2 . Sinh hoạt học sinh:
Nhà trường sinh hoạt cho các em nắm được tinh thần của thông tư về khen thưởng và kỉ luật học sinh trong nhà trường phổ thông. Đây là việc làm cần thiết nhằm giúp các em nắm được nội dung thông tơ từ đó có ý thức thực hiện .
3. Họp phụ huynh học sinh (PHHS)
GVCN trình bày lại thực trạng dạy và học của lớp. Nội dung bảng trình bày như sau:
1. Đánh giá thực trạng:
“ Kính thưa quý thầy cô giáo dạy bộ môn lớp....
Kính thưa quý anh chị, cô chú... đại diện cho cha mẹ học sinh lớp 9/3.
Từ trước đến nay nhà trường luôn kết hợp với gia đình trong việc giáo dục các em. Sự kết hợp giữa phụ huynh và gia đình đó thể hiện như thế nào?
Về phía nhà trường: Nhà trường tổ chức các kì đại hội phụ huynh ở đầu năm, học kì; báo kết quả học tập của các em về gia đình qua phiếu liên lạc, khi các em có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nhà trường sẽ gửi thơ mời đến phụ huynh để cùng bàn bạc cách khắc phục.
Về phía cha mẹ học sinh: Quý phụ huynh kết hợp với nhà trường chăm lo cho việc học của các em bằng cách tham dự đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh, đóng đầy đủ các khoản tiền học phí , bảo hiểm...mua đồng phục cho các em, nhắc các em đi học...
Sự kết hợp đó thật sự lỏng lẻo không thể giúp các em học tốt.
Xã hội ngày nay là xã hội hiện đại. Xã hội của nền kinh tế tri thức . Một xã hội đòi hỏi con người phải có trình độ cao. Và chỉ có trình độ con người mới có được cuộc sống hạnh phúc , giàu sang, sung sướng.
Kính thưa quý phụ huynh, Chúng ta lam lủ lao động vất vả quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời sẳn sàng chấp nhận vất vả chỉ mong sao cho con em chúng ta học giỏi, là người có đạo đức, tài năng . Trong chúng ta chắc chắn rằng ai cũng sẽ xúc động, tự hào khi con em mình học giỏi, khi quê hương mình có những học sinh tài năng . và chúng ta cũng sẽ đau xót khi con em mình hư hỏng , không chịu học.
Thực tế tình hình học tập của con em chúng ta như thế nào?
Vào đầu năm học tình hình học sinh vi phạm nề nếp ngày càng tăng. Hiện tượng học sinh gây rối trật tự trong lớp, không chú ý tiếp thu bài,vô lễ với thầy cô, yêu đương, đánh nhau, uống rượu, không học tự chọn, có đi học nhưng không vào lớp, trốn học nâng kém... đã trở thành vấn đề đáng báo động trong nhà trường.
Trong thời gian qua, GVCN và GVBM đã dùng mọi cách để giáo dục các em, nhưng kết quả lại ngược lại điều mà chúng ta mong muốn. Các em vẫn không tiến bộ.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu?
Có phải do học sinh ?
Ngày nay học sinh ngày càng ý thức được rằng danh dự, nhân phẩm, thân thể của mình được Luật giáo dục bảo vệ. Từ đó, có một một bộ phận học sinh lười học, các em không những không cố gắng trong học tập ngược lại còn đùa giởn gây mất trật tự trong giờ học,làm ảnh hưởng đến kết quả tiết dạy, khi giáo viên nhắc nhở các em còn có thái độ thách thức, vô lễ, xúc phạm đến thầy cô giáo, mà không sợ bị kỉ luật vì có kỉ luật thì cũng chỉ là vài biên bản, vài tờ tự kiểm, vài câu khiển trách toàn trường, vài lần gửi thơ mời đến gia đình. Và nhà trường cũng không dám mạnh tay đuổi học các em vì sợ các em bỏ học sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục của đơn vị.
Đó không còn là những hiện tượng cá biệt ? Hiện tượng đó chẳng qua là cũng là hậu quả tất yếu, mang tính quy luật khách quan mà thôi. Ta có thể lý giải hiện tượng trên bằng câu tục ngữ “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vậy thôi. Chẳng qua là học sinh chúng ta rất biết thích nghi với hoàn cảnh – tùy cơ ứng biến ấy mà. Các em không có lỗi.
Có phải do thầy cô:
Thầy cô không những là người truyền thu tri thức mà còn là người giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên luôn bị trói buộc trong vòng đạo đức nhà giáo, của luật giáo dục. Giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo. Vì thế làm đúng vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên rất khó.
Chúng ta nên hiểu rằng, giáo viên cũng là một con người bình thường như bao con người khác, cũng có những đòi hỏi về vật chất, về tinh thần cũng có vui, buồn,yêu, ghét, như mọi người. Tuy được đào tạo qua nhà trường sư phạm, tuy nắm vững về luật giáo dục, biết những gì mình nên làm, không nên làm nhưng trong thực tế người giáo viên rất khó xử trong những trường hợp học sinh vi phạm nội quy và tỏ ra thách thức giáo viên. Đối với hiện tượng học sinh không chịu học lại tỏ ra vô lễ với giáo viên ta thường thấy giáo viên xử lý tình huống đó bằng ba cách.( Trừ những thầy giáo mất nhân tính)
Thứ nhất, thông thường giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn muốn học sinh của mình có tiến bộ trong học tập, hiểu bài , biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển ... thì giáo viên đó rất khó kềm chế bản thân, giáo viên sẽ nhắc nhở, rầy dạy các em, nếu các em có thái độ vô lễ giáo viên có thể sẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm , thân thể của học sinh. Đó là một quy luật của tình cảm “ càng yêu, càng hận” và như thế giáo viên đã vi phạm đạo đức nhà giáo , vi phạm luật giáo dục . Ta có thể đặt ra câu hỏi : Giáo viên vì xử phạt , xúc phạm học sinh với mục đích gì ? Được tăng lương? Được thăng chức ? Được nổi tiếng ? Có ai muốn gây chuyện, làm mếch lòng người khác, suy cho cùng hành động trên của giáo viên xuất phát từ một mục đích đó là muốn cho học sinh của mình chú ý học tập, muốn cho học sinh của mình tiến bộ mà thôi. Thực tế có nhiều giáo viên vì xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm , thân thể của học sinh mà bị kỉ luật buộc thội việc như trường hợp của thầy “Võ Hải Bình “ ở trường Lê Quý Đôn TP. HCM bắt học sinh thụt dầu 100 cái kết quả học sinh phải nhập viện- Thầy bị kỉ luật buộc thôi việc.
Thứ hai, trước tình huống đó có một số giáo viên thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với thái độ “sống chết mặc bây” mặc học sinh đùa giởn, giáo viên dạy cứ dạy sao hết bài, hết tiết thì thôi. Như thế vừa được học sinh khen thầy cô dạy dể, thân thiện, vừa không sợ bị kỉ luật, không sợ vi phạm đạo đức nhà giáo...Giáo viên dạy như vậy thì kết quả sẽ ra sao ? Chúng ta thường nghe một câu chuyện có thể gọi là ngụ ngôn . Nội dung chính của truyện như sau:
“ Có một tên phú hộ, một hôm đi ăn cổ ở làng bên.Trên đường đi, hắn bị một thằng bé nghịch ngợm trèo lên cây đái xuống làm ướt cả đầu cổ. Tên nhà giàu tức xanh cả mặt, bảo thằng bé xuống và nhỏ nhẹ cho thằng bé một quan tiền và hắn còn khen thằng bé . Hắn bảo thằng bé vào ngày rằm có một đoàn người kiệu đi qua đây, nếu thằng bé làm y như vậy sẽ được thưởng rất nhiều tiền. Thế là thằng bé làm ngay.Kết quả là bị chém đầu vì đái vào kiệu của nhà vua.”
Thứ ba, giáo viên sẽ không xử lí tình huống như hai trường hợp trên, mà nhỏ nhẹ khuyên bảo, tìm mọi cách để thuyết phục các em. Đây là phương pháp xử lí tốt, mang tính sư phạm nhưng kết quả không cao. Vì rất ít trường hợp học sinh cá biệt lại nghe lời khuyên bảo của giáo viên.
Do cha mẹ học sinh?
Là cha mẹ của các em chúng ta quan tâm con em mình như thế nào? Sẳn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về học tập của các em ( mua quần áo, tập sách, đóng học phí bảo hiểm, mua điện thoại vi động, mua máy vi tính...) sẳn sàng rầy la các em khi nhà trường báo các em hư hỏng ...
Kết quả của chúng ta như thế nào ? Khi nhà trường gửi thư mời cho gia đình để hợp tác giáo dục thì đã quá muộn . Các em đã bỏ học .
Hiện nay chất lượng học tập của học sinh ngày càng đi xuống. Chúng ta đứng nhìn con em mình đang lao vào vực thẳm mà không cản chúng lại.
Nói như vậy , để giáo dục các en chúng ta cần phải có sự phối hợp chặt chẽ nếu không chúng ta sẽ là người có lỗi với các em.
2. Biện pháp phối hợp.
Vậy trước tình hình đó chúng ta làm gì để giúp các em học tốt, để ngăn chặn kịp thời khi sự việc chưa gọi là quá muộn. Ông bà ta có dạy “ phòng bệnh hơn trị bệnh” Việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình càng sớm thì càng có hiệu quả giáo dục cao.
Hôm nay, Chúng tôi mời các anh chị, cô chú đại diện cho các em học sinh lớp ..... về đây để tìm ra biện pháp phối hợp giáo dục các em .
Tôi xin đề xuất một số biện pháp phối hợp như sau:
Thứ nhất, chúng ta dùng điện thoại để phối hợp hoạt động
Thứ hai nội dung phối hợp sẽ được quy định cụ thể ở phần trách nhiệm của hai bên.
Trách nhiện của nhà trường :
- GV chủ nhiệm: có trách nhiệm quản lí lớp, lập sơ đồ chỗ ngồi, theo dõi tình hình học tập của các em, Khen thưởng và kỉ luật các em theo tinh thần thông tư của Bộ Giáo Dục .Tổ chức các hoạt động học tập vui chơi của lớp, tổ chức họp phụ huynh học sinh hai tháng một lần để đánh giá hoạt động phối hợp của hai bên( ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm)
-GV bộ môn: theo dõi việc học tập ( sách vở, ghi chép,làm mất trật tự tiết học, đánh lộn, uống rượu, không đến lớp, bỏ tiết , bỏ học tự chọn, nâng kém...) của các em trong từng tiết học ghi nhận vào sổ đầu bài. Nếu các em có tiến bộ hoặc có dấu hiệu vi phạm phải báo ngay cho phụ huynh biết để phụ huynh kịp thời khen ngợi hoặc nhắc nhở.
Trách nhiệm của phụ huynh:
- Sẳn sàn cùng nhà trường giáo dục các em ( khi nhà trường báo tình hình con em mình) , Không sử dụng biện pháp bạo lực đối với các em.
- Mỗi ngày có 1440 phút .Ta hãy dành ra 10 phút để kiểm tra tập, nhắc nhở con của mình học bài, làm bài tập , “ Hãy đầu tư 10 phút mỗi ngày để xây dựng tương lai của con chúng ta”
- Thường xuyên khen ngợi các em khi các em chăm học.
3. Thảo luận: Ý kiến đóng góp:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Qua thực hiện , tôi thấy tình hình HS vi phạm có giảm đáng kể .nhờ có sự kết hợp với phụ huynh nên hiện tượng HS trốn tiết , bỏ học, không còn , các em có ý thức trong học tập; khi xử lí kỉ luật các em, GV cũng khôngsợ vi phạm đạo đức nhà giáo
III . KẾT LUẬN
Khen thưởng và kỉ luật học sinh là việc làm không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Nếu muốn nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát huy sức mạnh của PHHS là điều không thể thiếu được. Một trường học thật sự phải là trường học có kĩ cương, tình thương và trách nhiệm . Muốn có kĩ cương phải khen thưởng kỉ luật công minh . Nếu không có kỉ luật thì tất cả các khuuan phép sẽ bị phá vỡ . Vì thế kinh nghiệm này chỉ có hiệu quả khi tập thể GV nhà trường cùng bắt tay, nhắc nhở nhau cùng thực hiện .
Chuyên đề còn nhiều thiếu sót ,mong các bạn đồng nghiệp “góp gió làm bão”Mỗi người đóng góp một kinh nghiệm giúp cho chuyên đề hoàn chỉnh hơn . Chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp !
Hiếu Thành, ngày 1 /3 /2011
GV viết chuyên đề
Huỳnh Thanh Nguyên
KHÔNG XÚC PHẠM THÂN THỂ, NHÂN PHẨM CỦA HỌC SINH
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay, có vấn đề cấp thiết được xã hội quan tâm là hiện tượng giáo viên - xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học, vi phạm điều 75 khoảng 1 của luật giáo dục. Nhiều nhà giáo đã bị kỉ luật buộc thôi việc chỉ vì lí do không kềm chế được cơn tức giận nên đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm nghiêm trọng tinh thần, thân thể người học.
Một vấn đề đặt ra trong nhà trường phổ thông mà hầu hết giáo viên đều đau đầu khi đi tìm lời giải đáp. Đó là làm thế nào để giáo dục học sinh mà không vi phạm luật giáo dục, làm thế nào để học sinh chịu học và có một tiết học đạt hiệu quả. Đó chính là lí do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm.
2/ Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm :
-Thứ nhất, sáng kiến kinh nghiệm Dạy học không xúc phạm học sinh, không vi phạm điều 75 của luật giáo dục, nhằm giúp giáo viên có phương pháp giáo dục học sinh t mà không sợ vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm luật giáo dục.
- Thứ hai, giúp nhà trường tạo mối quan hệ khăn khít giữa giáo viên và phụ huynh học sinh như răng với môi, như tay với chân.
-Thứ ba, giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cuối cùng , giúp tạo mối quan hệ tốt giữa thầy cô giáo và học sinh góp phần xây dựng thành công cuộc vận động “ Xây đựng trường học thân thiện - học sinh học tập tích cực”
PHẦN NỘI DUNG
I :CƠ SỞ LÍ LUẬN
Về phía người học:
Ngày nay học sinh ngày càng ý thức được rằng danh dự, nhân phẩm, thân thể của mình được Luật giáo dục bảo vệ. Từ đó, có một một bộ phận học sinh lười học, các em không những không cố gắng trong học tập ngược lại còn đùa giởn gây mất trật tự trong giờ học,làm ảnh hưởng đến kết quả tiết dạy, khi giáo viên nhắc nhở các em còn có thái độ thách thức, vô lễ, xúc phạm đến thầy cô giáo, mà không sợ bị kỉ luật vì có kỉ luật thì củng chỉ là vài biên bản, vài tờ tự kiểm, vài câu khiển trách toàn trường, vài lần gửi thơ mời đến gia đình. Và nhà trường cũng không dám mạnh tay đuổi học các em vì sợ các em bỏ học sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục của đơn vị.
Đó có phải là những hiện tượng cá biệt ? Hiện tượng đó chẳng qua là cũng là hậu quả tất yếu, mang tính quy luật khách quan mà thôi. Ta có thể lý giải hiện tượng trên bằng câu tục ngữ “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vậy thôi. Chẳng qua là học sinh chúng ta rất biết thích nghi với hoàn cảnh – tùy cơ ứng biến ấy mà.
Về phía người dạy:
Giáo viên chúng ta không những là người truyền thu tri thức mà còn là người giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên luôn bị trói buộc trong khuôn khổ của đạo đức nhà giáo, của luật giáo dục. Giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo. Vì thế làm đúng vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên rất khó.
Xét về mặt sinh học,giáo viên cũng là một con người bình thường như bao con người khác, cũng có những đòi hỏi về vật chất, về tinh thàn về... cũng có hỉ, nộ, ái, ố như mọi người. Tuy được đào tạo qua nhà trường sư phạm, tuy nắm vững về luật giáo dục, biết những gì mình nên làm, không nên làm nhưng trong thực tế người giáo viên rất khó ứng xử trong những trường hợp học sinh vi phạm nội quy và tỏ ra thách thức giáo viên. Ta có thể đưa ra một số cách xử lí tình huống trên của GV.
Thứ nhất, thông thường giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn muốn học sinh của mình có tiến bộ trong học tập, hiểu bài , biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển ... thì giáo viên đó rất khó kềm chế bản thân, giáo viên sẽ nhắc nhở, rầy dạy các em, nếu các em có thái độ vô lễ giáo viên có thể sẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm , thân thể của học sinh. Đó là một quy luật của tình cảm “ càng yêu, càng hận” và như thế giáo viên đã vi phạm đạo đức nhà giáo , vi phạm luật giáo dục . Ta có thể đạt ra câu hỏi : Giáo viên vi xử phạt , xúc phạm học sinh với mục đích gì ? Được tăng lương? Được thăng chức ? Được nổi tiếng ? Có ai muốn gây chuyện, làm mếch lòng người khác, suy cho cùng hành động trên của giáo viên xuất phát từ một mục đích đó là muốn cho học sinh của mình chú ý học tập, muốn cho học sinh của mình tiến bộ mà thôi.
Thứ hai, trước tình huống đó có một số giáo viên thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với thái độ “sống chết mặc bây” mặc học sinh đùa giởn, giáo viên dạy cứ dạy sao hết bài hết tiết thì thôi. Như thế vừa được học sinh khen thầy cô dạy dể, thân thiện, vừa không sợ bị kỉ luật, không sợ vi phạm đạo đức nhà giáo...Giáo viên dạy như vậy thì kết quả sẽ ra sao ? Chúng tư thường nghe một câu chuyện có thể gọi là ngụ ngôn . Nội dung chính của truyện như sau:
“ Có một tên phú hộ, một hôm đi ăn cổ ở làng bên.Trên đường đi, hắn bị một thằng bé nghịch ngợm trèo lên cây đái xuống làm ướt cả đầu cổ. Tên nhà giàu tức xanh cả mặt, bảo thằng bé xuống và nhỏ nhẹ cho thằng bé một quan tiền và hắn còn khen thằng bé . Hắn bảo thằng bé vào ngày rằm có một đoàn người kiệu đi qua đây, nếu thằng bé làm y như vậy sẽ được thưởng rất nhiều tiền. Thế là thằng bé làm ngay.Kết quả là bị chém đầu vì đái vào kiệu của nhà vua.”
Thứ ba, giáo viên sẽ không xử lí tình huống như hai trường hợp trên, mà nhỏ nhẹ khuyên bảo, tìm mọi cách để thuyết phục các em. Đây là phương pháp xử lí tốt, mang tính sư phạm nhưng kết quả không cao. Vì rất ít trường hợp học sinh cá biệt ( như đã trình bày ở phía người học ở trên ) lại nghe lời khuyên bảo của giáo viên.
Từ cơ sở lý luận trên, chỉ có một biện pháp duy nhất mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh là chúng ta phải thực hiện tốt điều lệ của nhà trường phổ thông và thay đổi cách giáo dục (mượn cha mẹ các em giáo dục các em )để các em tự thay đổi thái độ học tập của mình
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNGCỦA VẤN ĐỀ :
Vào đầu năm học tình hình học sinh vi phạm nề nếp ngày càng tăng. Hiện tượng học sinh gây rối trật tự trong lớp, không chú ý tiếp thu bài,vô lễ với thầy cô, yêu đương, đánh nhau, uống rượu, không học tự chọn, có đi học nhưng không vào lớp, trốn học nâng kém... đã trở thành vấn đề đáng báo động trong nhà trường.
Trong hai tháng đầu năm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã dùng mọi cách để giáo dục các em, nhưng kết quả lại ngược lại điều mà chúng ta mong muốn. Các em nhưng các em vẫn không có tiến bộ . Chúng tôi đã tiến hành giải quyết vấn đề trên bằng cách 2 cách sau :
Thứ nhất , Thực hiện kỉ cương trường học đây là điều kiện cần phải có trong giáo dục học sinh .GV chủ nhiệm phải thực hiện tốt điều lệ nhà trường phổ thông về khen thưởng và kỉ luật học sinh . Tôi xin trích dẫn lại thông tư số 08 của Bộ Giáo Dục về khen thưởng và kỉ luật học sinh trong nhà trường phổ thông như sau:
Hình thức khen thưởng:
Bộ hướng dẫn thực hiện việc khen thưởng như sau:
1. Khen trước lớp:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong từng tháng hoặc từng học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen trước lớp.
a) Có biểu hiện tốt và hành vi đạo đức như:
Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với mọi người v.v…
b) Có biểu hiện tốt về mặt học tập nhu:
Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết đều đạt từ điểm 7 trở lên)
- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Tích cực giúp đỡ bạn học tập yếu, kém vươn lên và có tiến bộ rõ rệt trong học tập v.v…
c) Có biểu hiện tốt về mặt lao động như:
Hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong buổi lao động của nhà trường tổ chức (đi đúng giờ, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tổ chức kỉ luật và có năng suất cao trong lao động, v.v…)
d) Hăng hái tham gia và đạt được kết quả tốt trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao xây dựng tập thể tổ, lớp học v.v…
Ngoài những biểu hiện tốt trên đây, nếu học sinh nào có biểu hiện tốt khác ở mức độ tương đương thì cũng được xét khen trước lớp.
Việc khen trước lớp do giáo viên chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng thực hiện và khen bằng lời.
Riêng đối với học sinh các lớp cấp 1, ngoài hình thức khen trước lớp trên đây, còn hai hình thức khen thưởng sau đây:
* Thưởng phiếu khen:
Những học sinh lớp 1 và lớp 2, nếu có 1 trong các ưu điểm sau đây thì được thưởng phiếu khen:
- Chăm chỉ và đạt kết quả cao trong học tập.
- Lễ phép với thầy, cô giáo và mọi người trong gia đình, ngoài xã hội.
- Có tiến bộ nhanh trong học tập, trong việc sửa chữa khuyết điểm, sai sót về hành vi nếp sống v.v…
Hình thức khen thưởng này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét và thực hiện từng tháng, sau đó báo cáo để hiệu trưởng biết và theo dõi.
* Ghi tên vào bảng danh dự của lớp:
Những học sinh các lớp cấp 1, nếu phấn đấu đạt 1 trong các thành tích sau đây thì được ghi tên vào bảng danh dự của lớp:
- Đạt kết quả cao nhất lớp về các mặt giáo dục.
- Có thành tích nổi bật đáng nêu gương cho cả lớp về từng mặt giáo dục, v.v…
Hình thức khen thưởng này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét và thực hiện 2 tháng 1 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 học sinh, sau đó báo cáo để Hiệu trưởng biết và theo dõi.
2. Khen trước toàn trường:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình ở mức cao hơn, đáng nêu gương trước toàn trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể đề nghị Hiệu trưởng khen trước toàn trường để phát huy tác dụng chung.
Việc khen trước toàn trường do Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức khen thưởng có thể là biểu dương hoặc bằng lời hoặc vừa biểu dương bằng lời vừa cấp giấy khen.
3. Được tặng danh hiệu “học sinh khá” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn xếp loại khá trở lên về các mặt giáo dục sau mỗi học kì hoặc mỗi năm học theo quy định hiện hành của việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh khá” của lớp mình phụ trách, báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường học lớp có thể trao tặng phần thưởng.
4. Được tặng danh hiệu “học sinh giỏi” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn loại tốt về đạo đức, lao động, thể dục vệ sinh quân sự loại giỏi về văn hóa theo quy định hiện hành về việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh giỏi” của lớp mình phụ trách báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường hoặc lớp có thể trao tặng phần thưởng.
5. Được ghi tên vào bảng danh dự của trường là những học sinh tiêu biểu trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lao động, thể dục thể thao, những học sinh đặc biệt tích cực tham gia hoạt động tập thể, công tác xã hội… ở các cập học phổ thông, kể cả cấp 1. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách,
báo cáo Hiệu trưởng quyết định khen và ghi vào bảng danh dự của trường vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.
6. Được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc là những học sinh cuối cấp học hay bậc học đã liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong một cấp học hay bậc học. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách để Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và đề nghị cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cấp
giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng. Học sinh xuất sắc ở các trường PTCS sẽ do Phòng giáo dục tổng hợp, xét chọn. Học sinh xuất sắc ở các trường PTTH sẽ do trường PTTH tổng hợp, xét chọn và đề nghị lên Sở Giáo dục quyết định tặng danh hiệu học sinh xuất sắc của cấp hoạc hay bậc học đồng thời cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng.
7. Được khen thưởng đặc biệt:
a) Những học sinh phổ thông các cấp đạt giỏi trong các kì thi chọn lọc học sinh giỏi cấp huyện quận, tỉnh thành phố và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, sẽ được khen thưởng đặc biệt theo quy định sau:
- Học sinh đạt giải ở cấp quận, huyện sẽ được phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp tỉnh, thành phố sẽ được Sở giáo dục cấp giấy khen và UBND huyện, quận, thị xã… tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp toàn quốc sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tặng phần thưởng.
- Những học sinh trong đội tuyển quốc gia đi dự học sinh giỏi và thi vô địch trong các kì thi quốc tế sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và tặng phần thưởng.
b) Học sinh đạt giải về các bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù Đổng” và các bộ môn lao động kĩ thuật trong các “Hội thi khéo tay kĩ thuật” ở cấp tỉnh huyện thì Sở giáo dục và Phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
c) Những học sinh có thành tích đặc biết, đột xuất (như dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ tài sản XHCN, đấu tranh chống tiêu cực, chống thiên tai, dịch họa, có sáng chết phát minh trong khoa học, kĩ thuật, v.v…) thì tùy theo ý nghĩa và mức độ tác dụng của hành động, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục) khen thưởng.
Hình thức thi hành kỉ luật:
Theo qui định của Bộ, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thôngphạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:
1. Khiển trách trước lớp:
Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:
- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…
- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người
xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.
- Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ hiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết va theo dõi.
2. Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường:
- Những học sinh phạm 1 trong các những khuyết điểm sau đây: trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường
- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang, … của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở: gâ gỗ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường: tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm; tham gia tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan; nghe nhạc, xem phim hoặc truyền báo sách báo có nội dung xấu; hoặc mắc các khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.
- Trong trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm những điều nhà trường nghiêm cấm, song chưa đến mức độ phải khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường như tái phạm một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định cho khiển trách trước lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cần công bố kịp thời kỉ luật đọc trước lớp và thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giáo dục
- Việc khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện
3. Cảnh cáo trước toàn trường:
- Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường
- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm
- Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra
- Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biều hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ
hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương
- Hình thức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết
4. Đuổi học một tuần lễ:
- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể
học sonh như: trôn cắp, chấn lộ, gây gỗ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi
- Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục
- Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.
- Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành lhẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm
- Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học
5. Đuổi học 1 năm:
- Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục
- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác
- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ
khí (dao găn, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương
- Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáongay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi
- Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trần, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình
- Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gỗ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau
Thứ hai:
phát huy sức mạnh của phụ huynh đề gây sức ép nhằm giáo dục các em và đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.
III : CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1) Họp giáo viên bộ môn – giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt về thông tư về khen thưởng và kỉ luật học sinh . sinh hoạt nhiệm vụ của GVBM và GVCN khi thực hiện thông tư :
GVBM khi HS vi phạm GV nên nhỏ nhẹ và ghi nhận một cách cụ thể những HS vi phạm vào sổ đầu bài để giúp cho GVCN có cơ sở khen thưởng hoặc kỉ luật; trường hợp học sinh vô lễ GVBM có thể mời các em lên gặp Hiệu trưởng theo tinh thần của thông tư.
GVCN: tiến hành kỉ luật học sinh theo tinh thần hướng dẫn của thông tư . GVCN phải ghi nhận những trường hợp học sinh vi phạm trong tuần, hình thức kỉ luật , biện pháp giúp đở , kết quả thực hiện... Phải có biên bản ghi nhận .để lầm cớ sở kỉ luật ở hình thức cao hơn nếu HS không có dấu hiệu tiến bộ.
2 . Sinh hoạt học sinh:
Nhà trường sinh hoạt cho các em nắm được tinh thần của thông tư về khen thưởng và kỉ luật học sinh trong nhà trường phổ thông. Đây là việc làm cần thiết nhằm giúp các em nắm được nội dung thông tơ từ đó có ý thức thực hiện .
3. Họp phụ huynh học sinh (PHHS)
GVCN trình bày lại thực trạng dạy và học của lớp. Nội dung bảng trình bày như sau:
1. Đánh giá thực trạng:
“ Kính thưa quý thầy cô giáo dạy bộ môn lớp....
Kính thưa quý anh chị, cô chú... đại diện cho cha mẹ học sinh lớp 9/3.
Từ trước đến nay nhà trường luôn kết hợp với gia đình trong việc giáo dục các em. Sự kết hợp giữa phụ huynh và gia đình đó thể hiện như thế nào?
Về phía nhà trường: Nhà trường tổ chức các kì đại hội phụ huynh ở đầu năm, học kì; báo kết quả học tập của các em về gia đình qua phiếu liên lạc, khi các em có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nhà trường sẽ gửi thơ mời đến phụ huynh để cùng bàn bạc cách khắc phục.
Về phía cha mẹ học sinh: Quý phụ huynh kết hợp với nhà trường chăm lo cho việc học của các em bằng cách tham dự đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh, đóng đầy đủ các khoản tiền học phí , bảo hiểm...mua đồng phục cho các em, nhắc các em đi học...
Sự kết hợp đó thật sự lỏng lẻo không thể giúp các em học tốt.
Xã hội ngày nay là xã hội hiện đại. Xã hội của nền kinh tế tri thức . Một xã hội đòi hỏi con người phải có trình độ cao. Và chỉ có trình độ con người mới có được cuộc sống hạnh phúc , giàu sang, sung sướng.
Kính thưa quý phụ huynh, Chúng ta lam lủ lao động vất vả quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời sẳn sàng chấp nhận vất vả chỉ mong sao cho con em chúng ta học giỏi, là người có đạo đức, tài năng . Trong chúng ta chắc chắn rằng ai cũng sẽ xúc động, tự hào khi con em mình học giỏi, khi quê hương mình có những học sinh tài năng . và chúng ta cũng sẽ đau xót khi con em mình hư hỏng , không chịu học.
Thực tế tình hình học tập của con em chúng ta như thế nào?
Vào đầu năm học tình hình học sinh vi phạm nề nếp ngày càng tăng. Hiện tượng học sinh gây rối trật tự trong lớp, không chú ý tiếp thu bài,vô lễ với thầy cô, yêu đương, đánh nhau, uống rượu, không học tự chọn, có đi học nhưng không vào lớp, trốn học nâng kém... đã trở thành vấn đề đáng báo động trong nhà trường.
Trong thời gian qua, GVCN và GVBM đã dùng mọi cách để giáo dục các em, nhưng kết quả lại ngược lại điều mà chúng ta mong muốn. Các em vẫn không tiến bộ.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu?
Có phải do học sinh ?
Ngày nay học sinh ngày càng ý thức được rằng danh dự, nhân phẩm, thân thể của mình được Luật giáo dục bảo vệ. Từ đó, có một một bộ phận học sinh lười học, các em không những không cố gắng trong học tập ngược lại còn đùa giởn gây mất trật tự trong giờ học,làm ảnh hưởng đến kết quả tiết dạy, khi giáo viên nhắc nhở các em còn có thái độ thách thức, vô lễ, xúc phạm đến thầy cô giáo, mà không sợ bị kỉ luật vì có kỉ luật thì cũng chỉ là vài biên bản, vài tờ tự kiểm, vài câu khiển trách toàn trường, vài lần gửi thơ mời đến gia đình. Và nhà trường cũng không dám mạnh tay đuổi học các em vì sợ các em bỏ học sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục của đơn vị.
Đó không còn là những hiện tượng cá biệt ? Hiện tượng đó chẳng qua là cũng là hậu quả tất yếu, mang tính quy luật khách quan mà thôi. Ta có thể lý giải hiện tượng trên bằng câu tục ngữ “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vậy thôi. Chẳng qua là học sinh chúng ta rất biết thích nghi với hoàn cảnh – tùy cơ ứng biến ấy mà. Các em không có lỗi.
Có phải do thầy cô:
Thầy cô không những là người truyền thu tri thức mà còn là người giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên luôn bị trói buộc trong vòng đạo đức nhà giáo, của luật giáo dục. Giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo. Vì thế làm đúng vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên rất khó.
Chúng ta nên hiểu rằng, giáo viên cũng là một con người bình thường như bao con người khác, cũng có những đòi hỏi về vật chất, về tinh thần cũng có vui, buồn,yêu, ghét, như mọi người. Tuy được đào tạo qua nhà trường sư phạm, tuy nắm vững về luật giáo dục, biết những gì mình nên làm, không nên làm nhưng trong thực tế người giáo viên rất khó xử trong những trường hợp học sinh vi phạm nội quy và tỏ ra thách thức giáo viên. Đối với hiện tượng học sinh không chịu học lại tỏ ra vô lễ với giáo viên ta thường thấy giáo viên xử lý tình huống đó bằng ba cách.( Trừ những thầy giáo mất nhân tính)
Thứ nhất, thông thường giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn muốn học sinh của mình có tiến bộ trong học tập, hiểu bài , biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển ... thì giáo viên đó rất khó kềm chế bản thân, giáo viên sẽ nhắc nhở, rầy dạy các em, nếu các em có thái độ vô lễ giáo viên có thể sẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm , thân thể của học sinh. Đó là một quy luật của tình cảm “ càng yêu, càng hận” và như thế giáo viên đã vi phạm đạo đức nhà giáo , vi phạm luật giáo dục . Ta có thể đặt ra câu hỏi : Giáo viên vì xử phạt , xúc phạm học sinh với mục đích gì ? Được tăng lương? Được thăng chức ? Được nổi tiếng ? Có ai muốn gây chuyện, làm mếch lòng người khác, suy cho cùng hành động trên của giáo viên xuất phát từ một mục đích đó là muốn cho học sinh của mình chú ý học tập, muốn cho học sinh của mình tiến bộ mà thôi. Thực tế có nhiều giáo viên vì xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm , thân thể của học sinh mà bị kỉ luật buộc thội việc như trường hợp của thầy “Võ Hải Bình “ ở trường Lê Quý Đôn TP. HCM bắt học sinh thụt dầu 100 cái kết quả học sinh phải nhập viện- Thầy bị kỉ luật buộc thôi việc.
Thứ hai, trước tình huống đó có một số giáo viên thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với thái độ “sống chết mặc bây” mặc học sinh đùa giởn, giáo viên dạy cứ dạy sao hết bài, hết tiết thì thôi. Như thế vừa được học sinh khen thầy cô dạy dể, thân thiện, vừa không sợ bị kỉ luật, không sợ vi phạm đạo đức nhà giáo...Giáo viên dạy như vậy thì kết quả sẽ ra sao ? Chúng ta thường nghe một câu chuyện có thể gọi là ngụ ngôn . Nội dung chính của truyện như sau:
“ Có một tên phú hộ, một hôm đi ăn cổ ở làng bên.Trên đường đi, hắn bị một thằng bé nghịch ngợm trèo lên cây đái xuống làm ướt cả đầu cổ. Tên nhà giàu tức xanh cả mặt, bảo thằng bé xuống và nhỏ nhẹ cho thằng bé một quan tiền và hắn còn khen thằng bé . Hắn bảo thằng bé vào ngày rằm có một đoàn người kiệu đi qua đây, nếu thằng bé làm y như vậy sẽ được thưởng rất nhiều tiền. Thế là thằng bé làm ngay.Kết quả là bị chém đầu vì đái vào kiệu của nhà vua.”
Thứ ba, giáo viên sẽ không xử lí tình huống như hai trường hợp trên, mà nhỏ nhẹ khuyên bảo, tìm mọi cách để thuyết phục các em. Đây là phương pháp xử lí tốt, mang tính sư phạm nhưng kết quả không cao. Vì rất ít trường hợp học sinh cá biệt lại nghe lời khuyên bảo của giáo viên.
Do cha mẹ học sinh?
Là cha mẹ của các em chúng ta quan tâm con em mình như thế nào? Sẳn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về học tập của các em ( mua quần áo, tập sách, đóng học phí bảo hiểm, mua điện thoại vi động, mua máy vi tính...) sẳn sàng rầy la các em khi nhà trường báo các em hư hỏng ...
Kết quả của chúng ta như thế nào ? Khi nhà trường gửi thư mời cho gia đình để hợp tác giáo dục thì đã quá muộn . Các em đã bỏ học .
Hiện nay chất lượng học tập của học sinh ngày càng đi xuống. Chúng ta đứng nhìn con em mình đang lao vào vực thẳm mà không cản chúng lại.
Nói như vậy , để giáo dục các en chúng ta cần phải có sự phối hợp chặt chẽ nếu không chúng ta sẽ là người có lỗi với các em.
2. Biện pháp phối hợp.
Vậy trước tình hình đó chúng ta làm gì để giúp các em học tốt, để ngăn chặn kịp thời khi sự việc chưa gọi là quá muộn. Ông bà ta có dạy “ phòng bệnh hơn trị bệnh” Việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình càng sớm thì càng có hiệu quả giáo dục cao.
Hôm nay, Chúng tôi mời các anh chị, cô chú đại diện cho các em học sinh lớp ..... về đây để tìm ra biện pháp phối hợp giáo dục các em .
Tôi xin đề xuất một số biện pháp phối hợp như sau:
Thứ nhất, chúng ta dùng điện thoại để phối hợp hoạt động
Thứ hai nội dung phối hợp sẽ được quy định cụ thể ở phần trách nhiệm của hai bên.
Trách nhiện của nhà trường :
- GV chủ nhiệm: có trách nhiệm quản lí lớp, lập sơ đồ chỗ ngồi, theo dõi tình hình học tập của các em, Khen thưởng và kỉ luật các em theo tinh thần thông tư của Bộ Giáo Dục .Tổ chức các hoạt động học tập vui chơi của lớp, tổ chức họp phụ huynh học sinh hai tháng một lần để đánh giá hoạt động phối hợp của hai bên( ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm)
-GV bộ môn: theo dõi việc học tập ( sách vở, ghi chép,làm mất trật tự tiết học, đánh lộn, uống rượu, không đến lớp, bỏ tiết , bỏ học tự chọn, nâng kém...) của các em trong từng tiết học ghi nhận vào sổ đầu bài. Nếu các em có tiến bộ hoặc có dấu hiệu vi phạm phải báo ngay cho phụ huynh biết để phụ huynh kịp thời khen ngợi hoặc nhắc nhở.
Trách nhiệm của phụ huynh:
- Sẳn sàn cùng nhà trường giáo dục các em ( khi nhà trường báo tình hình con em mình) , Không sử dụng biện pháp bạo lực đối với các em.
- Mỗi ngày có 1440 phút .Ta hãy dành ra 10 phút để kiểm tra tập, nhắc nhở con của mình học bài, làm bài tập , “ Hãy đầu tư 10 phút mỗi ngày để xây dựng tương lai của con chúng ta”
- Thường xuyên khen ngợi các em khi các em chăm học.
3. Thảo luận: Ý kiến đóng góp:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Qua thực hiện , tôi thấy tình hình HS vi phạm có giảm đáng kể .nhờ có sự kết hợp với phụ huynh nên hiện tượng HS trốn tiết , bỏ học, không còn , các em có ý thức trong học tập; khi xử lí kỉ luật các em, GV cũng khôngsợ vi phạm đạo đức nhà giáo
III . KẾT LUẬN
Khen thưởng và kỉ luật học sinh là việc làm không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Nếu muốn nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát huy sức mạnh của PHHS là điều không thể thiếu được. Một trường học thật sự phải là trường học có kĩ cương, tình thương và trách nhiệm . Muốn có kĩ cương phải khen thưởng kỉ luật công minh . Nếu không có kỉ luật thì tất cả các khuuan phép sẽ bị phá vỡ . Vì thế kinh nghiệm này chỉ có hiệu quả khi tập thể GV nhà trường cùng bắt tay, nhắc nhở nhau cùng thực hiện .
Chuyên đề còn nhiều thiếu sót ,mong các bạn đồng nghiệp “góp gió làm bão”Mỗi người đóng góp một kinh nghiệm giúp cho chuyên đề hoàn chỉnh hơn . Chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp !
Hiếu Thành, ngày 1 /3 /2011
GV viết chuyên đề
Huỳnh Thanh Nguyên