Dạy cọn biết đương đầu với cuộc sống

Hide Nguyễn

Du mục số
70% người lớn hiện nay đều có một tuổi thơ lí thú. Trong khi chỉ 29% trẻ em hiện nay có được may mắn đó.

Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm, phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp.

Con tằm nào được người ta cắt bỏ vỏ kén chui ra thì mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.


Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể liên hệ đến cách nuông chiều, bao bọc trẻ quá mức của các bậc cha mẹ, ông bà hiện nay.

Hiện tượng này, phương Tây gọi bằng cụm từ “Cotton-Wool Culture”. Tại các nước phát triển, nó đã bị coi là một lối suy nghĩ cần loại bỏ khi trẻ em đang dần bị biến thành những con búp bê trong tủ kính.



Ảnh minh hoạ


"Nhốt" con trong nhà để "quản"

Dường như các bậc cha mẹ không bao giờ yên tâm về con cái họ.

Lúc nào họ cũng lo ngại những đứa con bé bỏng sẽ bị sơ sẩy, ngã đau, sây sát, hoặc bị bắt cóc, bị lạc. Vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ con là nhốt chúng trong nhà và chăm lo từng li từng tí.

Theo một cuộc khảo sát tại Anh, phần lớn những gia đình hiện nay thường giữ con chơi trong nhà đến khi chúng 14 tuổi. Không những vậy, các phụ huynh cũng ra sức ngăn cấm bọn trẻ chơi những trò chơi mà họ cho rằng sẽ có nguy cơ gây thương tích cho con cưng của mình.

Một nghiên cứu mới đây của Anh đã cho thấy, rất ít trẻ em được vui chơi ngoài trời. Trong số 1.400 đứa trẻ thì chỉ có khoảng 44% là được “vươn ra” khỏi phạm vi nhà mình, số còn lại đều bị nhốt trong bốn bức tường.

Ngoài ra, trong hơn 1.000 trẻ từ độ tuổi 7 đến 16, có đến hơn một nửa không được chơi trò leo cây nếu không có sự giám sát của người lớn, 21% bị cấm chơi trò chọi xâu hạt và 17% trẻ bị bố mẹ dặn dò là không được chơi các trò trốn tìm, đuổi bắt, thậm chí chạy nhảy đùa nghịch vì sợ trẻ… ngã.

Phần lớn các bậc cha mẹ cũng không dám để trẻ tự đến trường vì e sợ chúng sẽ sơ sẩy trên đường đi.


Trong khi đó, một số liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chính sách của Anh cho thấy: vào những năm 70, có đến 80% số trẻ được phép tự đi bộ đến trường. Đến những năm 90, con số này giảm xuống chỉ còn 9%, và ở thời điểm hiện tại, tỉ lệ trẻ được “tự thân vận động” lại càng ít hơn.

Chính quyền thận trọng "thái quá"

Không chỉ gia đình mà nhà trường cũng lo ngại đến sự an toàn và sức khỏe của trẻ một cách thái quá.




Trò chọi xâu hạt vốn là 1 trò chơi phổ biến của trẻ em Anh trước kia.
Vào năm 2000, một số trường học của Anh đã cấm trò chơi chọi xâu hạt vì sợ phụ huynh kiện nếu con em họ gặp thương tích gì trong quá trình vui chơi tại trường.


Trò ném tuyết, một trò chơi được rất nhiều trẻ em tại các xứ lạnh yêu thích cũng dần bị biến mất vì những lo sợ của người lớn.

Một trường học khác còn cấm cả trò nhảy dây sau khi 1 nữ sinh ngã và bị thương.


Nhiều trường cũng tịch thu những loại dây này vì lo sợ nó sẽ được sử dụng như một thứ vũ khí để tấn công nhau.

Mới đây, Trường Wodensborough Community Technology College còn có chính sách cấm học sinh đem xe đến trường vì lo ngại vấn đề “sức khoẻ và an toàn” cho các em. Hội đồng nhà trường lo lắng vì các em có thể bị đâm nhau và ngã trên sân. Vì vậy trường này đã cấm tất cả 1.000 học sinh không được mang xe vào trong trường!

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng thi nhau đóng cửa các khu vui chơi cộng đồng vì sợ bị kiện.

Andrea Quaintmere, người quản lý khu vui chơi Toffee Park Adventure Playground tại Luân Đôn thừa nhận: Chúng tôi rất sợ bị các bậc phụ huynh kiện nếu con cái họ bị thương dù chỉ là những sây sát rất nhẹ trong quá trình vui chơi. Họ thường cứ nghiêm trọng hóa vấn đề và tự biến những đứa trẻ của mình thành những con búp bê trong tủ kính.

Trong khi đó, hơn 70% số người lớn hiện nay đều có một tuổi thơ lí thú, được vui chơi thoải mái ở những rừng cây, những dòng sông, những cánh đồng rộng lớn... Trong khi chỉ 29% trẻ em hiện nay có được cái may mắn đó. Phần lớn trẻ bị nhốt trong nhà hoặc chỉ được chơi loanh quanh ngoài ngõ.




Nguon : VNN.
 
Càng được bao bọc, càng lắm "bệnh"



Mọi nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thời gian bọn trẻ chơi cùng nhau là nền tảng cơ bản hình thành và phát triển kỹ năng sống. Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều trẻ không được thoải mái vui chơi, chạy nhảy, mà chỉ loanh quanh trong bốn bức tường hay ngồi lì một chỗ, "dán" mắt vào ti vi, máy tính. Hậu quả nhãn tiền của việc này chính là bệnh béo phì, cận thị đang ngày càng phổ biến đối với trẻ nhỏ.

Không những vậy, thế hệ những đứa trẻ được nâng niu, chiều chuộng thường trở nên đơn độc, lẻ loi, buồn phiền, rất dễ mắc bệnh trầm cảm, tự kỉ.

Điều đó khiến cảm xúc và tính xã hội của trẻ bị cằn cỗi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý. Dần dần trẻ sẽ mất khả năng giao tiếp xã hội, không hòa đồng với những người khác.


Những đứa trẻ bị cô lập trong 4 bức tường, ít tiếp xúc thì khi ra ngoài xã hội đó rất dễ gây gổ, không có khả năng tự chủ, kìm chế được bản thân, nguy cơ phạm tội cao…


Vào năm 2007, một cuộc điều tra đã cho kết quả rất trớ trêu rằng: số trẻ phải nhập viện vì bị ngã từ trên giường xuống đất nhiều gấp 3 lần số trẻ bị ngã do trèo cây.


Rõ ràng, trẻ càng được bao bọc lúc nhỏ, thì khi lớn lên, chúng càng gặp khó khăn và thất bại khi phải đối mặt với những rắc rối, thử thách của cuộc sống.


Hiệu trưởng trường Independent Association of Preparatory Schools cho rằng: Nếu một đứa trẻ luôn được bố mẹ lái xe chở đi khắp nơi thì khi chúng tự đi bằng chính đôi chân của mình, chúng sẽ có nguy cơ bị ô tô cán nhiều hơn”.


Cũng giống như chuyện con tằm được cắt bỏ vỏ kén suốt đời chỉ bò luẩn quẩn mà không bao giờ trở thành con bướm để bay lên, những đứa trẻ được bố mẹ trang bị quá đầy đủ cũng khó để trưởng thành.


Khuyến khích mạo hiểm


Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cha mẹ nên để cho trẻ được tham gia những trò chơi mang tính liều lĩnh, mạo hiểm một chút. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội được cọ xát, thử sức mình, nâng cao sức bền và tính kiên cường.



Hãy tập cho trẻ biết liều lĩnh, mạo hiểm. Ảnh minh họa

Những trò chơi mang tính vận động cao, có tính phiêu lưu cần được khuyến khích như: các môn thể thao dưới nước, đấm bốc, leo cây…

Trước kia, trẻ con thường hay rong chơi, khám phá những vùng rộng lớn và xa xôi quanh ngôi nhà của chúng bằng xe đạp. Ngày nay, phần lớn bọn trẻ chỉ chơi quanh quẩn ở trong nhà hoặc cùng lắm là ra ngoài sân, ngoài vườn. Do đó, rất nhiều HS hiện nay đang bị thiếu kiến thức thực tế, thiếu sự liều lĩnh, cũng như niềm đam mê khám phá cuộc sống và bản thân.

Việc cho trẻ được ra ngoài chơi cũng sẽ giúp các em nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, hình thành kỹ năng xây dựng và củng cố các mối quan hệ bạn bè, cũng như việc giải quyết tranh chấp, xung đột.

Adrian Voce, Giám đốc phụ trách các khu vui chơi trẻ em Play England cho rằng nên để trẻ học đối mặt với rủi ro: “Nếu chẳng may một đứa trẻ bị sơ sẩy, xây xát, thì đó cũng không phải ngày tận thế của thế giới”.


Voce đã tổ chức hàng trăm sự kiện vui chơi dành cho trẻ. Đây còn là cơ hội để trẻ tự kiểm tra, thử thách khả năng của bản thân bằng cách tham gia các trò chơi có mức độ mạo hiểm khác nhau.


Andrea Quaintmere, người quản lý khu vui chơi Toffee Park Adventure Playground tại London kể lại: Tôi nhớ có một bé gái 9 tuổi tên là Kiara đã nói với tôi rằng: "Cháu rất thích leo cây. Nhưng mẹ lại nói là quá nguy hiểm. Mặc dù vậy bố vẫn ủng hộ cháu. Nếu chẳng may cháu có ngã và bị đau thì cháu cũng sẽ tự đứng dậy và mỉm cười".


Còn Hiệu trưởng trường Independent Association of Preparatory Schools, ông David Hanson nói: "Nếu bạn muốn trẻ đạt những thành tựu lớn thì đôi khi bạn phải để chúng trải qua những thất bại nặng nề. Trẻ con không nên tin rằng cuộc sống của chúng luôn là màu hồng, luôn đạt được mọi thứ chúng muốn một cách dễ dãi. Khi thất bại, chúng cần phải biết đứng dậy và cố gắng lần nữa”.




Một buổi học có chủ đề “An toàn khi cần thiết, nhưng không phải càng an toàn càng tốt” đã được tổ chức tại Anh để giáo dục các bậc cha mẹ cách bảo vệ con.

Tháng 5 vừa qua, hội đồng thành phố đã quyết định phát động chiến dịch chống lại “Cotton-Wool Culture”, và quyết định đầu tư xây dựng và tu bổ lại hơn 3.500 sân chơi vào năm 2011. Tại các khu vui chơi mới này, nhiều trò chơi khám phá bị cho là mạo hiểm lại được khuyến khích như xây dựng các mạng lưới dây, nhà cây, các đường hầm, các đường đua xe đạp, lướt sóng…


Việc tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời này cũng nằm trong chiến dịch chống lại căn bệnh béo phì của trẻ nhỏ đang ngày càng phổ biến trong xã hội.


Nguon : VNN

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top