Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Cách giáo dục, những định hướng của cha mẹ sẽ giúp con nhận thức đúng đắn và biết trân trọng giá trị của đồng tiền.
Tặng con heo tiết kiệm
Hãy tặng bé 3 con heo tiết kiệm. Con thứ nhất dùng để cất giữ những khoản tiền có thể chi tiêu những thứ cần thiết cho bé. Con thứ hai dùng để đựng tiền tiết kiệm và con thứ ba dùng để đựng tiền làm từ thiện. Với ba chú heo này cha mẹ đã giúp trẻ học được ba điều quan trọng của đồng tiền.
Đưa con đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa
Giá ở siêu thị đôi khi vẫn đắt hơn giá cả ở các cửa hàng tạp hóa. Thay vì đi siêu thị, cha mẹ hãy dẫn con đi mua hàng ở cửa hàng tạp hóa, cho chúng thấy hành động so sánh giá cả và tiết kiệm của mình. Trẻ sẽ học được cách tiết kiệm từ những hành động đơn giản đó của cha mẹ.
Cha mẹ không phải là kho tiền
Cha mẹ không nên là cái máy rút tiền của con, đáp ứng mọi yêu cầu của chúng, hãy thống nhất một khoản cung cấp nhất định cho con trong một tháng. Ngừng cung cấp tiền và từ chối mọi yêu cầu của chúng nếu bạn phát hiện ra rằng số tiền bạn cho chúng được tiêu hết vào việc mua kẹo, đồ chơi trong 1-2 ngày. Điều đó dạy con bạn một bài học vô cùng có giá trị: Tiền là hữu hạn.
Tận dụng đồ chơi cũ
Khi con bạn đã quá chán chơi những đồ chơi quen thuộc, đừng đáp ứng yêu cầu mua đồ chơi mới của chúng ngay. Hãy đề xuất với bạn bè của bạn, những người cũng đang có con cùng lứa tuổi với con bạn, để trao đổi đồ chơi, hoặc xin lại đồ chơi cũ.
Cùng chia sẻ
Để dạy con cách tiết kiệm, trước tiên hãy dạy con cách chi tiêu. Với mỗi yêu cầu mua sắm những món đồ khá đắt của con, bạn chỉ chấp nhận trả một nửa và yêu cầu con bạn trả một nửa. Đồng thời hãy khuyến khích con bạn tiếp tục tiết kiệm cho những món đồ tiếp theo.
Hãy là tấm gương tốt của con
Bạn cũng nên có một chú heo tiết kiệm cho riêng mình, chi tiêu hợp lý và đặc biệt đừng bao giờ tỏ ra “vung tay” trước mặt con.
Tạo dựng mục tiêu cho con
Khi bạn muốn con tiết kiệm, cần phải cho chúng hiểu chúng đang tiết kiệm để làm gì. Chẳng hạn con bạn đang rất muốn mua một bộ búp bê đắt tiền, hãy khuyến khích cong tiết kiệm tiền bằng cách nói: “Con gắng tiết kiệm số tiền hàng tháng mẹ cho con nhé. Mẹ sẽ cho con thêm một nửa số tiền mua bộ búp bê đó. Một động lực cụ thể sẽ khiến trẻ hào hứng tiết kiệm hơn.
Theo : Dantri
Hãy tặng bé 3 con heo tiết kiệm. Con thứ nhất dùng để cất giữ những khoản tiền có thể chi tiêu những thứ cần thiết cho bé. Con thứ hai dùng để đựng tiền tiết kiệm và con thứ ba dùng để đựng tiền làm từ thiện. Với ba chú heo này cha mẹ đã giúp trẻ học được ba điều quan trọng của đồng tiền.
Đưa con đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa
Giá ở siêu thị đôi khi vẫn đắt hơn giá cả ở các cửa hàng tạp hóa. Thay vì đi siêu thị, cha mẹ hãy dẫn con đi mua hàng ở cửa hàng tạp hóa, cho chúng thấy hành động so sánh giá cả và tiết kiệm của mình. Trẻ sẽ học được cách tiết kiệm từ những hành động đơn giản đó của cha mẹ.
Cha mẹ không phải là kho tiền
Cha mẹ không nên là cái máy rút tiền của con, đáp ứng mọi yêu cầu của chúng, hãy thống nhất một khoản cung cấp nhất định cho con trong một tháng. Ngừng cung cấp tiền và từ chối mọi yêu cầu của chúng nếu bạn phát hiện ra rằng số tiền bạn cho chúng được tiêu hết vào việc mua kẹo, đồ chơi trong 1-2 ngày. Điều đó dạy con bạn một bài học vô cùng có giá trị: Tiền là hữu hạn.
Tận dụng đồ chơi cũ
Khi con bạn đã quá chán chơi những đồ chơi quen thuộc, đừng đáp ứng yêu cầu mua đồ chơi mới của chúng ngay. Hãy đề xuất với bạn bè của bạn, những người cũng đang có con cùng lứa tuổi với con bạn, để trao đổi đồ chơi, hoặc xin lại đồ chơi cũ.
Cùng chia sẻ
Để dạy con cách tiết kiệm, trước tiên hãy dạy con cách chi tiêu. Với mỗi yêu cầu mua sắm những món đồ khá đắt của con, bạn chỉ chấp nhận trả một nửa và yêu cầu con bạn trả một nửa. Đồng thời hãy khuyến khích con bạn tiếp tục tiết kiệm cho những món đồ tiếp theo.
Hãy là tấm gương tốt của con
Bạn cũng nên có một chú heo tiết kiệm cho riêng mình, chi tiêu hợp lý và đặc biệt đừng bao giờ tỏ ra “vung tay” trước mặt con.
Tạo dựng mục tiêu cho con
Khi bạn muốn con tiết kiệm, cần phải cho chúng hiểu chúng đang tiết kiệm để làm gì. Chẳng hạn con bạn đang rất muốn mua một bộ búp bê đắt tiền, hãy khuyến khích cong tiết kiệm tiền bằng cách nói: “Con gắng tiết kiệm số tiền hàng tháng mẹ cho con nhé. Mẹ sẽ cho con thêm một nửa số tiền mua bộ búp bê đó. Một động lực cụ thể sẽ khiến trẻ hào hứng tiết kiệm hơn.
Theo : Dantri