• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa bò

Hide Nguyễn

Du mục số
Những thông tin về nhiều trẻ nhỏ và cả người lớn bị dị ứng sữa tươi khiến tôi rất lo lắng vì hiện 2 cháu nhỏ nhà tôi uống rất nhiều sữa. Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu cơ bản để nhận biết dị ứng sữa bò? Hoàng Ngân (Việt Trì, Phú Thọ)

GS Nguyễn Công Khanh - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam trả lời:

Biểu hiện dị ứng sữa bò hoặc kém dung nạp đạm sữa bò không dễ nhận biết nếu triệu chứng không "phát" ngay sau khi uống sữa vài phút.

Biểu hiện hay gặp nhất ở trẻ dị ứng sữa bò là nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hoá sau khi uống sữa. Đáng nói, dấu hiệu này lại rất dễ nhầm lẫn với bệnh về da, bệnh tiêu hoá nên nhiều cha mẹ không nghĩ tới nguy cơ con bị dị ứng để đi khám. Trên thực tế, nhiều cha mẹ thấy con có biểu hiện mẩn ngứa, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa thì lại nghĩ con bị bệnh dị ứng do ăn phải đồ lạ gì đó nên chỉ bôi thuốc và vẫn tiếp tục dùng sữa nên tình trạng này không được cải thiện. Thường chỉ những trường hợp nặng, ngoài nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hoá còn xuất hiện cả khó thở, tím tái… người nhà mới đưa trẻ đi khám.

Vì thế, với những trẻ nghi ngờ dị ứng hoặc bất dung nạp sữa bò mà có biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hoá, cha mẹ nên cho con đi khám cả chuyên khoa da liễu và chuyên khoa nhi để xác định chính xác. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ dùng test ngoài da để phát hiện dị ứng sữa.
Khi được xác định đúng, việc điều trị rất đơn giản, chỉ cần dừng ngay việc uống sữa bò (cả các loại sữa chua có nguồn gốc từ sữa bò), điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là bệnh khỏi. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với những trẻ bị dị ứng sữa bò bằng cách thay thế bằng các loại sữa khác như sữa dê, sữa làm từ đậu nành…Chỉ trong trường hợp dị ứng quá nặng mới dùng thuốc giải dị ứng, giải mẫn cảm.

Ngoài nguy cơ dị ứng sữa bò, có một tỷ lệ trẻ bất dung nạp đường Lactose kể cả trong sữa mẹ lẫn sữa bò do trẻ bị thiếu hụt men tiêu hoá chất đường này. Vì thế, khi uống sữa vào, cơ thể trẻ không tiêu hoá được chất này gây ứ thừa trong cơ thể và gây các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, bụng chướng.




Nguồn : Dan tri
 
Chia sẻ những nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người mẹ cần biết:

Mề đay là một dạng bệnh da liễu rất phổ biến cả ở người lớn và trẻ nhỏ, các nốt sần mề đay được tạo ra khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiều tác nhân khác nhau, làm sản sinh một lượng lớn các chất có tên là histamine, hình thành các nốt mề đay trên da gây ngứa ngáy rất khó chịu. Trong đó, trẻ em là đối tượng rất dễ xảy ra biến chứng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời hoặc bệnh sẽ tái đi tái lại.
1. Trẻ bị dị ứng nổi mề đay do di truyền:
Nếu bố hoặc mẹ của trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng nổi mề đay thì khả năng đến 80% trẻ sinh ra sẽ có cơ địa mẫn cảm như thế. Với yếu tố này rất khó có thể phòng ngừa cho trẻ từ đầu mà chỉ có cách giúp trẻ hạn chế các tác động của bệnh bằng các phương pháp điều trị thích hợp.
2. Dị ứng nổi mề đay do thời tiết:
Thời điểm giao mùa trong năm là khoảng thời gian rất khó chịu khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi một cách đột ngột, người lớn thường sẽ dễ thích nghi hơn khi hệ miễn dịch đã hoàn thiện, còn đối với trẻ em thì thay đổi về nhiệt độ rất dễ dẫn đến các chứng bệnh về hô hấp và dị ứng da mà nổi bật là nổi mề đay ở trẻ em.
3. Nổi mề đay do dị ứng với nọc độc côn trùng cắn, chích:
Bản thân các loại côn trùng thường có sự kí sinh của một số loại vi trùng, vi khuẩn có hại. Cho nên khi trẻ bị các loại côn trùng cắn, chích thì có khả năng trẻ sẽ bị các loại vi khuẩn, vi trùng này xâm nhập, tạo ra các kích thích khiến histamine được hình thành bất thường gây ra hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em.
4. Nổi mề đay do dị ứng với thức ăn và sữa mẹ:
Ở một số trẻ em có cơ thể nhạy cảm với một số thực phẩm nhất định, thông thường có thể kể đến như sau: thực phẩm giàu đạm (thịt, trứng,…), hải sản, hoa quả,… Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm thì khả năng bị dị ứng rất cao hoặc khi trẻ còn bú mẹ, mẹ ăn các loại thực phẩm này thì khả năng trẻ bị dị ứng cũng rất cao.
nguyen-nhan-tre-bi-di-ung-noi-me-day-khap-nguoi-can-luu-y1.jpg

Dị ứng với thức ăn và sữa mẹ là loại dị ứng thường gặp nhất
5. Dị ứng nổi mề đay do tác dụng phụ của thuốc:
Tuỳ từng cơ địa và độ tuổi của trẻ, trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, vắc xin phòng bệnh,… Cần quan sát kĩ trẻ sau khi sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là sau khi tiêm phòng để có những phản ứng kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Hiện nay, không có bất kì loại thuốc hay vắc-xin nào có thể trị dứt một lần các triệu chứng trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người, cách duy nhất là xác định, hạn chế tiếp cận và sử dụng các sản phẩm làm giảm triệu chứng nổi mề đay để trẻ bớt khó chịu. Nổi bật hiện nay là dòng bột tắm thảo dược thiên nhiên dành cho trẻ em, có tác dụng làm sạch dịu làn da mỏng manh của trẻ, bổ sung dưỡng chất cần thiết để làn da của trẻ chắc khoẻ và chống lại các bệnh lý ngoài da hiệu quả.
Nguồn: bottamnhanhung.vn/nguyen-nhan-tre-bi-di-ung-noi-me-day-khap-nguoi-can-luu-y
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top