Đáp án đề thi tốt nghiệp văn năm 2012

bioideavn

New member
Xu
0
Đáp án đề thi tốt nghiệp văn năm 2012

Gợi ý Câu 1
View attachment 8923

Gợi ý Giải câu 2: Đạo đức và suy thoái đạo đức


Mặc dù nói nhiều tới việc củng cố nền tảng đạo đức từ trong chính quyền ra ngoài xã hội, các văn kiện chính thức mới nhất của Đảng và Nhà nước vẫn không đưa ra một định nghĩa nào mới về khái niệm đạo đức. Song đúng như K. Marx đã nói “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức” (K. Marx và F. Engels, Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1, tr. 276), không có một thứ đạo đức chung chung nào có thể là đạo đức đích thực cả.

Đạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội. Dĩ nhiên cũng có những giá trị đạo đức “vĩnh cửu” hay ít nhất cũng được tất cả mọi xã hội tán thành, chẳng hạn một số quy phạm đạo đức tôn giáo, bởi trong thực tế đó đều là những chuẩn mực tối cần thiết cho chính sự tồn tại của xã hội. Song trong thực tế có nhiều chuẩn mực đạo đức tốt đẹp lại trở thành tín điều, vì những cá nhân hay nhóm xã hội tuân thủ các chuẩn mực ấy chỉ thực hiện chúng như các quy phạm hành vi một cách thụ động chứ thiếu mất ý thức đạo đức. Trong những trường hợp tệ hại hơn, người ta “có đạo đức” không phải vì tự nguyện mà vì có lợi, tức đạo đức giả. Bởi nhìn từ khía cạnh chức năng thì đạo đức là một hệ thống chuẩn mực xã hội, “một trong những phương tiện định hướng hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định đồng thời là phương tiện để xã hội kiểm tra hành vi của họ”. Song đạo đức đã là phương tiện để xã hội kiểm tra hành vi của cá nhân, thì phản đề tất yếu là cá nhân cũng có thể dùng hành vi đạo đức để che giấu hành vi phi đạo đức của mình mà đối phó với sự kiểm tra của xã hội. Trong cả hai loại trường hợp nói trên, đạo đức là một bộ phận nằm ngoài nhân cách, vì nói chung nó không liên quan gì với tính định hướng giá trị “từ bên trong” của chủ thể hành vi. Không có ý thức đạo đức tức sự nhận thức tích cực mang tính tự nguyện về quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm thì đạo đức nhiều lắm cũng chỉ còn là một tập hợp các quy phạm hành vi.

Bên cạnh đó, đạo đức luôn có quan hệ với một trật tự xã hội xác định, nên trật tự này cũng nhất hóa ý thức và hành vi đạo đức, sự giải thích và thực hiện các quy phạm đạo đức của cá nhân và các nhóm xã hội, các giá trị đạo đức truyền thống và đương đại... thành một hệ thống thống nhất cho toàn cộng đồng, đạo đức học gọi hệ thống này là quan hệ đạo đức. Chỉ thông qua quan hệ đạo đức thì ý thức và hành vi đạo đức mới được gắn kết với thực tiễn xã hội tức mang tính lợi ích phổ biến hơn, mới được điều chỉnh cho phù hợp với các hệ thống chuẩn mực xã hội khác như chính trị và pháp luật, phong tục và tập quán... tức mang tính bắt buộc cao hơn và từ đó xác lập được khả năng chế định tức được thực hiện trên thực tế.

Tóm lại nếu coi ý thức là động cơ, hành vi là sự thể hiện và quan hệ là điều kiện thì có thể nhìn nhận hiện tượng suy thoái đạo đức phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện tại từ mối quan hệ giữa ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức nói trên.

Cho đến tháng 4. 1975, lợi ích chính trị của toàn dân tộc là yếu tố chủ đạo bao trùm toàn bộ các quan hệ xã hội, nên các chuẩn mực đạo đức phải tập trung vào việc định hướng cho mọi cá nhân hướng tới đáp ứng lợi ích này. Nhưng sau tháng 4. 1975, lợi ích chính đáng của từng nhóm người, từng cá nhân từng bước nổi lên như một trào lưu xã hội tuy âm ỉ nhưng mạnh mẽ. Thiếu một sự điều chỉnh toàn diện cần thiết về quyền lợi và nghĩa vụ, khung đạo đức của xã hội bao cấp kiểu thời chiến 1975 – 1985 đã bị xô lệch và mau chóng bị vô hiệu hóa trong thực tiễn xã hội. Không gian cấu trúc xã hội chính thống phục vụ chiến tranh cũ đã trở nên chật hẹp.Khung đạo đức phục vụ lợi ích chính trị của dân tộc thời chiến không phản ảnh được thực tiễn xã hội thời bình tan rã từng mảng lớn, nhưng cái vỏ bọc trật tự xã hội tức chính trị và pháp lý của nó vẫn còn nguyên vẹn. Mối đe dọa về “sinh mạng chính trị” đã đẩy nhiều người vào chỗ phải sống một cuộc đời hai mặt, đặc biệt là tầng lớp cán bộ đảng viên. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả lan tràn, tình trạng lệch chuẩn này tác động xấu tới sự hình thành nhân cách của nhiều thế hệ sinh sau 1975.

Nhưng từ 1986 trở đi, nhu cầu phát triển kinh tế trong ý nghĩa là một trào lưu xã hội lại tác động tới cuộc khủng hoảng ấy từ những khía cạnh khác, dưới những hình thức khác. Như một sự phản biện tiêu cực với thói đạo đức giả, khái niệm nhân cách bị đánh tráo. Nếu trước 1986 một đảng viên cấp Trưởng Phó phòng “lãnh thùng” của người thân từ các nước Âu Mỹ gửi về phải giấu diếm lén lút, thì từ 1986 trở đi anh (hay chị) ta đã có thể ngẩng đầu và thậm chí hiên ngang nhìn mặt mọi người. Dư chấn của cuộc khủng hoảng đạo đức thời bao cấp còn chưa chấm dứt thì xã hội Việt Nam lại gặp cuộc khủng hoảng đạo đức thứ hai với hai đứa con hư của kinh tế thị trường là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ. Sự cộng hưởng của hai cuộc khủng hoảng ấy tạo ra cuộc khủng hoảng thứ ba với sức tàn phá bình phương. Hải quan làm luật, cảnh sát giao thông thu tiền mãi lộ, thẩm phán chạy án, giáo viên thi dạy giỏi dùng phao, trí thức mua bằng, quan chức bán quota, chạy dự án, chạy chức quyền, đục khoét công quỹ, sinh hoạt sa đọa... Tham nhũng trở thành quốc nạn. Đề tài nghiên cứu Sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục của nhóm Nguyễn Trung Trực năm 2004 cho biết 54% số người được hỏi cho rằng sự suy thoái đạo đức lối sống cán bộ hiện nay là “nghiêm trọng và rất nghiêm trọng”. Nhưng Điều lệ Đảng, Luật Công chức đều quy định đảng viên và công chức nhà nước phải tu dưỡng đạo đức rèn luyện phẩm chất mà chống lại chủ nghĩa cá nhân này nọ! Chưa nói tới chuyện hiện nay có bao nhiêu cán bộ đảng viên chống nổi chủ nghĩa cá nhân trong bối cảnh kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, thì những chuẩn mực ấy cũng đã thể hiện một lối tư duy đi ngược lại quy luật phát triển của xã hội loài người và do đó không thể nào được thực hiện trong thực tế, nghĩa là có giá trị chế định. Bởi vì xã hội ngày càng phát triển thì lợi ích của từng cá nhân hay nhóm xã hội càng thống nhất hơn với lợi ích của toàn cộng đồng, nên việc đặt lợi ích riêng với lợi ích chung vào một quan hệ đối lập giả tạo và trên một đường hướng cực đoan như vậy chỉ có thể đưa người ta tới chỗ lá mặt lá trái, nghĩ một đường nói một nẻo hay nói một đường làm một nẻo. Tiếc là chưa ai thống kê xem trong vài năm qua bao nhiêu cán bộ đảng viên phạm pháp hay có hành vi vô đạo đức làm bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh bị điểm dưới mức trung bình, nhưng chắc chắn rất nhiều trong những bài thu hoạch loại ấy chỉ là những bản photocopy nội dung bài giảng không hơn không kém. Và khi quan hệ đạo đức đã bị các tín điều chính trị và pháp lý lạc hậu hay duy ý chí làm cho méo mó, thì kết quả duy nhất chỉ có thể là sự nảy sinh của một nền đạo đức chính thống dung dưỡng thói đạo đức giả trong đó nổi bật là sự dối trá và vô liêm sỉ lên ngôi.
*
* *
Trong nỗ lực để thoát ly xã hội bao cấp hai mươi năm qua, con người Việt Nam đang từng bước tiến tới một trật tự xã hội khác, có những lợi ích và nhu cầu khác với thời gian 1954 – 1975 cũng như 1975 – 1985. Nhưng những khiếm khuyết của hệ thống chuẩn mực xã hội cũ cả chính trị, pháp lý lẫn đạo đức vẫn chưa được điều chỉnh và bổ sung một cách kịp thời và phù hợp, nên không lạ gì mà dưới tác động nhiều mặt của sự thay đổi kinh tế và giao lưu với nước ngoài, nhiều chuẩn mực đạo đức cũ hoặc bị công nhiên phủ định, hoặc bị ngấm ngầm vi phạm, khiến cho hệ thống đạo đức cũ chỉ còn trên danh nghĩa nhưng hệ thống đạo đức mới vẫn chưa được xác lập. Tình trạng Nền cũ đã đổ mà nhà mới chưa thànhnày trình hiện trên cả ba phương diện ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức, nên kết quả là chúng ta đang có một nền đạo đức xã hội chủ nghĩa hữu danh vô thực với các quy phạm đạo đức không cần nhân cách hiện đã trở nên phổ biến trong cả các nhóm xã hội như trí thức và thanh niên.

Điều này không chỉ là một đề tài suy ngẫm, vì như người ta đã thấy, các quy phạm đạo đức không cần nhân cách ấy đã dẫn tới sự suy thoái của hệ thống chính quyền trên cả ba phương diện tư tưởng, chính trị và tổ chức cũng như đang đầu độc tất cả các môi trường kinh tế và xã hội, tư tưởng và văn hóa, khoa học và nghệ thuật, thông tin và giáo dục hiện tại ở Việt Nam.


Gợi ý Giải câu 3b:

I.Mở bài Trước khi Sông Đà trở thành dòng sông ánh sáng, nguồn cảm hứng cho thơ, nhạc, hoạ… thì con sông ấy đã tuôn chảy trên nhiều trang văn của Nguyễn Tuân. Tài năng, phong cách nghệ thuậtđộc đáo của Nguyễt Tuân đã biến dòng sông ấy trở nên hấp dẫn, gợi cảm cho người đọc.

II. Thân bài :

1. Lai lịch sông Đà

Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Nhà văn đòi hỏi mỗi trang viết phải thật sự nghệ thuật và độc đáo. Đến với sông Đà, dường như ngòi bút Nguyễn Tuân đã gặp được điều tâm đắc, mảnh đất tốt để ngòi bút của ông tung hoành bời con sông đó mang một cá tính độc đáo :

Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu

(Mọi con sông đều chảy theo hướng đông, Chỉ có sông Đà theo hướng Bắc) (Nguyễn Quang Bích)

Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở nên một nhân vật có diện mạo, có tâm địa vừa hung bạo, vừa hết sức trữ tình.

2. Hình tượng con sông hung bạo - Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm :

+ Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. + Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua.

- Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không thích sự bằng phẳng, nhợt nhạt. Bởi thế, khi khắc hoạ sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo hoá. Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập : Mặt trước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trước cánh tay mình. Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị. Ông tả những hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hất hảm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi, một hòn đá khác thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. - Nhưng cũng chính trên những trang văn tả sông Đà hung bạo, người đọc bắt gặp nhiều tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. Có thể nghe thấy trong đoạn văn ấy âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh tự nhiên thật hoang dại mà cũng hết sức tự do, hào phóng. 3. Hình tượng con sông trữ tình.

Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà lại rất trữ tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm : con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân. - Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và sáng); mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa - Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả không khí đầy thơ ấy. Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, gợi tâm sự của người tình nhân chưa quen biết !

- Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi thượng nguồn. - Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng.

III. Kết luận :

Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên thật sinh động với hai tính cách hung bạo và trữ tình. Ẩn đằng sau những câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây cũng là cách tôn vinh con người, vì chính ở nơi đầu sóng ngọn gió ác liệt ấy, con người đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để ngày nay sông Đà trở thành nguồn tài nguyên cho Tổ quốc.
 
Trời ạ, anh đợi đáp án chính thức của Bộ rồi hãy post lên, cái này là câu phải đáp án :-< Làm mọi người hiểu lầm đấy
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top