Đánh mất bản thân trong một mối quan hệ có thể tạo ra những phản ứng cực đoan

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Bạn kết thúc ở đâu và đối tác của bạn bắt đầu ở đâu? Lúc ban đầu của một mối quan hệ, bạn có thể không biết hoặc thậm chí không quan tâm. Lúc đầu, cả bạn và đối tác của bạn đều thể hiện những cái tôi tốt nhất của hai bạn trước người kia. Bạn muốn chia sẻ mọi thứ, làm mọi thứ cùng nhau và tạo nên những sự tương đồng, tạo ra một nền tảng cho tương lai. Dần dần, khi mối quan hệ cam kết của hai bạn tiếp tục và bạn nhận ra hai bạn sẽ sống cùng nhau trong lâu dài, bạn có thể bắt đầu nhìn đối tác của bạn một cách chỉ trích hơn và bắt đầu xem anh/cô í như một sự phản chiếu trực tiếp lên bạn khi hai bạn tiếp tục "hợp nhất" thành một đôi.

Tuy nhiên, cảm giác của sự hợp nhất đó cũng có thể góp phần vào sự đánh mất bản sắc tâm lý của bạn, đánh mất bản thân bạn trong mối quan hệ. Thật đẹp khi khi hai trở thành một. Một mối quan hệ có qua có lại khuyến khích ý thức về cái tôi độc đáo, duy nhất của bạn trong mối quan hệ. Nhưng trong hầu hết tình huống, quá trình đó không xảy đến một cách dễ dàng. Đúng hơn là bạn có thể bắt đầu sợ rằng cái tôi độc lập của bạn sẽ bị thủ tiêu. Khi mối quan hệ bộc lộ, bạn có thể bắt đầu tức giận vì từ bỏ những phần quan trọng của bản thân bạn, đặc biệt khi những sự hy sinh bản thân đó được đối tác của bạn mong đợi hoặc yêu cầu.

Tiếp tục kiềm chế những phần đó gây ra sự căng thẳng nội tâm. Bắt buộc bản thân bạn thích ứng với những kỳ vọng và đòi hỏi của đối tác sẽ làm cho những khía cạnh bị hạn chế đó của bản thân bạn được phóng đại nhiều hơn, trở nên cực đoan hơn so với chúng từng là nếu chúng có thể được bộc lộ một cách tự nhiên trong mối quan hệ.

Đánh mất bản thân bạn trong một mối quan hệ có thể gây ra sự lo lắng, thất vọng, tức giận, căng thẳng, thậm chí tuyệt vọng. Nó có thể khiến bạn nổi loạn, bộc lộ bản thân bạn theo cách bị phóng đại hoặc cực đoan, có thể đe doạ mối quan hệ.
Bạn và đối tác cãi nhau về những việc mà hai ngày sau bạn nhận ra rằng chúng không quan trọng, nhưng trong lúc đó bạn lại cảm thấy chúng giống như chuyện sinh tử? Kịch bản kiểu này có xuất hiện thường xuyên không? Khi đối tác không đồng ý với bạn, bạn cảm thấy như thể bạn đang bị làm giảm giá trị và đến lượt nó làm bạn cảm thấy mình phải giữ vững lập trường.

Đối với nhiều cặp, cãi nhau vì những chuyện vô lý có thể là do nhu cầu bộc lộ những khía cạnh bị hạn chế đó của bản thân. Bạn có một cái tôi, độc lập với mối quan hệ. Nếu bạn không cảm thấy an toàn để bộc lộ bản thân bạn một cách hợp lý, thường xuyên và thoải mái thì bạn sẽ bắt đầu bộc lộ bản thân bạn một cách ít rõ ràng hơn, và theo một cách bị bóp méo và phóng đại hơn. Nếu bạn cảm thấy cái cốt lõi của bản sắc tâm lý của bạn không được thừa nhận thì bạn có thể cãi nhau vì những việc không quan trọng, và đến lượt điều đó lại thúc đẩy bạn trở thành một phiên bản cực đoan của bản thân bạn.

Phiên bản cực đoan của bản thân không chỉ ảnh hưởng đến những hành động của bạn trong mối quan hệ mà còn ảnh hưởng đến những hành vi của bạn bên ngoài mối quan hệ.

Ví dụ, có một cuộc thảo luận trên Facebook của tôi, một người đàn ông chia sẻ rằng "Là một người kiểm soát, tôi đã không cho vợ tôi có đủ không gian riêng, và tôi đã kiểm soát và không tin tưởng. Điều này khiến cô trở nên xa cách và hay giấu giếm, và cuối cùng cô đã ngoại tình. Đây là cách kết thúc cuộc hôn nhân của cô."
Một người nào đó cảm thấy bị gây áp lực trong một mối quan hệ để thích ứng với những kì vọng và đòi hỏi của đối tác của cô cảm thấy đó là sự đe doạ đánh mất bản thân.

Những mối quan hệ tích cực khuyến khích dâng tặng bản thân bạn, trong khi đó đối tác của bạn tiếp tục tôn trọng những ranh giới về nhu cầu độc lập của bạn, và ngược lại. Nhưng nếu bạn cảm thấy không hạnh phúc, mâu thuẫn trong tư tưởng, thất vọng, tức giận, buồn thì có thể ranh giới này không được tôn trọng. Cơn giận của bạn có thể được bộc lộ ra bên ngoài mối quan hệ bằng những cách không thoải mái hoặc trả đũa. Cảm thấy bị hạn chế trong một mối quan hệ có thể gây ra những hành vi tiêu cực bên ngoài mối quan hệ.

Những hành vi và những vấn đề đó có thể chấm dứt mối quan hệ, và trong một số trường hợp, bạn cần tìm cách giải thoát bản thân. Tuy nhiên, khi bạn và đối tác muốn thay đổi, nó có thể là một cơ hội để thiết lập những ranh giới xung quanh bản thân bạn để có chỗ cho mối quan hệ phát triển và sâu sắc thêm. Bạn càng ít cảm thấy bị đe doạ, bạn càng có thể cởi mở hơn. Nếu mỗi người sẵn sàng xem sự thay đổi và khao khát về một cái tôi độc lập trong mối quan hệ như một cơ hội để phát triển thì đến lượt nó sẽ thúc đẩy mộtmôi trường cảm xúc tích cực. Tôn trọng những ranh giới của mỗi người có thể giúp xác nhận ý thức về cái tôi của mỗi người trong thế giới theo một cách không gây đe doạ mối quan hệ.

Bạn đã từng trở thành một phiên bản cực đoan của bản thân? Nhận ra phiên bản cực đoan của bản thân có thể là bước đầu tiên để khám phá hoặc tái khám phá bản sắc tâm lý độc lập của bạn trong mối quan hệ. Nhận thức này có thể làm thuận tiện cho cuộc nói chuyện thẳng thắn và lành mạnh với đối tác về những nhu cầu của bạn. Cho dù bạn chọn làm việc với mối quan hệ hiện tại hoặc giải thoát bản thân khỏi mối quan hệ đó để một ngày nào đó tìm thấy một đối tác tôn trọng những ranh giới của bạn tốt hơn, bạn sẽ bắt đầu xây dựng lại bản thân bạn thành một người cảm thấy kiểm soát nhiều hơn và do đó ít cực đoan hơn.


Nguồn
Losing Self in a Relationship Can Create Extreme Reactions
There is beauty and danger in merging into a couple.
Published on August 6, 2013 by Suzanne Lachmann, Psy.D. in Me Before We
PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top