Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Phản ứng của kim loại với dung dịch muối còn được gọi là phản ứng thuỷ luyện. Khi cho kim loại vào dung dịch muối thì xảy ra các khả năng sau: Nếu kim loại là Na, K, Ba, Ca (hoặc một số kim loại kiềm, kiềm thổ khác) thì kim loại tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và hiđro. Sau đó kiềm mới tác dụng với dung dịch muối (phản ứng chỉ xảy ra nếu sau phản ứng có kết tủa, bay hơi hoặc điện ly yếu). Còn đối với các kim loại khác thì sẽ theo quy tắc đẩy muối.
Dưới đây là một số bài luyện tập.
Câu 1 – THPTQG 2016: Cho m gam Mg
vào dung dịch X gồm 0.03 mol Zn(NO3)2 và 0.05 mol Cu(NO3)2 , sau một thời gian thu được 5.25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá tị của m là:
A. 4,05 B. 2,86 C. 2,02 D. 3,6
Câu 2 – THPTQG 2017 – 201: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.
Câu 3. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Cu, Ag. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag. D. Al, Fe, Cu.
Câu 4. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2.
C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
Câu 5. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+
/Ag)
A. 59,4 B. 64,8 C. 32,4 D. 54,0
Câu 6. Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 8,10 và 5,43 B. 1,08 và 5,16 C. 0,54 và 5,16 D. 1,08 và 5,43
Câu 7. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau.
Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.
Câu 8. Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.
Câu 9 (chuyên Trần Phú-Hải Phòng-lần 1-2019) Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào V ml dung dịch chứa AgNO3 x (mol/l) và Cu(NO3)2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 20 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4 gam. Lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ x : y là
A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 1 : 3.
Câu 10: (Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 2019) Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 1,12 gam. D. 2,24 gam.
Câu 11. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Cho 5,6 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 200ml dung dịch có nồng độ mol là
A. AgNO3 0,3M, Fe(NO3)2 0,5M. B. Fe(NO3)2 1,3M.
C. Fe(NO3)2 0,3M, Fe(NO3)3 0,2M. D. Fe(NO3)2 0,2M, Fe(NO3)3 0,3M.
Câu 12: (Nguyễn Khuyến HCM lần 2 2019) Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3) tác dụng với dung dịch chứa FeCl3 0,6M và CuCl2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai muối và m gam rắn Z. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, thu được 136,4 gam kết tủa. Cho m gam rắn Z vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 4,256. B. 7,840. C. 5,152. D. 5,376.
Câu 13. (chuyên Hạ Long – Quảng Ninh lần 2 2019) Cho 1,76 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,22M và Fe(NO3)3 0,165M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng của chất rắn Y là
A. 2,838 gam. B. 2,684 gam. C. 2,904 gam. D. 2,948 gam.
Câu 14: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 3,60. B. 4,05. C. 2,02. D. 2,86.
Câu 15. (chuyên Gia Định – HCM lần 1 2019) Cho một mẫu Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại. Khối lượng kim loại sau phản ứng giảm bao nhiêu gam so với mẫu Zn ban đầu?
A. 13,0 gam. B. 12,8 gam. C. 1,0 gam. D. 0,2 gam.
Câu 16: Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,9 gam. B. 9,0 gam. C. 13,8 gam. D. 18,0 gam.
Câu 17. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Ngâm một thanh đồng trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 5,1 gam. Khối lượng đồng tham gia phản ứng là
A. 1,92 gam. B. 3,24 gam. C. 5,1 gam. D. 0,96 gam.
Câu 18. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 17,4 gam. B. 5,8 gam. C. 11,6 gam. D. 14,5 gam.
Câu 19. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4,. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,8 gam. D. 9,6 gam.
Câu 20. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 9,72. B. 8,64. C. 6,48. D. 3,24.
Câu 21: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,28. B. 4,32. C. 4,64. D. 4,8.
Câu 22: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho 4,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 3,192 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4,2 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm số mol của Fe trong X là
A. 40%. B. 60%. C. 25%. D. 12%.
Sưu tầm
Dưới đây là một số bài luyện tập.
Câu 1 – THPTQG 2016: Cho m gam Mg
vào dung dịch X gồm 0.03 mol Zn(NO3)2 và 0.05 mol Cu(NO3)2 , sau một thời gian thu được 5.25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá tị của m là:
A. 4,05 B. 2,86 C. 2,02 D. 3,6
Câu 2 – THPTQG 2017 – 201: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.
Câu 3. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Cu, Ag. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag. D. Al, Fe, Cu.
Câu 4. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2.
C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
Câu 5. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+
/Ag)
A. 59,4 B. 64,8 C. 32,4 D. 54,0
Câu 6. Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 8,10 và 5,43 B. 1,08 và 5,16 C. 0,54 và 5,16 D. 1,08 và 5,43
Câu 7. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau.
Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.
Câu 8. Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.
Câu 9 (chuyên Trần Phú-Hải Phòng-lần 1-2019) Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào V ml dung dịch chứa AgNO3 x (mol/l) và Cu(NO3)2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 20 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4 gam. Lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ x : y là
A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 1 : 3.
Câu 10: (Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 2019) Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 1,12 gam. D. 2,24 gam.
Câu 11. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Cho 5,6 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 200ml dung dịch có nồng độ mol là
A. AgNO3 0,3M, Fe(NO3)2 0,5M. B. Fe(NO3)2 1,3M.
C. Fe(NO3)2 0,3M, Fe(NO3)3 0,2M. D. Fe(NO3)2 0,2M, Fe(NO3)3 0,3M.
Câu 12: (Nguyễn Khuyến HCM lần 2 2019) Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3) tác dụng với dung dịch chứa FeCl3 0,6M và CuCl2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai muối và m gam rắn Z. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, thu được 136,4 gam kết tủa. Cho m gam rắn Z vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 4,256. B. 7,840. C. 5,152. D. 5,376.
Câu 13. (chuyên Hạ Long – Quảng Ninh lần 2 2019) Cho 1,76 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,22M và Fe(NO3)3 0,165M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng của chất rắn Y là
A. 2,838 gam. B. 2,684 gam. C. 2,904 gam. D. 2,948 gam.
Câu 14: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 3,60. B. 4,05. C. 2,02. D. 2,86.
Câu 15. (chuyên Gia Định – HCM lần 1 2019) Cho một mẫu Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại. Khối lượng kim loại sau phản ứng giảm bao nhiêu gam so với mẫu Zn ban đầu?
A. 13,0 gam. B. 12,8 gam. C. 1,0 gam. D. 0,2 gam.
Câu 16: Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,9 gam. B. 9,0 gam. C. 13,8 gam. D. 18,0 gam.
Câu 17. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Ngâm một thanh đồng trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 5,1 gam. Khối lượng đồng tham gia phản ứng là
A. 1,92 gam. B. 3,24 gam. C. 5,1 gam. D. 0,96 gam.
Câu 18. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 17,4 gam. B. 5,8 gam. C. 11,6 gam. D. 14,5 gam.
Câu 19. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4,. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,8 gam. D. 9,6 gam.
Câu 20. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 9,72. B. 8,64. C. 6,48. D. 3,24.
Câu 21: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,28. B. 4,32. C. 4,64. D. 4,8.
Câu 22: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho 4,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 3,192 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4,2 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm số mol của Fe trong X là
A. 40%. B. 60%. C. 25%. D. 12%.
Sưu tầm