• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Dạng lý thuyết đếm amin (Có lời giải chi tiết)

Kina Ngaan

Active member
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin. Amin được phân loại theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon (amin thơm, amin béo, amin dị vòng) và theo bậc của amin (amin bậc một, bậc hai, bậc ba). Amin là một dạng lý thuyết hay xuất hiện trong đề thi, vì vậy đặc biệt lưu ý. Sau đây, là dạng lý thuyết đếm amin.

Câu hỏi:


Câu 1: (cụm 8 trường chuyên lần 2 2019) Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đun nóng NH2‒CH2‒CH2‒COOH có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp các peptit
(2) Tristearin có công thức phân tử là C17H35COOH
(3) Sobitol là hợp chất hữu cơ tạp chức
(4) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp
(5) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 2: (THPT Gia Lộc II – Hải Dương lần 2 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(b) Muối phenylamoni clorua tác dụng được với dung dịch NaOH.
(c) Chất béo được gọi chung là triglixerit. (d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
(e) Cá mè có mùi tanh là do chứa nhiều trimetylamin.
(f) Công thức phân tử của axit glutamic là
C5H9O4N.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.

Câu 3: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
(b) Metyl acrylat, Tripanmitin và Tristearin đều là este.
(c) Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được Glixerol.
(d) Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là 3.
(e) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa. (g) Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 4 : (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Dd lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
(c) Dd alanin làm đổi màu quỳ tím.
(d) Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính. (e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ. (g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 5. (chuyên Gia Định – HCM lần 1 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Anilin là amin bậc một.
(b) Cho quỳ tím vào dung dịch chứa anilin, quỳ tím hóa xanh.
(c) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(d) Cho peptit Gly-Ala-Gly tác dụng với Cu(OH)2/OH- thu được hợp chất màu tím. (e) Tripanmitin là chất béo lỏng ở điều kiện thường.
(g) Chất béo và protein đều là các polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 6: (đề thầy số 6 2019) Có các nhận xét sau :
(a) Nhiệt độ sôi của Glyxin cao hơn của tristerin
(b) Trong phân tử lysin có chứa 2 nguyên tử nitơ (N)
(c) Valin là hợp chất lưỡng tính
(d) Gly-Ala-Val có phản ứng màu biurê
(e) Quỳ tím không đổi màu khi cho vào dung dịch glyxin trong H2O
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 7: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, đều thu được glucozơ.
(5) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3trong NH3 thu được Ag.
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(7) Aminozơ có liên kết α-1,6-glicozit trong phân tử.
(8). Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT(trinitrotoluen).
(9). Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
(10). Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 8. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(b) Protein đơn giản là những protein chỉ được tạo thành từ các gốc α-aminoaxit. (c) Các anken có số nguyên tử cacbon từ C1 đến C4 đều ở thể khí.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(e) Axit oxalic và glucozơ đều có 6 nguyên tử oxi trong phân tử.
(g) Các este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 9. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 019) Có các phát biểu sau:
(a) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(b) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(c) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
(d) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(e) Có 2 chất trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic tác dụng được với dung dịch NaOH.
(g) Ở nhiệt độ thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 10: (sở Thanh Hóa lần 1 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(b) Xenlulozơ là chất rắn dạnh sợi, màu trắng, không tan trong nước.
(c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit. (d) Etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
(e) Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường.
(g) Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất có màu tím. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Lời giải:

Câu 1: (cụm 8 trường chuyên lần 2 2019) Chọn D
(1) sai vì chỉ có α- amino axit mới tạo peptit
(2) sai vì C17H35COOH: axit stearic
(3) sai vì sobitol chỉ chứa chức ancol

Câu 2: (THPT Gia Lộc II – Hải Dương lần 2 2019) Chọn C
Tất cả các phát biểu đều đúng

Câu 3: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Chọn D
(a) Sai Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
(d) Sai Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là 2: HCOOC2H5; CH3COOCH3.
(e) Sai Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Câu 4: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Chọn D
(b) Sai Trong phân tử lysin có 2 nguyên tử nitơ.
(c) Sai Dd alanin không làm đổi màu quỳ tím.
(e) Sai Tinh bột không là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Sai Anilin là chất rắn, tan rất ít trong nước.

Câu 5. (chuyên Gia Định – HCM lần 1 2019) Chọn B
(b) Sai Cho quỳ tím vào dung dịch chứa anilin, quỳ tím không hóa xanh.
(e) Sai vì Tripanmitin là chất béo rắn ở điều kiện thường.
(g) Sai vì Chất béo không là polime thiên nhiên.

Câu 6: Chọn C
(a) Sai Nhiệt độ sôi của Glyxin nhỏ hơn của tristerin

Câu 7: Chọn C
(1) Sai Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(6) Sai vì chỉ có Glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(7) Sai vì Aminozơ có liên kết α-1,4-glicozit trong phân tử.
(9). Sai vì Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
(10). Sai vì Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.

Câu 8. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Chọn C.
(c) Sai, Các anken có số nguyên tử cacbon từ C2 đến C4 đều ở thể khí.
(d) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân của nhau.
(e) Sai, Axit oxalic: (COOH)2 và glucozơ: C6H12O6.
(g) Sai, Các este khi xà phòng hóa đều tạo muối.

Câu 9. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 019) Chọn D.
(b) Sai, Protein dạng sợi không tan trong nước.
(e) Sai, Có 3 chất trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic tác dụng được với dung dịch NaOH.

Câu 10. (sở Thanh Hóa lần 1 2019) Chọn C.
(a) Sai, Tinh bột không bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(c) Sai, Saccarozơ thuộc loại đsaccarit. (d) Sai, Etyl axetat là chất lỏng, ít tan trong nước.
(e) Sai, Metylamin là chất khí ở điều kiện thường.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top