• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Loznway

New member
Xu
0
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa


Trong xu thế hội nhập của các doanh nghiệp, cạnh tranh sản phẩm luôn là một trong những nhân tố chính khẳng định vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa được coi là một dấu hiệu đặc trưng để nhận dạng sản phẩm của từng doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của cục Sỡ hữu trí tuệ, trong năm 2011, cả nước đã có gần 1600 vụ vi phạm về nhãn hiệu đã bị xử lý và còn nhiều hơn nữa các trường hợp chưa được thống kê. Đặc biệt ở Việt Nam con số trên đã phản ánh 1 điều rằng: nhãn hiệu của sản phẩm – uy tín của doanh nghiệp đang bị xâm phạm ở mức báo động, người ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng nhái, hàng giả khắp mọi nơi . Vì vậy, việc bảo vệ nhãn hiệu cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.


Vấn đề này khá mới mẻ với cộng đồng người Hoa tại Việt Nam dường như chưa được quan tâm đúng mức bởi đa phần các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất của người Hoa có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ với nhiều sản phẩm khác nhau.
Theo luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa cụ thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo đó, nhãn hiệu hàng hoá được gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt với sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau; nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác nhau. Đó chính là yêu cầu tiên quyết để nhãn hiệu của một sản phẩm được bảo hộ.


Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định nhận dạng nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để có thể thiết kế nhãn hiệu cho hợp quy cách và không vi phạm pháp luật nhằm phục vụ cho việc đăng lý nhãn hiệu hàng hóa được tiến hành một cách thuận lợi. Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Nhãn hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu (không mang tính đặc thù cho loại hàng hóa đó).


Sau khi đã chọn được nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cục sỡ hữu trí tuệ . Quyền nộp đơn đăng ký thuộc về các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải tự mình nộp đơn đăng ký mà có thể ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện quyền này kèm theo một văn bản ủy quyền chuyển giao quyền nộp đơn. Cần lưu ý, mỗi sản phẩm chỉ gắn với một nhãn hiệu, và nhãn hiệu này được ưu tiên cho cá nhân, tổ chức nào tiền hành nộp đơn đăng ký sớm hơn. Vì vậy, trước khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần liên hệ với cục sỡ hữu trí tuệ hoặc các cơ quan đại diện của cục nhằm tránh việc mất thời gian, chi phí khi tiến hành đăng ký.


Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký. Nếu không đơn hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn. Nếu đơn hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn và tiến hành công bố trên công báo của cục về việc đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, Cục sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký để xác nhận xem nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện luật định hay không. Khi nhãn hiệu đăng ký đáp ứng các quy định của pháp luật, doanh nghiệp đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp có thể tiến hành gia hạn thêm 10 năm với số lần gia hạn không hạn chế.


Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề lệ phí khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên các khoản này được đánh giá là không lớn và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được. Lệ phí đăng ký được quy định như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
- Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng


Riêng đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không tiến hành thủ tục đăng ký như đã trình bày ở trên. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi. Đối với trường hợp này, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tiến hành bằng con đường hành chính, tức là các tổ chức, cá nhân sẽ nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và có các bằng chứng chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng thì Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và ra quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiêng.


Trên thực tế hiện nay, các vi phạm về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và các vi phạm trong lĩnh vực sỡ hữu trì tuệ nói chung đề chưa được giải quyết một cách thỏa đáng và kịp thời. Tỷ lệ xử phạt chưa mang tính răn đe cùng với việc ít quan tâm của cơ quan thực thi càng làm cho việc lạm dụng sự vi phạm ngày càng tăng cao. Trong xu thế mà người tiêu dùng còn chấp nhận sử dụng hàng giả, hàng nhái với giá rẻ thì doanh nghiệp chỉ còn cách tốt nhất để tự bảo vệ mình đó là: trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp nên tiến hành đăng kí bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Bởi lẽ một khi có vi phạm xảy ra, việc doanh nghiệp bị tổn thất cả về uy tín và tài chính là điều không thể tránh khỏi. Khi đó doanh nghiệp có thể sử dụng pháp luật như một công cụ để khởi kiện yêu cầu chấp dứt hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu không đăng ký hoặc chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác nhãn hiệu như: sử dụng, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác…và thậm chí doanh nghiệp có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ mất hẳn nhãn hiệu sản phẩm của mình.



THE PRIVATE LAW FIRM
4th Floor, Huu Nguyen Office Building
1446-1448, 3 Thang 2 Street, Ward 2, District 11, Ho Chi Minh City
Tel: (+84 8) 3969 8695 Fax: (+84 8) 3969 8694



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top