• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời- sử 9

Trang Dimple

New member
Xu
38
Việc 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong 1 thời gian ngắn đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng VN. Tuy nhiên trên thực tế cách mạng VN đòi hỏi phải thống nhất 3 tổ chức này thành 1 Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng VN. Vấn đề đặt ra ai là người có đủ uy tín để thống nhất 3 tổ chức cộng sản? ND của hội nghị ra sao? Đảng ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào....

Sử 9- Bài 18 :ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI .


I. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 3-2-1930.

1. Lý do tiến hành Hội Nghị thành lập Đảng :


+Ba tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc ,dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ .



+Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ , tranh giành ảnh hưởng với nhau .



+Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải thành lập ngay một chính đảng thống nhất.



2. Diễn biến của
Hội nghị.


+ Từ ngày 3đến ngày 7-2-1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long ( Hương Cảng -Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì thay mặt Quốc Tế Cộng Sản .



+ Nội dung của Hội nghị :



-Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất -Đảng Cộng sản Việt Nam .



-Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt ;Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo .


-Người ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng .


+ 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản liên đòan gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam .



+Chính Cương Vắn tắt , Sách Lược vắn tắt là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .


ự ra đời của ba tổ chức cộng sản 1929 dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vì :



-Đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam .


-Khi chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân , phong trào yêu nước tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản .

*Ý nghĩa : xem như Hội Nghị thành Lập Đảng

II. LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ ( 10-1930).


1.Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp :



+ Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương .



+Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư .



+ Thông qua Luận Cương Chính trị do Trần Phú khởi thảo .



2. Nội dung chính của Luận Cương chính trị :



+ Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và
cách mạng xã hội chủ nghĩa .


+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là lật đổ phong kiến và đế quốc .



+ Lực lượng cách mạng là liên minh công nông .



+ Phương pháp cách mạng là tập hợp quần chúng lãnh đạo đấu tranh , khi cách mạng xuất hiện sẽ vũ trang lật đổ chính quyền thống trị, giành chính quyền cho công nông .



II. Ý NGHĨA LỊCH CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG

+ Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới .



+Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước .



+Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân VN và cách mạng Việt Nam - chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo .



+Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới .



+ Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu , quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam .



TÓM TẮT NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP ĐẢNG
1923: tại Quảng Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lâm Đức Thụ... đã thành lậpTâm Tâm Xã (còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn) tách ra từ Việt Nam Quang phục Hội,


  • 11-1924: Nguyễn Ái Quốc thuyết phục được những thành viên ưu tú của Tâm Tâm Xã tham gia thành lập và trở thành hạt nhân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội: Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có Cộng sản đoàn trong TNCMDCH: 9 người trong đó có 5 đảng viên dự bị là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh (rể PB Châu) với Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Phong, và 2 đoàn viên dự bị .
  • 6-1925: Tâm Tâm Xã tự giải tán.
14-7-1925: Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập, Tôn Quang Phiệt (Hội trưởng), Đặng Thai Mai, Phạm Thiều... lập ra Hội Phục Việt sau đổi tên thành Hội Hưng Nam.

  • Giữa 1926 ở Trung kỳ: Hội Hưng Nam đổi thành VN Cách mạng Đảng
  • 7-1927: Cách mạng Đảng đổi thành Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội.
  • 14-7-1928: Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội quyết định lấy tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng có Lê Đình Kiên (Phó đảng trưởng), Lê Huân, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Hoành, Lê Đại, Đào Duy Anh, Tôn Quang Phiệt…
Cuối 1926, Nguyễn Công Thu về nước tổ chức chi bộTNCMĐCH ở Hà Nội gồm 11 người: Nguyễn Công Thu, Vi Nam Sơn, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Phong Sắc, Mại Lập Đôn, Đỗ Mạnh Hoàn, Tạ Đình Tán, Tạ Đình Tân, Vương Văn Mùi, Mai Ngọc Thiệu

  • 3-1927: kỳ bộ Bắc Kỳ của TNCMĐCH được thành lập gồm 5 người: Nguyễn Danh Đới, Mai Lập Đôn, Nguyễn Công Thu, Dương Hạc Đính, Mai Ngọc Thiệu
  • 3-1929 Cbộ CS trong Kỳ bộ TNCMĐCH Bắc Kỳ thành lập gồm: Trần Văn Cung (BT), Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân, Nguyễn Phong Sắc.
Cuối năm 1926, Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi về Sài Gòn thành lập TNCMĐCH ở Nam Kỳ và tiếp nhận tổ chức Công hội của Tôn Đức Thắng. Phan Trọng Bình giữ chức Bí Thư,

  • 1928: TNCMĐCH Nam Kỳ đại hội. Phan Trọng Bình là Bí Thư,
  • 3-1929 TNCMĐCH Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là Phạm Văn Đồng.
6-1928 kỳ bộ Trung kỳ VNTNCMĐCH thành lập với BCHlà: Nguyễn Sĩ Sách (BT), Vương Thúc Oánh, Nguyễn Thiệu

1-5-1929 Đại hội toàn quốc lần 1 của TNCMĐCH: Lâm Đức Thụ, với tư cách uỷ viên tổng bộ VNCMTNH triệu tập. Có 5 phái đoàn tham dự:

  1. Đại diện tổng bộ là Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ, Lê Huy Điếm, Lý Phương Đức.
  2. Đại diện xứ bộ Xiêm La là Lưu Khải Hồng, Đặng Thái Thuyến.
  3. Đại diện kỳ bộ Bắc Kỳ là Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân, Ngô Gia Tự, Trần văn Cung.
  4. Đại diện kỳ bộ Trung Kỳ là Vũ Mai, Nguyễn Thiều, Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Tường Loan. Hay Nguyễn Sĩ Sách, Trần Văn Cung, Vương Thúc Oánh?
  5. Đại diện kỳ bộ Nam Kỳ là Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Đài, Quan.
Đoàn kỳ bộ Bắc Kỳ yêu cầu thành lập đảng CSkhông được, bỏ về.Tổng bộ mới là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Vǎn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Vǎn Đồng

17-6-1929, ở Bắc kỳ: thành lập Đông Dương cộng sản Đảng. BCH TW lâm thời: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Vǎn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân.

8-1929, ở Nam kỳ: thành lập An Nam cộng sản Đảng.BCH TW lâm thời: Châu Vǎn Liêm (BT), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách.

9-1929: một số đảng viên của Đảng Tân Việt ảnh hưởng tư tưởng cộng sản tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

  • 1.1.1930 ở Trung kỳ: thành lập ĐDCSLĐ. gồm Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề (Đệ?), Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn, (và Nguyễn Sĩ Sách, Trần Văn Cung, Vương Thúc Oánh?). Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Do vậy,ĐDCSLĐ ra đời nhưng chưa có BCH TW.
6-1-1930: ở Hương Cảng quyết định thống nhất ba đảng, kể cả đảng bộ cộng sản Hoa kiều ở Việt Nam, thành một là Đảng Cộng Sản Việt Nam:

  • Nguyễn Ái Quốc (đại diện ĐTQTCS),
  • Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại diệnĐDCSĐ ở Bắc Kỳ),
  • Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại diệnANCSĐ ở Nam Kỳ) và Phạm Hữu Lầu(?), Hạ Bá Cang (?)
  • ĐDCSLĐ ở Trung Kỳ không cử đại diện đến họp được.
  • BCH TW lâm thời: Trịnh Đình Cửu (TBT lâm thời), Nguyễn Văn Hới, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo (?), Hạ Bá Cang - Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ: Đỗ Ngọc Du, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ: Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ: Ngô Gia Tự.
  • Tuy nhiên theo tài liệu QTCS lưu trữ tại Liên Xô, Đảng CS Việt Nam được thành lập ngày 3.2.1930.
24-2-1930: ĐDCSLĐ (Trung kỳ) chính thức gia nhập đảng CSVN.

4-1930, một số chi bộ CS đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bò Nông (Lào) và đầu năm 1930, một số nhóm CS khác cũng được ra đời tại Phnôm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…

4-1930: Trần Phú đến Hương Cảng gặp Lý Thụy, rồi về Hải PhòngLý Thụy theo yêu cầu của ĐTQTCS tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế, tổ chức các ĐCS Xiêm La và Mã Lai.

10-10-1930: Hội nghị BCH TW (dự kiến đại hội đại biểu toàn quốc, nhưng không được vì gần hết BCH bị bắt hoặc truy lùng gắt gao): Trần Phú tổ chức Hội nghị kỳ 1 Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN đổi tên thànhĐảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD). BCH TW gồm 6 ủy viên: Trần Phú (TBT), Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Hạ Bá Cang.

3-1934: Ban chỉ huy hải ngoại thành lập gồm: Lê Hồng Phong (BT), Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dự (hay Dựt). BCH HN có chức năng như là BCH TW Lâm thời và đượcQTCS công nhận.

27-3-1935 ĐH 1 Đảng CS ĐD:

  • Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nước, trong đó 2 của Đảng bộ Bắc Kỳ, 2 của Đảng bộ Trung kỳ, 3 của Đảng bộ Nam Đông Dương, 1 của Đảng bộ Lào, 3 cho các đảng viên hoạt động ở Thái Lan, 2 của Ban lãnh đạo hải ngoại.
  • 9 UV TW chính thức là: Lê Hồng Phong (TBT), Hà Huy Tập (lãnh đạo BCH TW với cương vị TBT khi LHP ở LX), Đình Thanh (vắng mặt), Phùng Chí Kiên, Ngô Tuân, Võ Nguyên Hiến, Võ Văn Ngân, Phạm Văn Xô (đại diện Lào), Hoàng Đình Giong (?) - và 4 dự khuyết là Nguyễn Văn Dự (?), Hoàng Văn Nọn (vắng mặt – đang trên đường đi LX), Hạ Bá Cang (?), …? - Nguyễn Ái Quốc (vắng mặt) là đại diện bên cạnh QTCS.
  • Cử đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ VII tại Mạc Tư Khoa do Lê Hồng Phong dẫn đầu.
    7-1935: ĐH VII QTCS. Đoàn ĐCSDD: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn, NTM Khai, NAQ được mời tham dự với danh nghĩa là đại biểu tư vấn. Đại hội này công nhậnĐCS ĐD là 1 chi bộ chính thức của QTCS. Lê Hồng Phong là UV dự khuyết BCH QTCS.

7-1936: Hội nghị TW Đảng ở Thượng Hải do Lê Hồng Phong (từ LX) về triệu tập để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Hà Huy Tập được bầu làm TBT.

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Sử 9- Bài 18 :ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ..Bút nghiên chúc các em học tập tốt.Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929, là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam ?

Nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929, là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vì:

Ba tổ chức cộng sản ra đời vào cuối năm 1929 là một xu thế tất yếu đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng Việt Nam và khi chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp được với phong trào công nhân, phong trào yêu nước tất yếu dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản,

Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để bảo vệ cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau?

Những yêu cầu bức thiết về tổ chức để bảo vệ cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau là:

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, với phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương… tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên, lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chí rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Nếu không thống nhất ba đảng cộng sản sẽ gây tác hại đến lợi ích chung của cách mạng sau này. Vì vậy, đòi hỏi cấp bách của phong trào cách mạng Việt Nam là phải có một đảng cộng sản thống nhất mới có thể đương đầu với đế quốc, phong kiến và đưa cách mạng tiến lên.

Để giải quyết yêu cầu bức thiết đó, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) từ ngày 3 đến 7-2-1930. Ba tổ chức hợp nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Có thể nói từ 1930 về sau, nước ta đã có một chính đảng của giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Trang Dimple

New member
Xu
38
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam:
Sau khi tiếp cận Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, NAQ tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, chớnh trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Quỏ trình này được thể hiện qua các thời kì sau:

Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1923)

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Người sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.

- Năm 1922, ra tờ báo “Người cùng khổ” để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dó man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình.

- Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc cũn viết nhiều bài cho cỏc bỏo Nhõn đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo này đó được bí mật chuyển về Việt Nam, góp phần tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, làm thức tỉnh đồng bào yêu nước.
Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)

- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập.

- Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đó đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.

Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước ở đây để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

- Người đã sáng lập ra bỏo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Người đó được tập hợp và in thành sách "Đường cách mệnh" (1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, NAQ đó đào tạo được những người cách mạng trẻ tuổi, một số người được cử đi học ở Liên Xô, một số được đưa về nước để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê nin vào quần chúng.

- Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hoá', đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ... Việc làm này đã góp phần thực hiện việc kết hợp kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phông trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Câu 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3/2/1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do. Lí do nào sau đây không đúng?


a. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.

b. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.

c. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.

d. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) họp tại đâu?

a. Quảng Châu

b. Hà Nội

c. Hồng Kông

d. Yên Bái
Câu 3. Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

a. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.

b. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

c. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

d. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) được thể hiện như thế nào?

a. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua

c. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam

d. Câu a và b đúng
Câu 5. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

a. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

b. Thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để

c. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc

d. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng làm cách mạng dân tộc.
Câu 6. Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

a. Công nhân và nông dân.

b. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông

c. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sẩn và địa chủ phong kiến.

d. Công nhân, nông dân, tư sản
Câu 7. Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:

a. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.

b. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.

c. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời

d. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 8. Có tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?

a. Đông Dương Cộng sản Đảng.

b. An Nam Cộng sản đảng.

c. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

d. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Câu 9. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:

a Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.

b. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,

c. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,

d. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
Câu 10. Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

a Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam

b. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

c. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.

d. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.
Câu 11. Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 đã thông qua những vấn đề gì?

a. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

b. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

c. Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo.

d. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
Câu 12. Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

a. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN

b. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

c. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.

d. a và b đúng
Câu 13. Điều gì chứng tỏ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo, thắm đượm tính dân tộc và nhân văn?

a. Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu.

b. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

c. Thấy được khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc, khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 14. Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:

a. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

b. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

c. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

d. Luận cương Chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.
Câu 15. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì?

a. Đánh đổ phong kiến địa chủ giành đất cho dân cày.

b. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.

c. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho Việt nam độc lập, thành lập chính phủ công nông binh.

d. Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến.
Câu 16. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)?

a. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN

b. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo

c. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới

d. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp
Câu 17. Những điểm hạn chế cơ bản của Luận cương chính trị 1930?

a. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

b. Nặng về đấu tranh giai cấp.

c. Chứa thấy rõ được khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.

d. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 18. Đúng hay sai?

a. Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (Hương Cảng-Trung Quốc) tháng 10/1930.

b. Hội nghị tháng 10/1930 của Đảng quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

c. Hội nghị tháng 10/1930 chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

d. Đồng chí Trần phú được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.
Câu 19. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả tất yếu của:

a. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1926.

b. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

c. Phong trào công nhân trong những năm 1925-1927

d. Phong trào công nhân trong những năm 1919-1925.
Câu 20. Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa sự kiện lịch sử nào?

a. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng

b. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng

c. Thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

d. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 21. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

a. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Mười Nga.

b Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

c. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam (chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối giải phỏng dân tộc).

d. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

e. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.

g. Tất cả các ý trên.

ĐÁP ÁN

1.d 2.c 3.a 4.d 5.a 6.b 7.b 8.c 9.c 10.b 11.d 12.a

13.d 14.d 15.c 16.d 17.d 18. (a.(đ), b(s), c(s), d(đ)) 19.b 20.d 21. g
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top